Bỏ biên chế giáo viên: Cần áp dụng với hiệu trưởng để công bằng
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, bỏ biên chế giáo viên không vi phạm luật nhưng phải điều chỉnh để phù hợp và công bằng. Vấn đề này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Trao đổi với Zing.vn xung quanh vấn đề Bộ trưởng GD&ĐT nói sẽ thí điểm bỏ biên chế giáo viên, luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty luật Bảo An, Hà Nội cho rằng đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng sự nghiệp giáo dục nước nhà, nên rất cần Quốc hội phải vào cuộc, có một nghị quyết riêng.
Cần có chính sách riêng với giáo viên vùng khó khăn
- Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề Bộ trưởng GD&ĐT nói sẽ thí điểm bỏ biên chế với giáo viên?
- Việc này phải có lộ trình, thí điểm trước khi triển khai chính thức. Đặc biệt, phải có các chính sách riêng đối với giáo viên vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, những thầy cô có thâm niên lâu năm sắp đến tuổi nghỉ hưu…
Cô Phạm Vân gian nan trên con đường đến trường.
- Nếu bỏ biên chế, nhiều giáo viên lo lắng hợp đồng lao động không đủ để đảm bảo quyền lợi cho họ? Quan điểm của anh thế nào?
- Thực ra, lực lượng lao động trong toàn xã hội chỉ có tỷ lệ rất nhỏ trong biên chế, thuộc khối nhà nước, còn lại đa số làm việc theo hợp đồng lao động.
Về nguyên tắc, không có cạnh tranh thì không có động lực để phát triển. Đây là vấn đề mới nên vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng là chuyện bình thường.
Xóa biên chế của giáo viên để chuyển sang hợp đồng cũng giống như xóa bỏ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, phải tuân theo quy luật cạnh tranh thì mới có những ngôi trường tốt, những giáo viên tốt.
Chính cơ chế hiện nay đang kìm kẹp những giáo viên có năng lực, có tinh thần phấn đấu. Mặt khác, cơ chế này cũng tạo những lỗ hổng trong quản lý khi giáo viên có trình độ nhưng muốn ổn định thì phải “chạy” biên chế, tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục phát triển.
Thực tế khác là rất nhiều trường tư hiện nay đã xây dựng được thương hiệu tốt, thu hút được người học. Họ đã làm tốt cả 2 vấn đề là giáo dục và kinh tế. Có thể nói thu nhập của giáo viên ở khối trường tư thường cao hơn khối công lập, và trên hết giáo viên ở đây được đãi ngộ tương xứng với năng lực của chính họ.
Phải điều chỉnh để công bằng
- Nếu Bộ trưởng GD&ĐT thực hiện thí điểm bỏ biên chế, điều này có vi phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức hiện tại không?
Luật sư Vũ Tiến Vinh.
- Đây là vấn đề liên quan trực tiếp hàng chục nghìn giáo viên, liên quan gián tiếp hàng triệu người học, có tính bước ngoặt đối với nền giáo dục Việt Nam. Vấn đề này cần phải được Quốc hội thảo luận, thông qua và Quốc hội phải có một nghị quyết riêng về việc thí điểm mô hình này.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng sẽ đề cập thẩm quyền của bộ trưởng cũng như các chức danh quản lý khác trong hệ thống giáo dục, để “danh chính, ngôn thuận”.
Quy định này được luật hóa thì cũng không phải sửa luật, sửa Hiến pháp bởi Hiến pháp năm 2013 không quy định về vấn đề này. Còn đối với Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 chỉ quy định những nguyên tắc chung về cán bộ, công chức, viên chức chứ không có quy định cụ thể giáo viên nào là công chức, giáo viên nào là viên chức.
Theo quy định của các luật này, có thể hiểu chức danh hiệu trưởng là công chức, các giáo viên chỉ làm công tác chuyên môn là viên chức.
Nói cách khác, xóa bỏ biên chế để chuyển sang hợp đồng chỉ là thay đổi phương thức tuyển dụng và sử dụng lao động chứ không làm thay đổi khái niệm về công chức, viên chức. Do vậy, không cần sửa các luật này.
- Liệu có công bằng không khi bộ trưởng chỉ triển khai bỏ biên chế với giáo viên, còn cán bộ quản lý thì không?
- Theo tôi, sân chơi này cần bình đẳng, hiệu trưởng cũng phải như giáo viên, cũng phải ký hợp đồng lao động. Hiệu trưởng làm không tốt thì cũng phải rời cuộc chơi như các giáo viên khác. Như thế, bản thân hiệu trưởng cũng phải không ngừng phấn đấu để các giáo viên ủng hộ họ khi cơ quan quản lý “lấy phiếu tín nhiệm” đối với hiệu trưởng.
Điều khác biệt là ở chỗ, trong phạm vi nhà trường, hiệu trưởng là người sử dụng lao động, giáo viên là người lao động. Nhưng trong quan hệ quản lý nhà nước, hiệu trưởng cũng chỉ là người lao động, cơ quan quản lý mới là người sử dụng lao động.
Hiệu trưởng sẽ đóng hai vai, vừa là người lao động, vừa là người sử dụng lao động. Như vậy, trách nhiệm và áp lực của hiệu trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nhưng điều đó là cần thiết bởi vị trí này không dành cho người không có năng lực, không có phẩm chất đạo đức.
Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: &’Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ’ GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Theo ông, lý do nào phát ngôn của Bộ trưởng GD&ĐT lại gây sốc với dư luận?
- Vấn đề này khá mới nên có thể gây sốc cho một bộ phận giáo viên. Thực tế, trong những năm qua, ngành giáo dục có quá nhiều thay đổi, cũng đã có những sai lầm nên mỗi khi có một chính sách mới, một quy định mới (dù là dự thảo), xã hội cũng hay nhìn nhận theo hướng phản biện, nghi ngờ nhiều hơn là ủng hộ, xây dựng.
Do vậy, phát biểu vừa qua của bộ trưởng cũng không nằm trong ngoại lệ. Còn có vội vàng hay không thì dư luận chính là câu trả lời khách quan nhất.
- Nếu chủ trương bỏ bỏ biên chế đi vào thực tiễn, cơ quan nào có quyền quyết định?
- Như trên tôi đã phân tích, đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng sự nghiệp giáo dục nước nhà, nên rất cần Quốc hội phải vào cuộc, có một nghị quyết riêng về vấn đề này.
Dù thế nào, nghị quyết cũng phải nhận được sự đồng thuận từ đại bộ phận những người làm công tác giáo dục nói riêng cũng như xã hội nói chung. Xây dựng chiến lược này mà mắc sai lầm có thể dẫn đến nền giáo dục vốn đã lạc hậu sẽ nguy hại hơn.
Ngày 16/5, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.
Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào – ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.
Mặc dù chưa đi vào triển khai, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng.
Trước nhiều ý kiến phản đối, chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.
Bộ GD&ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.
Theo Zing
Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: 'Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ'
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm.
#Giáo viên lo lắng là có cơ sở
- Quan điểm của ông như thế nào về việc Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói sẽ chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng?
- Tôi rất ngạc nhiên khi nghe đến việc sẽ thí điểm xóa biến chế giáo viên ở trường phổ thông. Tôi không tán thành và cho rằng đó là đề xuất vô bổ, nặng hơn là nguy hại. Đề xuất này không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm nát hệ thống giáo dục.
Có thể thấy phần lớn giáo viên trên toàn quốc đang kêu cứu và lo lắng khi nghe Bộ trưởng GD&ĐT phát biểu ý kiến này. Họ không biết cuộc sống sẽ thế nào? Giáo viên sống bằng đồng lương ổn định, bỏ biên chế nghĩa là lương sẽ không có hàng tháng. Vì vậy, việc băn khoăn của họ rất chính đáng.
GS Phạm Minh Hạc cho rằng bỏ biên chế trong giáo dục là nguy hại và vô bổ. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
- Theo Bộ trưởng GD&ĐT, xóa biên chế chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên là cần thiết để từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ gắn liền quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Ông có đồng tình với quan điểm này?
- Bộ trưởng GD&ĐT nói xóa biên chế để tăng lương, tôi cho rằng lương là cần thiết, nhưng giáo viên không phải chỉ vì đồng lương mà dạy học. Khác với lao động khác, nghề giáo có đặc thù riêng là "trồng người". Vì vậy, không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.
Bộ trưởng nói thay hợp đồng để tăng năng lực cạnh tranh chuyên môn, tôi thấy hơi lạ. Tôi không bao giờ có khái niệm này khi nói về môi trường giáo dục. Mong muốn đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường đều rất chính đáng, nhưng không vì thế mà bỏ biên chế, giáo viên.
Có thể, đề xuất bỏ biên chế của Bộ trưởng GD&ĐT sẽ đáp ứng cho việc phát triển ở một bộ phận nhỏ giáo viên, nhưng đa số thầy cô trong cả nước sẽ ra sao?
Phần lớn các quốc gia có nền giáo dục lâu năm như Mỹ, Đức đều không bao giờ có chuyện trường công lập bỏ biên chế giáo viên. Các nước chỉ tự chủ đại học chứ không có nguyên tắc tự chủ phổ thông. Giáo viên phổ thông đều thuộc biên chế và hưởng lương của Nhà nước.
Vấn đề tăng chất lượng giáo viên cần có sự quan tâm của Bộ GD&ĐT và toàn xã hội với nhiều cách thức khác nhau chứ không phải việc bỏ biên chế.
#Hậu quả báo trước
- Theo giáo sư, bỏ biên chế giáo viên sẽ để lại hậu quả gì?
Tôi không tán thành và cho rằng đó là đề xuất vô bổ, nặng hơn là nguy hại. Đề xuất này không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm nát hệ thống giáo dục.
GS Phạm Minh Hạc
- Hậu quả thất bại của việc bỏ biên chế đã được dự báo trước. Giáo viên phải thật sự yên tâm và say sưa với nghề mới có thể thực hiện tốt công việc giáo dục. Người làm nghề giáo còn không ổn định, tâm trạng bất an thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Khi đó, người chịu hậu quả lại là học sinh.
Nước ta đã có hơn một triệu giáo viên, trường học phủ khắp vùng cao, hải đảo, thôn xóm. Chúng ta không thể làm ngơ trước cuộc sống của họ. Tôi mong Bộ trưởng GD&ĐT quan tâm hơn để giáo viên có thể yên tâm công tác.
Nếu không có biên chế thì sẽ có hợp đồng, đã là hợp đồng đương nhiên phải có người đứng đầu ký. Như vậy, quyền ký hợp đồng và sa thải người lao động nằm trong tay hiệu trưởng.
Cô giáo vùng cao gian nan đến trường. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Nghề dạy học là cao quý nhất trong những nghề cao quý". Ngành giáo dục cần thấm nhuần tư tưởng này trong chỉ đạo, quản lý. Nếu hiệu trưởng điều hành, ký hợp đồng rồi sa thải nhân viên, thầy giáo chỉ là người đi làm thuê, hết tất cả sứ mệnh cao cả. Tôi cho rằng lo lắng trường học biến thành doanh nghiệp của giáo viên là rất có cơ sở.
Trong khi đó, giáo dục không bao giờ được thương mại hóa, nhà trường không bao giờ được là doanh nghiệp. Ngay những nước tư bản châu Âu cũng không thương mại hóa trong nhà trường.
- Giáo sư muốn chia sẻ gì với giáo viên?
- Các thầy cô giáo không nên quá lo lắng về điều này, bởi đây mới chỉ là đề xuất của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Vấn đề này rất lớn, liên quan nhiều cơ quan khác như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ... và Thủ tướng mới có quyền quyết định.
* Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, lo lắng: Ai là người có quyền tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên? Ai là người ký quyết định hủy bỏ hợp đồng?
Những cán bộ quản lý, giáo viên kém cỏi về mặt trình độ quản lý, chuyên môn, tệ hại về nhân cách đạo đức liệu có bị ra khỏi guồng "biên chế" không khi họ là những "con ông này, cháu bà kia"?
* TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, đại bộ phận giáo viên hiện nay đang phải sống trong môi trường làm việc với áp lực nặng nề, thậm chí là quá sức so với khả năng chịu đựng.
Như vậy, nếu bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực không giảm, công việc bấp bênh, không "an cư" thì không "lập nghiệp". Một khi người thầy đứng lớp còn hoang mang, lo lắng bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt hợp đồng, họ không thể toàn tâm, toàn ý làm việc.
* Cô giáo Vân Phạm (Mù Cang Chải, Yên Bái) bày tỏ: "Nhà nước đang có nhiều chế độ thu hút mà vẫn chưa nhiều giáo viên giỏi đến với vùng cao. Vậy, giáo dục vùng cao sẽ đi về đâu nếu bỏ biên chế?".
Theo Zing
Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng Liên quan việc thí điểm bỏ biên chế giáo viên, một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu kỹ, phải có lộ trình, tham vấn rộng rãi từ dư luận xã hội và giáo viên. Liên quan chủ trương thí điểm bỏ biên chế giáo viên của Bộ GD&ĐT đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây,...