Bỏ bớt một kỳ thi: Không nên cải cách nửa vời
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tung ra dự thảo đề án về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất hướng đổi mới tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) theo hướng: Không thi Đại học mà dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để kiểm tra xét tuyển hoặc thi thêm một vài môn cho phù hợp mỗi ngành, mỗi trường.
Sự đột phá cần có điều kiện
Nhận định về chủ trương mới này, ông Đặng Kim Vui, GĐ ĐH Thái Nguyên gọi đây là một sáng kiến mang tính đột phá, vì có thể giảm bớt được một trong 2 kỳ thi quá gần nhau, trong đó, kỳ thi tuyển sinh “ba chung” đang tạo áp lực lớn.
Ông Kim Vui cho rằng, mấu chốt của vấn đề là làm thế nào để có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chất lượng hơn, không phải một kỳ thi đỗ 100% mà phải chấp nhận đỗ 70-80%. Số học sinh thi trượt có thể thi lại hoặc phân luồng đi học các ngành khác. Đã đến lúc không nên quá coi nặng bằng tốt nghiệp THPT mà chỉ nên coi đó chỉ là điều kiện đi vào các trường học, ông Kim Vui nói.
Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa thì cho rằng, dù là kiểm tra hay thi tuyển ở mỗi trường ĐH, thì cuối cùng, thí sinh vẫn phải… thi. Tuy nhiên, ông Sơn cũng đặt ra điều kiện: Nếu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật nghiêm túc, đề thi ra hợp lý, thật sự tin cậy đánh giá đúng năng lực của học sinh thì đây là một chủ trương tốt.
Về thông tin một số trường cho rằng, không tự tổ chức thi tuyển sinh được, ông Sơn nói: Trường nào không tổ chức thi được thì không nên đào tạo làm gì! Nếu không tổ chức được thì có thể… thuê ra đề, thuê chấm thi…
Một kỳ thi ba chung làm cả xã hội căng thẳng
Video đang HOT
Manh nha mô hình thi cho năm 2015
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông đã gọi đề xuất bỏ thi là một sự dấn thân trên đường cải cách của Bộ GD&ĐT tuy ông vẫn cho rằng, bản dự thảo tiến bộ lần này vẫn thiếu triết lý giáo dục vốn được các nhà giáo dục như ông kêu gọi tìm tòi từ lâu.
Ông Dụ cho biết, một trường ngoài công lập như ĐH dân lập Phương Đông sẽ tiến hành xét tuyển theo hướng: Một số ngành chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT; Một số ngành năng khiếu như kiến trúc thì sẽ thi môn năng khiếu; một số ngành như quản trị văn phòng hay ngôn ngữ sẽ thi phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ và phỏng vấn thí sinh chừng 10 phút, chẳng hạn! Ông Dụ nói: Dễ hay khó đã đi vào giá trị thật và tùy chất lượng từng trường!
Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM cho biết, hiện ĐHQG TP HCM đang viết đề án và sẽ tổ chức thi giống kỳ thi SAT, kiểm tra năng lực. Có thể hình dung kỳ thi này sẽ thi tối đa 5 môn gồm: Toán và logic; Tiếng Việt (gồm kiến thức ngôn ngữ, thêm một chút kiến thức môn Văn); tiếng Anh (không bắt buộc, là môn thi khuyến khích để cộng điểm, trừ các ngành ngôn ngữ); Khoa học tự nhiên (gồm kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học); Khoa học xã hội (gồm kiến thức Lịch sử, Địa lý, Đạo đức). Ông Nghĩa cho hay, cuối năm nay ĐHQG TPHCM sẽ trình đề án lên Bộ GD&ĐT.
Ông Nghĩa còn bật mí: Nếu Bộ GD&ĐT giao quyền cho ĐHQG hoặc Bộ tổ chức kỳ thi này nên được tiến hành quanh năm. Ông Nghĩa nói, nếu Bộ GD&ĐT chấp thuận thì năm 2015 thực hiện là vừa, vì thí sinh cần được biết sớm thông tin về thi cử trước mọi đổi mới ít nhất 1 năm.
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cảnh báo: Không nên cải cách nửa vời. Mọi cải cách cần được các nhà giáo có kinh nghiệm nghiên cứu cẩn trọng và lấy ý kiến rộng rãi mới mong có hiệu quả. Chớ lấy con em chúng ta ra làm thí nghiệm!
Nếu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật nghiêm túc, đề thi ra hợp lý, thật sự tin cậy đánh giá đúng năng lực của học sinh thì đây là một chủ trương tốt.
Theo Tuoitre
Không nên để hai kỳ thi như hiện nay
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN và NĐ của QH trả lời Tiền Phong quanh việc có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học như hiện nay hay không.
Ông Lê Như Tiến cho biết: "Có hai quan điểm khác nhau về việc này. Một là nếu không thi, học sinh sẽ không chịu học. Một lần thi là một lần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức. Có lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH là hai kỳ thi tính chất khác nhau, đồng thời cũng là để kiểm tra kiến thức. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, thi tốt nghiệp mà tuyệt đại đa số đều tốt nghiệp thì kỳ thi đó không còn mấy ý nghĩa.
Vì vậy cho rằng nên xét tuyển tốt nghiệp từ kết quả các năm học phổ thông. Không ít người từng là lãnh đạo trong ngành giáo dục và cả Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã phát biểu thể hiện đồng tình quan điểm này. Chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu và tôi cho là Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng nên tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học để tìm ra căn cứ và lời giải đáp cho việc này".
Ông Lê Như Tiến.
- Qua nghiên cứu trên thế giới, ông thấy các nước có kinh nghiệm tổ chức thi cử như thế nào?
- Một số nước vẫn duy trì thi tốt nghiệp THPT nhưng đầu vào ĐH lại rất cởi mở, chỉ là ghi danh thôi, còn quá trình học thì chặt chẽ, nghiêm túc. Tôi có tìm hiểu một số trường ĐH ở châu Âu, họ cho biết vào ĐH thì dễ thôi, nhưng đến lúc ra chỉ có 40-50 hoặc 60% sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp; số còn lại chỉ được cấp chứng chỉ các môn học.
Thế nên, chúng ta cần nghiên cứu thấu đáo hơn nữa. Nếu duy trì thi tốt nghiệp THPT chặt chẽ thì đầu vào ĐH có nên quá chặt như hiện nay không? Còn nếu thấy vẫn cần có một kỳ thi ĐH để tuyển được những người có kiến thức tốt hơn vào ĐH thì hãy suy nghĩ xem có nên để hai kỳ thi quốc gia quá gần nhau và đều căng thẳng như hiện nay không? Vì nó tạo áp lực lớn, và chưa kể là còn gây ra biết bao nhiêu tốn kém cho xã hôi.
Thi tốt nghiệp THPT gần với kỳ thi ĐH tạo áp lực lớn cho học sinh và gây tốn kém cho xã hội.
Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT và các cơ quan của Chính phủ cần nghiên cứu, lấy ý kiến chuyên gia, nhà quản lý để có giải pháp tốt hơn, chỉ để lại một kỳ thi thôi. Còn nếu vẫn để hai kỳ thi thì kỳ thi tốt nghiệp THPT nên như là đánh giá chất lượng, không nên tổ chức thành một kỳ thi quốc gia nặng nề.
- Ủy ban VHGD TNTN và NĐ có ý kiến gì về việc này chưa, thưa ông?
- Vừa rồi chúng tôi cùng UBTVQH tổ chức một cuộc giám sát rất lớn, qua đó có nêu ra vấn đề này. Đó là cuộc giám sát về nâng cao chất lượng của giáo dục phổ thông và nội dung trọng tâm là chương trình và SGK. Khi chương trình và SGK tốt rồi, chất lượng giáo dục đã tốt rồi, việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự cần thiết nữa không hay sẽ phải tổ chức theo cách đơn giản hơn? Chúng tôi nêu câu hỏi ra để Bộ GD&ĐT và Chính phủ trả lời.
- Vậy, cho tới nay, xung quanh chuyện thi cử, Ủy ban có quan điểm cụ thể gì chưa?
- Hiện giờ vẫn trong quá trình giám sát để chuẩn bị báo cáo QH tại kỳ họp tới. Tôi tin chắc trước kỳ họp tới thì sẽ có kiến nghị của Ủy ban trong việc xây dựng chương trình, nâng cao chất lượng SGK, chất lượng giáo dục phổ thông và qua đó sẽ có kiến nghị về tổ chức thi cử sao cho phù hợp hơn.
- Bỏ hay không bỏ hoặc có cách tổ chức như thế nào đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, quan điểm của ông?
- Tôi nghĩ để hai kỳ thi như hiện nay là quá nặng nề, nên có thể giản tiện đi một kỳ thi phổ thông hoặc ĐH. Phải nghiên cứu kỹ, nhưng nói thật là không nên để hai kỳ thi như hiện nay. Đây chỉ là quan điểm riêng của tôi chứ đến nay Ủy ban VHGD TNTN và NĐ cũng chưa nêu quan điểm.
Theo Tuoitre
Hàng ngàn giáo viên Mexico biểu tình phản đối cải cách giáo dục Hàng ngàn giáo viên ngày 23.8 đã xuống đường chặn hết các con đường chính dẫn vào sân bay quốc tế tại thành phố thủ đô Mexico City của Mexico, để biểu tình phản đối cải cách giáo dục. Giáo viên biểu tình tại con đường chính dẫn vào sân bay quốc tế Mexico City ngày 23.8 - Ảnh: Reuters "Sân bay vẫn...