Bỏ biên chế giáo viên: Không ‘rung’ đến mức phải hoang mang, lo sợ
PGS Trần Hữu Nghị – hiệu trưởng Đại học dân lập Hải Phòng – cho hay: “Bỏ biên chế giáo viên không chỉ là ý tưởng tốt mà còn là cuộc cách mạng trong suy nghĩ”.
PGS phân tích: Thực tế, xưa nay đại bộ phận giáo viên sau khi vào biên chế rồi thường “yên vị” và cứ thế và an tâm làm việc. Có những giáo viên dạy 3-5 năm vậy mà giáo án vẫn không có gì mới, trong khi đó cuộc sống thì luôn luôn vận động, đòi hỏi phải có những bài giảng sinh động, thực tiễn.
PGS. NGƯT Trần Hữu Nghị – hiệu trưởng Đại học dân lập Hải Phòng.
Hơn nữa, giáo dục hiện nay là dạy những thứ học sinh cần chứ không phải dạy những cái mà giáo viên có. Vì thế chủ trương bỏ biên chế là một ý tưởng hay, tạo động lực để giáo viên luôn luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt.
“Thiết nghĩ, bỏ biên chế công chức, viên chức giáo viên là hướng đi đúng, mang lại sự vận động không ngừng cho các nhà giáo và sẽ có sự chọn lọc tự nhiên trong đội ngũ các thầy, cô giáo như nhiều người vẫn nói”.
Cũng theo PGS Trần Hữu Nghị, bỏ biên chế giáo viên cũng là giải pháp để thu hút và giữ chân người tài, mà điều này rất cần trong ngành Giáo dục. Mà muốn thu hút và giữ chân người tài thì cơ chế và môi trường làm việc phải thông thoáng.
“Nhiều người băn khoăn, nếu không còn biên chế thì các trường công lập sẽ hoạt động giống trường như tư thục.
Video đang HOT
Quan điểm của tôi là: Chúng ta vẫn có ký hợp đồng, nhà trường và giáo viên vẫn được bảo hộ bởi các Luật Lao động. Các trường có thể có từ 60% đến 70% giáo viên cơ hữu, còn lại là để mời các thầy, cô giỏi về dạy. Nếu làm được điều này, chắc chắn sản phẩm giáo dục của các trường phổ thông sẽ đi lên.
Hơn nữa, chúng ta vẫn khẳng định: Lấy chất lượng giáo dục là mục tiêu sống còn của các trường. Vậy tại sao chúng ta không chọn giải pháp thu hút những người giỏi, người có năng lực cho sự nghiệp “trồng người” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục” – PGS Trần Hữu Nghị nêu quan điểm.
“Nhiều giáo viên có suy nghĩ: Vào biên chế rồi thì mới yên tâm công tác và cống hiến. Tôi không phủ nhận điều này. Song cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, nhiều giáo viên chỉ là cống hiến những cái đã có sẵn, chưa tìm tòi, sáng tạo và tự vận động phát triển.
Nếu cống hiến thực sự thì sau 2 năm giáo viên sẽ có những biến đổi trong giảng dạy chứ không thể bê nguyên giáo án của năm này sang năm khác để lên lớp giảng bài cho học sinh” – PGS Trần Hữu Nghị nêu vấn đề.
Theo PGS, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được chủ trương bỏ biên chế giáo viên. Nhưng nếu thực hiện thì cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, có lộ trình khoa học và làm thận trọng từng bước.
“Như tôi đã nói: Bỏ biên chế giáo viên là cuộc cách mạng, vì thế khâu tuyên truyền cần đặc biệt được coi trọng. Tuyên truyền để đội ngũ nhà giáo và các tầng lớp nhân dân hiểu và nhận thức đầy đủ về mục tiêu giáo dục mà mình đang hướng tới.
Tuyên truyền để mọi người hiểu được bản chất của vấn đề và để thấy rằng, tuy là cuộc cách mạng nhưng nó không “rung” đến mức mọi người phải hoang mang, lo sợ” – PGS Trần Hữu Nghị khuyến nghị.
Theo Minh Phong / Giáo Dục & Thời Đại
Chê biên chế, thầy giáo 8X 'sống khỏe' nhờ luyện thi đại học
Không muốn vào biên chế, anh Bùi Gia Nội trau dồi nghề nghiệp và hiện sở hữu trung tâm luyện thi đình đám nhất Phú Thọ.
Tốt nghiệp sư phạm Vật lý, Đại học Sư phạm TP HCM năm 2006, anh Bùi Gia Nội (quê gốc Thái Bình) tìm đến thành phố Việt Trì (Phú Thọ) gây dựng sự nghiệp. Giảng dạy trong các trường học 3 năm, anh quyết định dừng lại và dành toàn thời gian cho trung tâm luyện thi do mình mở năm 2007. "Đó là quyết định đúng đắn nhất của tôi, đến nay tròn 10 năm", anh Nội nhớ lại.
Những ngày còn là sinh viên năm hai, chàng trai sinh năm 1981 tham gia luyện thi cho các trung tâm ở TP HCM. "Thu nhập của tôi khi ấy rất tốt. Đó là một trong những lý do khiến tôi không bao giờ đặt nặng vấn đề phải vào biên chế, chỉ tập trung đầu tư phát triển chuyên môn", anh chia sẻ. Trong 3 năm giảng dạy ở nhiều trường học, dù được yêu cầu ký hợp đồng nhiều năm, nhưng anh Nội chỉ đồng ý ký từng năm một để tránh ràng buộc.
Trong khi đó, phần đông bạn bè anh cố gắng xin vào biên chế. "Không làm được điều đó, họ tự cho mình là thất nghiệp, tự ti và không dám lập gia đình. Với họ, chỉ vào biên chế mới có cơ hội thăng tiến. Nhiều người sẵn sàng vay mượn vài trăm triệu để chạy một suất biên chế rồi chấp nhận điều chuyển đi đâu cũng được, sau này muốn về nơi thuận lợi sẽ chạy tiếp", anh Nội kể.
Anh Bùi Gia Nội cho rằng việc bỏ biên chế giáo viên cần đồng bộ, ít nhất từ cấp hiệu trưởng. Ảnh: NVCC
Anh Nội cho rằng vào biên chế để được đảm bảo công việc, được nhận bảo hiểm xã hội khi ốm đau và sổ hưu khi về già là suy nghĩ cơ hội, thụ động. Nó đơn giản chỉ giải quyết tâm lý, "thứ tâm lý có từ thời bao cấp".
Chính vì thứ tâm lý đó nên anh từng gặp nhiều khó khăn khi mở trung tâm luyện thi, hình thức không mấy phổ biến ở một tỉnh như Phú Thọ cách đây 10 năm. "Ngay từ đầu, tôi xác định phải tìm được giáo viên dạy tốt hơn thầy cô trong trường nhằm thu hút học sinh. Tôi phải rất nỗ lực để tìm kiếm giáo viên có năng lực và đồng chí hướng với mình", anh Nội chia sẻ.
Hiện tại, trung tâm của thầy giáo 8X có khoảng 20 thầy cô ở tất cả bộ môn và cấp học. Lương của thầy cô chiếm 80% tổng thu của trung tâm và cao gấp nhiều lần lương hàng tháng của giáo viên biên chế trong trường.
10 năm làm ngoài biên chế, anh Nội không phải lo lắng về tài chính. Cuộc sống gia đình nhỏ với vợ, hai con gái khá ổn định. Anh đã kiến thiết xong ngôi nhà cho mình và cho bố mẹ ở quê. "Tôi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hoàn toàn có thể yên tâm khi hết tuổi lao động", thầy giáo 8X nói.
Không riêng anh Nội, hai anh em còn lại trong gia đình đều không có ý tưởng vào biên chế. Em trai út sinh năm 1985, học xong Đại học Bách khoa TP HCM, đã tự huy động vốn mở trung tâm và một trường dân lập ở TP HCM.
Đề cập việc Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến xóa bỏ biên chế, anh Nội hoàn toàn đồng ý và cho rằng không chỉ ngành giáo dục mà các ngành khác cũng cần có lộ trình bỏ. "Biên chế là tư duy bao cấp lạc hậu, là gánh nặng ngân sách. Nó triệt tiêu tính cạnh tranh, công bằng trong lao động xã hội và làm phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng", anh giải thích.
Riêng việc bỏ biên chế giáo viên, anh Nội cho rằng nếu chỉ đưa ra ý kiến mà không áp dụng đồng bộ, ít nhất từ cấp hiệu trưởng thì sẽ nhanh chóng thất bại. Sẽ rất nguy hại nếu chỉ thực hiện với thầy cô vì vấn đề dân chủ trong trường học đang hạn chế, hiệu trưởng nhiều trường lạm quyền, tự ý đưa ra quy định. Nhiều hiệu trưởng cấm giáo viên làm thêm ở trung tâm trong khi Bộ, Sở đều cho phép.
Nếu thực hiện bỏ biên chế từ hiệu trưởng tới giáo viên thì nên áp dụng cách thức của các trường ngoài công lập. Khi đó, phụ huynh, học sinh, giáo viên sẽ đề cử và bầu hiệu trưởng theo nhiệm kỳ. Sở Giáo dục sẽ là cơ quan chứng nhận về mặt pháp lý, các thầy cô trong trường sẽ ký hợp đồng làm việc. Nếu nhận được sự tín nhiệm của học sinh, phụ huynh và ban giám hiệu, thầy cô sẽ tiếp tục được giảng dạy. Như vậy mới đảm bảo tính công bằng và dân chủ trong trường học.
Tuy nhiên, anh Nội cho rằng đề xuất bỏ biên chế hiện nay có thể xuất phát từ gánh nặng trả lương cho hơn một triệu giáo viên hơn là mục đích phục vụ giáo dục. "Tôi xót xa và chạnh lòng khi công luận luôn đề cập đến câu chuyện bao giờ giáo viên sống được bằng lương, hay mới đây có người còn kêu gọi mỗi học sinh đóng thêm 100 nghìn mỗi tháng để giải cứu giáo viên", anh tâm sự.
Theo VNN
Bỏ biên chế: Kinh nghiệm từ ngôi trường có tới 60% giáo viên hợp đồng Nghiêm túc, công tâm, minh bạch trong công tác tuyển dụng sẽ tạo cho mỗi giáo viên niềm tin rằng biên chế không phải "bùa hộ mệnh" mà dựa trên sự toàn tâm, toàn lực, sáng tạo. "Không biên chế, cùng với việc công khai bộ tiêu chí đánh giá năng lực thường xuyên, nhiều giáo viên đã bỏ cuộc ngay từ vòng...