Bộ cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: ‘Dùng lâu rồi’
Nhiều trường cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ công tác học từ lâu chứ không phải chờ có Thông tư của Bộ GD&ĐT.
Sáng ngày 20/9/2020, trao đổi với Đất Việt, ông Dương Đình Thọ – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu ( huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không cảm thấy lo lắng về Thông tư mới của Bộ GD&ĐT có nội dung cho phép học sinh THCS, THPT dùng điện thoại di động trong giờ học.
Theo ông Thọ, Thông tư mới của Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn rất rõ việc học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp học kèm theo điều kiện bắt buộc là chỉ phục vụ cho việc học và phải được giáo viên cho phép.
“Thực tế, không phải chờ đến khi có Thông tư của Bộ GD&ĐT thì nhiều trường cũng đã triển khai, cho phép học sinh và giáo viên áp dụng công nghệ thông tin, mạng Interner vào trong công tác học và dạy trong lớp.
Nhiều trường có điều kiện thì sử dụng máy tính còn nếu không thì sử dụng điện thoại di động thông minh. Nhất là khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, việc học trực tuyến là cần thiết thì giải pháp sử dụng điện thoại để dạy và học là phù hợp khi công tác này được thực hiện trực tuyến” – ông Thọ cho biết.
Nhiều giáo viên không quá lo lắng khi để học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp (Ảnh minh họa).
Tại trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học được triển khai nghiên cứu từ tháng 10/2019. “Việc áp dụng này đem đến nhiều quyền lợi cho giáo viên và các em học sinh nhưng kèm theo đó cũng là những quy định bắt buộc.
Chúng tôi chỉ cho phép các em sử dụng điện thoại trong lớp với mục đích học tập và được giáo viên cho phép. Nếu em nào sử dụng điện thoại vào việc riêng trong giờ học và chưa có sự đồng ý của giáo viên thì em đó vi phạm quy định và bị kỷ luật nghiêm. Sẽ có những mức kỷ luật khác nhau tùy vào hành vi vi phạm. Nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì cảnh cáo, trừ điểm thi đua, hạnh kiểm…” – ông Thọ cho biết.
Vị hiệu trưởng này chia sẻ, từ khi cho các em sử dụng điện thoại trong lớp để học tập thì công tác dạy và học của nhà trường cũng hiệu quả hơn, các em học sinh và giáo viên được tiếp cận với nguồn thông tin mở, phong phú. Từ đó, phạm vi kiến thức không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa và mở ra nhiều vấn đề này.
Điều ông Thọ lo ngại hơn là việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại sẽ dẫn đến hệ quả em nào cũng sẽ có điện thoại thông minh, kết nối mạng.
“Khi ở trong lớp học, có giáo viên thì sử dụng điện thoại của các em được kiểm soát. Vậy khi không ở trong lớp, học có giáo viên thì ai sẽ kiểm soát việc sử dụng điện thoại của các em? Các em dùng điện thoại để giao tiếp, trên mạng hiện nay cũng có nhiều nguồn cấp tin xấu, làm thế nào để các em không tiếp cận, sử dụng với những nguồn tin này? – ông Thọ đặt ra câu hỏi.
Video đang HOT
Trước băn khoăn này, ông Thọ đưa ra giải pháp duy nhất là tăng cường việc tuyên truyền và giáo dục các em học sinh về văn hóa sử dụng điện thoại.
“Chúng ta không chỉ giao cho các em 1 chiếc điện thoại rồi để các em tự ý sử dụng mà cần phải có những buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em sử dụng đúng cách, sao cho hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó là cần có những thông tin cánh báo thường xuyên gửi đến các em. Cùng với đó, phụ huynh cũng phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục các em sử dụng điện thoại đúng cách” – ông Thọ bày tỏ.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Giáo viên trường THCS Trần Quốc Toàn, Nam Định cũng cho rằng, trong xã hội ngày nay việc sử dụng điện thoại với nhu cầu kết nối, trao đổi thông tin là điều thiết yếu. Nhất là đối với các em ở độ tuổi từ 11 – 18 thì bản năng khám phá, tìm hiểu rất lớn nên càng cấm đoán cách em sẽ càng tò mò và tìm hiểu.
“Thay vì cấm sử dụng điện thoại thì tôi nghĩ rằng nên cho phép các em sử dụng dưới sự kiểm soát của phụ huynh và giáo viên. Không quá lo lắng khi cho phép các em sử dụng điện thoại trong lớp khi chúng ta đã có đủ các phương án để quản lý” – bà Thủy bày tỏ.
Bà Thủy cho biết, bản thân đã chuẩn bị những phương án để giám sát các em học sinh sử dụng điện thoại trong lớp nên cảm thấy không lo lắng nhiều.
“Giáo viên cần phải lên sẵn lịch giảng, xác định rõ trong năm học có bao nhiêu tiết học cho phép các em sử dụng điện thoại, tiết học đó sẽ nằm trong khoảng thời gian nào.
Khi đã lên được lịch cụ thể thì sẽ thông tin rộng rãi tới phụ huynh và các em học sinh như thế, chúng ta sẽ hạn chế được việc học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích ngoài việc học quá nhiều” – bà Thủy cho biết.
"Nghỉ Tết dài nhất" đời đi học, sinh viên nhớ trường, cuồng chân
"Em thấy chán khi nghỉ dịch quá lâu. Em nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè nên buồn lắm", bạn Xuân Ngọc chia sẻ.
Những ngày nghỉ vào dịp lễ Tết đã từng là sự mong chờ, niềm hân hoan của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nhưng "kỳ nghỉ Tết dài nhất" kéo dài hơn 2 tháng qua do Covid-19 đã khiến niềm hân hoan ấy biến mất.
Không chỉ do việc học bị trì hoãn, xáo trộn mà còn do cơn đại dịch nguy hiểm vẫn đang ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Vì vậy, đa số các bạn sinh viên khi được hỏi đều cảm thấy nhớ trường lớp, nhớ bạn bè và mong muốn được đi học lại.
Bạn Xuân Ngọc, sinh viên năm 1 Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông Nghệ thuật, trường Đại học Văn Lang chia sẻ: "Em thấy chán khi nghỉ học quá lâu. Em nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè nên buồn lắm.
Mấy tháng nay mỗi ngày trôi qua của em chỉ có: buổi sáng học online, trưa đến thì ăn cơm, tập thể dục, đến tối em lại ăn sau đó xem phim hoặc bấm điệm thoại rồi đi ngủ. Chán lắm!"
Theo Ngọc, dù có tiện lợi khi không cần tới trường mà vẫn nghe thầy cô giảng nhưng bài học sẽ không được sâu, có nhiều vấn đề và thắc mắc không thể giải quyết như khi học trực tiếp trên lớp.
Bạn Lâm Khánh Hưng, sinh viên năm 1 Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM cũng cảm thấy thời gian nghỉ dịch khiến bản thân dễ bị stress và xuất hiện khá nhiều bất tiện trong việc học tập.
Tuy nhiên, Khánh Hưng thích nghi khá tốt với việc học online và tìm thấy những lợi ích mà học online mang lại cho bản thân.
Bạn Lâm Khánh Hưng, sinh viên năm 1 Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM
Chia sẻ với PV Dân trí, Hưng nói: "Theo bản thân em, học online cũng có nhiều tiện lợi. Các tài liệu hay tiết học có thể lưu lại và xem nhiều lần, đặc biệt là giúp một bộ phận những người ngại tiếp xúc như em có điều kiện tương tác với giảng viên tốt hơn".
Dù vậy, sự thiếu thốn về mặt trang thiết bị và đường truyền mạng không ổn định là những điều khiến việc học của Khánh Hưng khó khăn hơn.
Bên cạnh những bạn sinh viên buồn chán khi nghỉ dịch quá lâu, cũng có nhiều sinh viên khá "tận hưởng" khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, vui chơi và làm những điều mình thích.
Bạn Quách Ngọc Quỳnh, năm 1 khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Bạn Quách Ngọc Quỳnh, năm 1 khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghiệp TPHCM chia sẻ: "Nghỉ dịch lâu như vậy em thấy vui và khá là "sung sướng"! Vì năm 1 của trường em không học online trong giai đoạn này nên hơn 2 tháng nghỉ dịch em chỉ ăn, ngủ và chơi thôi!".
Bạn Hoàng Dũng, sinh viên năm 2 khoa Quan hệ Công chúng, trường Đại học Văn Lang cũng thấy vui khi thời gian nghỉ dịch được làm nhiều điều bản thân muốn nhưng trước đây vẫn chưa làm được.
Bạn Hoàng Dũng hiện đang là reviewer cho 1 kênh Youtube dành cho giới trẻ
Hoàng Dũng chia sẻ: "Mặc dù cũng khá nhớ trường nhưng em có thể làm nhiều điều mình thích như: quay tiktok, làm video youtube, có nhiều thời gian để chơi game và xem phim".
Bạn Hoàng Dũng, sinh viên năm 2 khoa Quan hệ Công chúng, trường Đại học Văn Lang
Theo Dũng, học online mang lại tiện lợi là dù ở đâu cũng có thể học được, nhưng lại rất khó để tập trung bài học thông qua máy tính hoặc điện thoại.
Thiên Phúc học nấu ăn và quay vlog trong thời gian nghỉ dịch
Nói về cuộc sống của mình trong thời gian nghỉ dịch, bạn Thiên Phúc, sinh viên năm 2 khoa Văn học Ứng dụng, trường Đại học Văn Lang chia sẻ: "Thời gian này em đi làm kiếm tiền học lại, dành thời gian trau dồi bản thân như học nấu ăn, quay vlog và tập thể dục thể thao để mình đẹp hơn".
Thư Quỳnh
Thanh Hóa: 100% giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang khi quay lại trường Sau tỉnh Thái Bình, ngày mai (21/4), trường học cấp THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp... ở tỉnh Thanh Hóa chính thức mở cửa trở lại đón học sinh. Theo ghi nhận, công tác chuẩn bị để đón học sinh đi học sau thời gian dài nghỉ tránh dịch Covid-19 đều đã sẵn sàng. Trao đổi sáng 20/4, ông Chu Anh Tuấn -...