Bỏ biên chế, trao quyền cho hiệu trưởng có thể ‘giao trứng cho ác’

Theo dõi VGT trên

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc bỏ biên chế, trao quyền quá lớn cho hiệu trưởng mà không tuyển chọn kỹ càng sẽ khiến ngành giáo dục rơi vào tình trạng “giao trứng cho ác”.

Chiều 9/6, các đại biểu tham dự phiên thảo luận tiếp tục đề cập những vấn đề về kinh tế, xã hội được dư luận quan tâm.

Nói về chủ trương bỏ biên chế giáo viên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cho rằng việc biến các cơ sở giáo dục công thành các đơn vị hoạt động độc lập như mô hình công ty, trao quyền rất lớn cho lãnh đạo đơn vị, tạo ra mô hình rất mới ở Việt Nam.

Giáo viên bám vùng cao với niềm tin vào biên chế

Tuy nhiên, trong những tháng qua, khi chưa chính thức vận hành, các mô hình này đã xuất hiện nhiều bất cập, bao gồm tình trạng nhiều giáo viên ở vùng sâu, vùng xa bỏ việc.

Vì thế, ông hy vọng Chính phủ thận trọng khi quyết định triển khai chủ trương này.

Bỏ biên chế, trao quyền cho hiệu trưởng có thể giao trứng cho ác - Hình 1

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thảo luận tại Quốc hội. Ảnh chụp màn hình.

Ông nói thêm nhiều thầy cô giáo vẫn bám trụ các xã vùng cao, giao thông kém phát triển không phải chỉ vì yêu nghề mà ở lại với bà con.

“Họ cố gắng làm việc với niềm tin vẫn nằm trong biên chế Nhà nước, vẫn là công chức trong hệ thống”, vị đại biểu khẳng định.

Ông kiến nghị nếu bỏ công chức trong giáo dục, Chính phủ cần có chính sách cụ thể cho từng vùng miền với đặc thù địa, chính trị khác nhau, tránh sụp đổ mạng lưới được dày công xây dựng trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, ông Lân Hiếu cho rằng việc trao quyền quá lớn cho các hiệu trưởng mà không có sự tuyển chọn kỹ càng, sẽ khiến ngành giáo dục sẽ rơi vào tình trạng “giao trứng cho ác”.

“Việc trao quyền chỉ thực hiện khi có cơ chế rõ ràng, mạch lạc, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, song song với đó là nâng cao khả năng lãnh đạo, quản trị theo cơ chế mới”, ông nhấn mạnh.

Đại biểu đến từ An Giang đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và quản lý. Qua đó, nhà trường có thể theo dõi giáo viên có hoàn thành nhiệm vụ không. Phụ huynh cũng biết được tình hình học tập của con em, chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý của hiệu trưởng.

Bên cạnh đó, ông kiến nghị nếu bỏ biên chế trong y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế trong toàn hệ thống, trừ an ninh quốc phòng, đưa tất cả cán bộ, công chức, viên chức về dạng hợp đồng, có hay không có thời hạn, có chế độ an sinh rõ ràng như nhiều nước trên thế giới.

Video đang HOT

“Nếu lập luận bỏ biên chế sẽ làm ngành giáo dục, y tế tốt hơn thì tại sao lại giữ biên chế các ngành quản lý hành chính, các liên hiệp, tổ chức lại tốt cho xã hội?”, vị đại biểu đặt câu hỏi.

Theo ông, chỉ khi bỏ biên chế toàn hệ thống, nước ta mới bỏ được tâm lý chạy một suất vào biên chế cho người nhà để yên ổn suốt đời.

Đừng bắt học sinh thành bác học, tài đức vẹn toàn

Ông Hiếu cho rằng việc bỏ biên chế không quan trọng bằng vấn đề đổi mới giáo dục hợp lý. Ông khẳng định đổi mới giáo dục là điều tất yếu vì ngành giáo dục nước ta ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhưng đổi mới không phải xóa bỏ hoàn toàn cái cũ vì đổi mới sẽ phải trả giá cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Quyết định của các nhà quản lý vĩ mô sẽ tiêu một lượng t.iền thuế của nhân dân. Hiệu quả không phải ngày một ngày hai mà phải nhiều năm sau mới thấy được.

Ông Hiếu kiến nghị xây dựng chương trình giáo dục mở, đừng ép buộc những tiêu chí cứng nhắc, bắt tất cả học sinh trở thành nhà bác học với một mớ kiến thức khổng lồ, tài đức vẹn toàn.

Thay vào đó, ngành giáo dục nên đưa các chương trình hỗ trợ kỹ năng, ngoại ngữ do các đơn vị độc lập, cá nhân, tổ chức dân sự quản lý phối hợp với chương trình chính thống.

Ông chia sẻ bản thân từng theo học hệ giáo dục thực nghiệm từ lớp 1 đến lớp 10 của GS Hồ Ngọc Đại và thấy đây là mô hình tốt, nên kế thừa, đừng xóa bỏ, gây lãng phí mà không chắc mô hình mới tốt hơn.

Vị đại biểu cũng đề cập đổi mới giáo dục đại học và đề nghị siết đầu ra, xóa bỏ việc siết c.hặt đ.ầu vào bằng việc điểm cao mới đỗ đại học trong khi đầu ra lại quá dễ. Có trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp lên đến 98%-99%.

Đặc biệt, ông bày tỏ băn khoăn khi một số cơ sở y tế hạ đầu vào để tuyển sinh viên, đầu ra lại dễ dẫn tới chất lượng bác sĩ không cao. Vị đại biểu Quốc hội này cho rằng cần tổ chức kỳ thi quốc gia, áp dụng cho các cơ sở đào tạo ngành y nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ bác sĩ.

Theo Zing

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: ‘Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ’

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm.

#Giáo viên lo lắng là có cơ sở

- Quan điểm của ông như thế nào về việc Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói sẽ chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng?

- Tôi rất ngạc nhiên khi nghe đến việc sẽ thí điểm xóa biến chế giáo viên ở trường phổ thông. Tôi không tán thành và cho rằng đó là đề xuất vô bổ, nặng hơn là nguy hại. Đề xuất này không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm nát hệ thống giáo dục.

Có thể thấy phần lớn giáo viên trên toàn quốc đang kêu cứu và lo lắng khi nghe Bộ trưởng GD&ĐT phát biểu ý kiến này. Họ không biết cuộc sống sẽ thế nào? Giáo viên sống bằng đồng lương ổn định, bỏ biên chế nghĩa là lương sẽ không có hàng tháng. Vì vậy, việc băn khoăn của họ rất chính đáng.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: &'Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ' - Hình 1

GS Phạm Minh Hạc cho rằng bỏ biên chế trong giáo dục là nguy hại và vô bổ. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

- Theo Bộ trưởng GD&ĐT, xóa biên chế chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên là cần thiết để từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ gắn liền quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Ông có đồng tình với quan điểm này?

- Bộ trưởng GD&ĐT nói xóa biên chế để tăng lương, tôi cho rằng lương là cần thiết, nhưng giáo viên không phải chỉ vì đồng lương mà dạy học. Khác với lao động khác, nghề giáo có đặc thù riêng là "trồng người". Vì vậy, không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.

Bộ trưởng nói thay hợp đồng để tăng năng lực cạnh tranh chuyên môn, tôi thấy hơi lạ. Tôi không bao giờ có khái niệm này khi nói về môi trường giáo dục. Mong muốn đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường đều rất chính đáng, nhưng không vì thế mà bỏ biên chế, giáo viên.

Có thể, đề xuất bỏ biên chế của Bộ trưởng GD&ĐT sẽ đáp ứng cho việc phát triển ở một bộ phận nhỏ giáo viên, nhưng đa số thầy cô trong cả nước sẽ ra sao?

Phần lớn các quốc gia có nền giáo dục lâu năm như Mỹ, Đức đều không bao giờ có chuyện trường công lập bỏ biên chế giáo viên. Các nước chỉ tự chủ đại học chứ không có nguyên tắc tự chủ phổ thông. Giáo viên phổ thông đều thuộc biên chế và hưởng lương của Nhà nước.

Vấn đề tăng chất lượng giáo viên cần có sự quan tâm của Bộ GD&ĐT và toàn xã hội với nhiều cách thức khác nhau chứ không phải việc bỏ biên chế.

#Hậu quả báo trước

- Theo giáo sư, bỏ biên chế giáo viên sẽ để lại hậu quả gì?

Tôi không tán thành và cho rằng đó là đề xuất vô bổ, nặng hơn là nguy hại. Đề xuất này không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm nát hệ thống giáo dục.

GS Phạm Minh Hạc

- Hậu quả thất bại của việc bỏ biên chế đã được dự báo trước. Giáo viên phải thật sự yên tâm và say sưa với nghề mới có thể thực hiện tốt công việc giáo dục. Người làm nghề giáo còn không ổn định, tâm trạng bất an thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Khi đó, người chịu hậu quả lại là học sinh.

Nước ta đã có hơn một triệu giáo viên, trường học phủ khắp vùng cao, hải đảo, thôn xóm. Chúng ta không thể làm ngơ trước cuộc sống của họ. Tôi mong Bộ trưởng GD&ĐT quan tâm hơn để giáo viên có thể yên tâm công tác.

Nếu không có biên chế thì sẽ có hợp đồng, đã là hợp đồng đương nhiên phải có người đứng đầu ký. Như vậy, quyền ký hợp đồng và sa thải người lao động nằm trong tay hiệu trưởng.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: &'Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ' - Hình 2

Cô giáo vùng cao gian nan đến trường. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Nghề dạy học là cao quý nhất trong những nghề cao quý". Ngành giáo dục cần thấm nhuần tư tưởng này trong chỉ đạo, quản lý. Nếu hiệu trưởng điều hành, ký hợp đồng rồi sa thải nhân viên, thầy giáo chỉ là người đi làm thuê, hết tất cả sứ mệnh cao cả. Tôi cho rằng lo lắng trường học biến thành doanh nghiệp của giáo viên là rất có cơ sở.

Trong khi đó, giáo dục không bao giờ được thương mại hóa, nhà trường không bao giờ được là doanh nghiệp. Ngay những nước tư bản châu Âu cũng không thương mại hóa trong nhà trường.

- Giáo sư muốn chia sẻ gì với giáo viên?

- Các thầy cô giáo không nên quá lo lắng về điều này, bởi đây mới chỉ là đề xuất của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Vấn đề này rất lớn, liên quan nhiều cơ quan khác như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ... và Thủ tướng mới có quyền quyết định.

* Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, lo lắng: Ai là người có quyền tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên? Ai là người ký quyết định hủy bỏ hợp đồng?

Những cán bộ quản lý, giáo viên kém cỏi về mặt trình độ quản lý, chuyên môn, tệ hại về nhân cách đạo đức liệu có bị ra khỏi guồng "biên chế" không khi họ là những "con ông này, cháu bà kia"?

* TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, đại bộ phận giáo viên hiện nay đang phải sống trong môi trường làm việc với áp lực nặng nề, thậm chí là quá sức so với khả năng chịu đựng.

Như vậy, nếu bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực không giảm, công việc bấp bênh, không "an cư" thì không "lập nghiệp". Một khi người thầy đứng lớp còn hoang mang, lo lắng bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt hợp đồng, họ không thể toàn tâm, toàn ý làm việc.

* Cô giáo Vân Phạm (Mù Cang Chải, Yên Bái) bày tỏ: "Nhà nước đang có nhiều chế độ thu hút mà vẫn chưa nhiều giáo viên giỏi đến với vùng cao. Vậy, giáo dục vùng cao sẽ đi về đâu nếu bỏ biên chế?".

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng
15:49:48 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lý do trẻ dễ tái phát viêm xoang sau khi đi bơi

Sức khỏe

20:51:45 04/07/2024
Nước khử trùng Clo tại các bể bơi sẽ dễ gây ra kích ứng niêm mạc mũi và xoang. Đó là lý do trẻ có t.iền sử bệnh xoang dễ tái phát bệnh khi đi bơi mùa hè này.

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.

'Những nẻo đường gần xa' tập 29: Sếp Vinh cố tình công khai tình cảm với Đông?

Phim việt

20:12:49 04/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 29: Đông né khi sếp Vinh đến câu lạc bộ tặng quà; Nữ đại gia muốn Dũng đi tiếp khách cùng.

Diễn xuất của Park Bo Gum được khen dù phim điện ảnh mới thất bại

Hậu trường phim

20:05:38 04/07/2024
Bộ phim điện ảnh Wonderland không đạt thành tích như mong đợi. Dù vậy, diễn xuất của Park Bo Gum trong tác phẩm thu về nhiều phản hồi tích cực.

Đường đua phim Hàn tháng 07/2024: Sự trở lại của Sweet Home mùa 3 có làm nên chuyện?

Phim châu á

20:00:29 04/07/2024
Sức hút của ba siêu phẩm khiến thị trường phim ảnh nội địa lẫn quốc tế sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khiCõng Anh Mà Chạylên sóng tập cuối, màn ảnh Hàn lại rơi vào trạng thái ảm đạm bởi không có quá nhiều cái tên nổi bật.

Nam ca sĩ ở hậu trường là "bé ngoan", lên sân khấu liền hóa nam thần sexy cuốn hút

Tv show

19:59:32 04/07/2024
Kay Trần được cộng đồng mạng nhiều lần nhắc tới khi có những hình ảnh đối lập thú vị ở hậu trường là bé ngoan , lên sân khấu lại lột xác hóa thân thành nam thần cực sexy.

Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý

Sao việt

19:55:12 04/07/2024
Bộ ảnh cưới của Anh Đức và Anh Phạm vợ kém 12 t.uổi ngập tràn hoa như vườn cổ tích, có màu trắng cùng tím làm chủ đạo.

Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám

Sao châu á

19:48:47 04/07/2024
Dàn sao đình đám gồm Son Ye Jin, Krystal, Kim Jae Joong, Kwon Eun Bi... đã biến thảm đỏ BIFAN 2024 thành sự kiện hot nhất trong ngày.

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

Thế giới

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.