Bỏ chấm điểm: Vừa làm vừa chờ

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.

Lý giải cho chủ trương này, Bộ GD-ĐT cho rằng thể dục, mỹ thuật và âm nhạc là các môn học nhằm rèn luyện thể chất, năng lực thẩm mỹ cho học sinh nên thích hợp với việc đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, giáo viên căn cứ vào kết quả học tập đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, thái độ tích cực, sự tiến bộ của học sinh để có các mức nhận xét đạt hay chưa đạt yêu cầu.

Gần hết học kỳ vẫn chờ quy chế

Ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, khẳng định việc chuyển từ hình thức cho điểm sang nhận xét hoặc kết hợp cho điểm và nhận xét đã được Bộ GD-ĐT khuyến khích thực hiện từ năm học trước. Việc này cũng nằm trong nhiệm vụ năm học 2011-2012 mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT thực hiện. Thế nhưng, hướng dẫn cụ thể đánh giá như thế nào, thực hiện ra sao thì đến thời điểm này khi học kỳ I đã trôi qua 2/3 thời gian bộ mới đưa ra… dự thảo.

“Đây là sự điều chỉnh vừa nhằm thay đổi quan điểm cực đoan chạy theo điểm số, vừa kết hợp giữa dạy kiến thức và giáo dục đạo đức, lối sống học sinh” Ông VŨ ĐÌNH CHUẨN
(vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT)

Chính vì vậy, “từ đầu năm học, sở tạm thời hướng dẫn các trường đánh giá học sinh bằng nhận xét theo các loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Hiện chúng tôi vẫn đang chờ quy định chính thức của Bộ GD-ĐT” – ông Nguyễn Văn Hiếu, trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin. Trong khi đó, “Nhà trường phải thông báo điểm số của học sinh cho phụ huynh biết vào đầu mỗi tháng nên giáo viên trường tôi cho điểm và ghi bằng bút chì. Sau này khi có quy chế chính thức thì quy ra nhận xét tương đương” – ông Trần Mậu Minh, hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM, nói.

Tương tự, ông Phạm Hữu Hoan, phó trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã triển khai việc này đến các cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn của các trường. Tuy nhiên, do quy chế chưa được ban hành chính thức nên vẫn phải chờ”. Trong thời gian chờ quy chế, nhiều trường ở Hà Nội đã phổ biến cho giáo viên, học sinh về việc đổi mới đánh giá các môn học trên. Có trường đã bắt đầu áp dụng, có trường vẫn theo quy định cũ.

Thầy T.D., giáo viên dạy môn thể dục THPT tại Hà Nội, cho biết: “Tôi đã phổ biến cho học sinh về quy định đánh giá mới đối với môn thể dục. Tôi chưa biết quy định này có chính thức được áp dụng vào năm học này không, nhưng từ đầu năm tới giờ tôi không thực hiện các bài kiểm tra cho điểm. Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc học kỳ I, nếu quy chế không ban hành, tôi sẽ phải quay lại việc cho học sinh kiểm tra lấy điểm”.

Ngược lại, tại một số trường THCS các quận Đống Đa, Thanh Xuân, các giáo viên mỹ thuật, âm nhạc cho biết: “Chúng tôi vẫn kiểm tra cho điểm bình thường, nhưng chưa lấy điểm vào sổ. Vì chủ trương như thế nhưng nếu cuối học kỳ chưa áp dụng thì giáo viên vắt chân lên cổ cũng không “chữa cháy” kịp”.

Bỏ chấm điểm: Vừa làm vừa chờ - Hình 1

Video đang HOT

Giờ học thể dục của học sinh lớp 11B1 Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) chiều 17-11. Theo kế hoạch, từ năm học này giáo viên sẽ không chấm điểm môn thể dục.

Mù mờ sinh tiêu cực?

Thực tế, “ngay từ năm học trước, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích những đơn vị nào làm được thì tiến hành đánh giá học sinh bằng nhận xét ở các môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật. Tôi đã đưa vấn đề này ra lấy ý kiến nhưng 100% giáo viên bộ môn đều không đồng ý. Năm nay bắt buộc thì chúng tôi phải làm thôi” – hiệu trưởng một trường THCS tại Q.3, TP.HCM nói. Theo vị hiệu trưởng này, lý do mà các giáo viên đưa ra là đánh giá bằng nhận xét không thực chất, không khách quan.

Vừa cho điểm vừa nhận xét Theo Bộ GD-ĐT, môn giáo dục công dân cũng nằm trong số các môn học phải áp dụng hình thức cho điểm để kiểm tra việc hoàn thành các yêu cầu của học sinh. Tuy nhiên, đây là môn học đặc thù, gắn liền với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức công dân của học sinh nên sẽ áp dụng hình thức cho điểm kết hợp nhận xét. Như vậy, ngoài điểm số trong các bài kiểm tra theo quy định chung, nhận thức thái độ của học sinh với từng chủ đề của môn giáo dục công dân, hành vi, lối sống của học sinh trong thực tế sẽ là những yếu tố để giáo viên theo dõi, đánh giá và ghi vào học bạ.

Thầy Ngô Nhân Nghĩa, tổ trưởng tổ thể dục Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM, cho rằng: “Việc đánh giá bằng nhận xét ba môn trên mới nhìn có thể nói là giảm bớt áp lực cho giáo viên và học sinh, nhưng trên thực tế nó đã đi ngược với chủ trương giáo dục toàn diện. Bởi nếu chỉ đánh giá đạt hoặc chưa đạt thì học sinh sẽ lơ là môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật. Trong khi ở lứa tuổi học sinh, việc rèn luyện thể chất, định hướng cho học sinh yêu thích và chơi thường xuyên một môn thể thao nào đó là rất cần thiết”.

Cùng quan điểm, cô Kim Hồng – giáo viên môn âm nhạc ở Q.1, TP.HCM – phản ảnh: “Đánh giá bằng nhận xét nên học sinh không cần cố gắng, phấn đấu mà cứ học làng nhàng. Nếu như những năm trước, học lực môn âm nhạc góp phần quyết định học lực trung bình môn của học sinh thì bây giờ chỉ cần giáo viên phê “đạt” là các em vẫn được học sinh giỏi”.

Chưa kể, một số giáo viên chủ nhiệm còn lo ngại: “Không như những môn học khác, học sinh làm bài kiểm tra có giấy trắng mực đen. Còn môn thể dục, âm nhạc thì thực hành và giáo viên chấm bằng cảm nhận của mình. Nếu giáo viên không “ưa” một học sinh nào đó, ghi “chưa đạt” thì cũng không ai có bằng chứng gì để kiện cáo”.

Cô giáo Nguyên Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tại Hà Nội, băn khoăn: “Khi chuyển sang nhận xét thái độ rèn luyện trong suốt quá trình học tập, việc đánh giá học sinh lệ thuộc khá nhiều vào chủ quan của giáo viên. Nếu không có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và giáo viên không công tâm sẽ thiệt thòi cho các em”.

Cô Kiều Thị Thư, giáo viên môn thể dục Trường THCS Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, lo lắng: “Nếu chỉ xếp loại đạt hay không đạt sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc thúc đẩy học sinh học tập”.

Ông Trần Mậu Minh cho rằng: “Cho điểm hay đánh giá bằng nhận xét thì ba môn trên vẫn tham gia xếp loại học lực học sinh. Và như thế vẫn chưa thể gọi là giảm áp lực được”. Vì vậy, ông Minh đề xuất: “Nếu thật sự cải tiến thì ba môn năng khiếu này chỉ nên đánh giá nhiệm ý. Tức là nếu học sinh thật sự có năng khiếu thì được cộng thêm điểm khi đánh giá học lực, còn không thì thôi”.

Theo GDVN

Dấu ấn từ một khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Khoa Địa lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) sau 45 năm xây dựng và phát triển đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học địa lý hàng đầu quốc gia. Khoa cũng là một trong những đơn vị đứng đầu trong trường về số lượng sinh viên tham gia NCKH.

Thế mạnh về nghiên cứu khoa học

Trong những năm qua, khoa Địa lý là một trong những đơn vị có nhiều công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín. Chỉ tính riêng trong năm học 2010-2011, cán bộ trong khoa đã đăng tải được hơn 60 công trình khoa học tại Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN hội nghị Địa lý Đông Nam Á, hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ V,...

Những công trình nghiên cứu địa lý có ý nghĩa thực tiễn cao: phân vùng địa lý Tây Nguyên (1979-1982), xói mòn đất Tây Nguyên (1979-1982) và Trung du (1985-1990), hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc (1982-1984) và gần đây nhất là công trình nghiên cứu hang động Phong Nha - Kẻ Bàng góp phần cơ bản cho việc xin ủy ban UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới.

Không dừng lại ở việc nghiên cứu khoa học (NCKH), khoa Địa lý đã và đang duy trì tốt các hợp tác truyền thống với một số trường đại học danh tiếng trên thế giới như ĐH Sherbrooke, Canada ĐH Kansai, Osaka, Kyoto, Nhật Bản.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, khoa Địa lý là thành viên chính thức của Mạng lưới công cụ đất đai toàn cầu (Global Land Tool Network) do UN-Habitat, Liên hợp quốc điều phối. Với sự hỗ trợ của mạng lưới và sự tham gia của các đối tác như ĐH Twente, Hà Lan, ĐH Gadja Madah, Indonesia, ĐH Kathmandu, Nepal, các khóa đào tạo sau đại học và hội thảo quốc tế thường xuyên được tổ chức tại khoa Địa lý góp phần nâng cao vị thế của khoa Địa lý nói riêng và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói riêng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và NCKH.

Dấu ấn từ một khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Hình 1

Cán bộ khoa Địa lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) và các nhà khoa học Nhật Bản trong chuyến nghiên cứu xói lở và bồi tụ ở sông Thu Bồn.

Việc NCKH không chỉ dừng lại ở đội ngũ giảng viên của khoa mà còn mở rộng đến cả sinh viên. Với số lượng sinh viên được đào tạo hàng năm ở 2 ngành Địa lý và Địa chính của khoa đối với hệ chính quy chỉ dừng ở con số khá khiêm tốn là 100 nhưng trung bình mỗi năm có đến 40-45 báo cáo đề tài NCKH với trên 60 sinh viên tham gia. Đã có 9 đề tài được khen thưởng cấp Bộ và cấp ĐH Quốc gia Hà Nội, đặc biệt có 2 đề tài đạt giải Vifotec và 4 đề tài đạt giải Ba của Bộ GD-ĐT.

PGS.TS Phạm Quang Tuấn, chủ nhiệm khoa Địa lý cho biết, hiện tại khoa đã và đang chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước, nhiều thành viên của khoa đã và đang tham gia có hiệu quả trên 30 đề tài nhánh cấp Nhà nước và hoàn thành, triển khai 18 đề tài cấp bộ, 4 đề tài đặc biệt, 1 đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia, 1 đề tài hợp tác với Canada, 2 đề tài Nghị định thư với Bỉ và Ấn Độ, 21 đề tài cấp trường và hàng chục đề tài cấp tỉnh...

Sinh viên không lo thất nghiệp

Sau chặng đường 45 năm khoa Địa lý có hàng ngàn cử nhân khoa học Địa lý, Địa chính ra trường và phần nào đáp ứng được công tác nghiên cứu cơ bàn và nhu cầu của xã hội. Khoa đã và đang tham gia đào tạo hệ cử nhân khoa học tài năng ngành Địa lý, và chuẩn bị xin đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Địa chính. Đặc biệt hơn cả là gần như 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường đều được nhận làm việc ngay.

Trước câu hỏi về việc tại sao sinh viên ra trường lại "đắt giá" như vậy, PGS.TS Phạm Quang Tuấn tiết lộ: "Sở dĩ như vậy là vì, một mặt, khoa đào tạo sinh viên theo nhiều hướng nghiên cứu gắn liền với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mặt khác "thị trường" tiếp nhận các tân cử nhân của khoa chúng tôi khá rộng và đa dạng".

Dấu ấn từ một khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Hình 2

Sinh viên khoa Địa lý không phải lo "thất nghiệp".

PGS Tuấn cũng cho biết thêm, rất nhiều nhiệm vụ của xã hội đòi hỏi những kiến thức địa lý, như các lĩnh vực xây dựng - kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, nông nghiệp - phát triển nông thôn, phát triển công nghiệp, các khoa học môi trường, khoa học lịch sử - khảo cổ, khoa học phát triển và phát triển bền vững, lĩnh vực phòng tránh thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu... Thực tiễn cũng đã cho thấy những lĩnh vực về đầu tư tài chính, bảo hiểm, thương mại giờ đây cũng đang tỏ ra cần đến những kiến thức địa lý.

Mặc dù "đắt hàng" là thế nhưng một "nghịch lý" dễ nhận ra đó là vài năm trở lại đây số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khoa Địa lý của trường ĐH KHTN ở con số rất khiêm tốn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhu cầu đào tạo hàng năm của ngành Địa lý trường ĐH KHTN trung bình mỗi năm là 50-60 sinh viên. Song hầu như chưa có năm nào khoa tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đăng kí vào học ngành Địa lý (bao gồm cả nguyện vọng 1,5 và nguyện vọng 2) càng bị suy giảm nghiêm trọng do những tác động khách quan của thực tế phát triển xã hội.

"Nhận thức của xã hội về khoa học địa lý hiện nay còn rất hạn chế. Chưa có các chương trình riêng hay các tọa đàm khoa học và đời sống có sự tham gia quảng bá của các nhà khoa học đầu ngành địa lý học, cũng chưa có những vấn đề được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan trực tiếp đến ngành địa lý học cũng như những ứng dụng của khoa học địa lý. Bởi vậy, công chúng nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng không biết đến mức độ hữu dụng cao của khoa học địa lý. Chính bởi vậy, địa lý hiếm khi trở thành lựa chọn chính thức của các thí sinh thi đại học, ngoại trừ các em có niềm đam mê khoa học địa lý hoặc có sự định hướng của các bậc cha mẹ trong ngành" - PGS.TS Phạm Quang Tuấn đánh giá.

Ngày 15/8/1966, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT ngày nay) đã ra quyết định thành lập Khoa Địa lý - Địa chất tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN). Ban giám hiệu nhà trường đã khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một khoa mới - với hai ngành đào tạo Địa lý và Địa chất. Sứ mệnh kiến trúc sư trưởng của khoa mới được giao cho PTS. Nguyễn Văn Chiển - nhà địa chất đầu tiên của Việt Nam, người đã xây dựng thành công ngành đào tạo kỹ sư Mỏ - Địa chất ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Tháng 9/1966, Khoa Địa lý - Địa chất, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội chính thức được ra đời và khai giảng khóa học đầu tiên với gần 100 sinh viên tại nơi sơ tán ở xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Ngày 21/1/1995, giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội đã ban hành Quyết định số 435/TCCB về việc thành lập 4 khoa mới, trong đó có Khoa Địa lý, trên cơ sở chia tách và sắp xếp lại khoa Địa lý - Địa chất.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Hành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nàoHành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nào
08:52:53 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Kaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thaiKaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thai
10:00:57 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Sao thể thao

14:04:02 26/01/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tiền đạo Xuân Son sẽ phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục quá trình điều trị chấn thương.
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

Thế giới

13:41:06 26/01/2025
Xuất khẩu dầu Nga bị tổn thất, trong khi các quốc gia nhập khẩu buộc phải điều chỉnh chiến lược để giảm phụ thuộc và tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Netizen

13:06:23 26/01/2025
Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Sao châu á

12:27:02 26/01/2025
Tờ Allkpop cho hay, trong màn trình diễn trên sân khấu Pháp mới đây, Rosé bị run giọng, hát lệch tông khi hát live ca khúc mang tên Stay A Little Longer.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.
Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Làm đẹp

12:20:12 26/01/2025
Phương Mỹ Chi được biết đến là một trong những sao nhí sở hữu chất giọng dân ca ấn tượng và thành công nhất khi đạt danh hiệu Á quân Giọng hát Việt nhí lúc mới 10 tuổi.
Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Trắc nghiệm

12:07:59 26/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Lạ vui

11:50:19 26/01/2025
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Ẩm thực

11:27:07 26/01/2025
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa để thịt chín đều, ngon và đẹp mắt hơn là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc chuẩn bị gà cúng.