Bộ ảnh cosplay cực chất và siêu nóng bỏng
Nào chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức bộ ảnh cosplay dễ thương, nóng bỏng này nhé…
Video đang HOT
Theo GameK
Nạn hacker - Biết rồi, khổ lắm nhưng vẫn phải nói
Chuyện lừa đảo, gian lận, sử dụng phần mềm hack... trong game online không phải là chuyện mới xuất hiện mà thực sự đã trở thành đặc điểm riêng của thị trường game online Việt từ khá lâu.
Cộng đồng: Nhận thức chưa nhất quán
Hacker được ví như trộm cướp trong xã hội ảo. Bần cùng thì sinh đạo tặc và cứ thế, lớp người chơi sau nối tiếp lớp người chơi trước tìm kiếm và chia sẻ cho nhau những phần mềm gián điệp, gian lận. Rất nhiều trò chơi đã phải "ra đi" vì vấn nạn này nhưng như một game thủ đã từng nói, "nếu người quản lý còn không làm được gì thì &'dân đen' cũng chỉ biết kêu trời thôi".
"Ngoài xã hội, trộm cướp vẫn diễn ra và dù không thể bắt hết mọi kẻ xấu thì mọi người cũng không thể để chúng tự do hoành hành, vẫn cần tới công an dân phòng rồi bảo vệ. Đáng tiếc rằng xã hội ảo trong game online lại không thể như thế, các admin vẫn bỏ mặc con dân của mình", một game thủ đã ví von về game online như vậy.
Game thủ có thể nhận ra sự xuất hiện của các hacker, những topic kêu trời hay tiếc của trên rất nhiều diễn đàn. Hack game khiến cho người chơi mất trang bị, mất tiền ảo, mất bạn bè... khiến "nạn nhân" mất đi hứng thú để tiếp tục cuộc chơi, chuyển sang tìm kiếm game mới hoặc bắt đầu tại một server khác. Đôi khi, việc bị tước hết tài sản có thể khiến một dây cày chăm chỉ, hiền lành trở nên chán ghét, tức giận và sục sạo Google để tìm kiếm một bản hack cho riêng mình, "trả thù đời" và trút nỗi oán hận lên những người chơi vô tội khác. Khi có những người bỗng dưng "giàu có" một cách bất minh, tính ganh tỵ, đua đòi ở những người chơi trẻ và háo thắng sẽ bị kích động. Như một xã hội chạy theo đồng tiền, người có điều kiện thì bòn rút từ gia đình bố mẹ, ai không có điều kiện thì học theo lối gian lận, lừa đảo để bằng bạn bằng bè, kẻ bần cùng thì trộm cắp vặt lừa lọc lấy tiền nạp thẻ...
DotA, Age of Empire... cũng hack.
Khi được hỏi về chuyện hack game, người ta có thể dễ dàng nhận được các câu trả lời, phàn nàn vô cùng quen thuộc như "tìm game ít hack mà chơi thôi chứ đừng mong tìm được game không có hack", "luật chưa có thì cứ hack thôi, ai cấm", "phải tự tìm cách mà bảo vệ mình thôi"... Mong ước "đơn giản, nhỏ nhoi" mà thực chất lại vô cùng lớn lao của một game thủ chân chính là không gặp phải hacker. Những người sử dụng phần mềm hack hoặc sống nhởn nhơ ngoài vòng xã hội, bị ban tài khoản này thì lập account khác để hack tiếp bởi việc quản lý tài khoản là vô cùng đơn giản và dễ dàng. Người chơi nào có điều kiện, khả năng thì tự ra các server nước ngoài để làm lại cuộc đời, không thì "cùng hack cho vui nhé!".
"...chỉ có game ít hack chứ không có game không có hack..." là quan điểm của người chơi về thị trường game online Việt.
Chấp nhận sống cùng lũ
Trên các trang mạng, rất nhiều game thủ đã tự tìm ra cách chống hack cho riêng mình từ đơn giản tới phức tạp. Cách chống hack trong game AoE (Đế chế), sử dụng bàn phím ảo, lối gõ password quái dị... nhiều ý tưởng khác cũng được đưa ra góp ý cho NPH như yêu cầu định danh, nêu tên game thủ sử dụng phần mềm gian lận, chống hack bằng cách khóa rương nhân vật. Trong đó, ý kiến được nhiều người chơi đánh giá là có khả năng ứng dụng cao chính là việc thu phí khi tạo tài khoản mới đối với game online. Tất nhiên, số tiền người chơi bỏ ra này sẽ không mất đi mà được chuyển hóa thành tiền ảo để mua đồ trong game. Một số người chơi còn đưa ra ý kiến nhờ cả các chuyên gia công nghệ như hãng BKAV tham gia vào cuộc chiến "vì sự trong sạch của làng game Việt" này.
"NPH nào cảm thấy làm được, tìm ra biện pháp tối ưu thì cứ tiên phong mạnh dạn dẫn đầu. Mình dám chắc &'dân cày' sẽ nhiệt tình ủng hộ. Nếu có một vài phần tử bị tố cáo trước pháp luật thì những kẻ khác sẽ phải chùn tay. Hiện nay những kẻ lừa đảo người chơi không phải chịu bất kỳ trách nhiệm trước hành vi mà chúng gây ra, có lừa đảo sẽ có hack game rồi nhiều tệ nạn nữa nảy sinh đi kèm. Công bố rõ họ tên, khu vực sống, địa chỉ IP... thì các phần tử này sẽ khó có thể ngồi yên hưởng thụ như trước", một game thủ bày tỏ sự ủng hộ và đưa ra góp ý với nhà phát hành.
Một phần của việc chống hack cũng như sửa chữa các lỗi game, bug còn phụ thuộc vào tiếng nói hay áp lực của NPH đối với nhà sản xuất. Nhiều hãng phát hành còn được phép yêu cầu hãng phát triển cung cấp bản cập nhật chống hack, sửa lỗi, thiết kế các sự kiện và trang bị theo yêu cầu.
Hãy "làm sạch" game, trước khi đưa nó trực tiếp tới tay thanh thiếu niên. (Ảnh:nguoiduatin.vn)
"Hack, là gian lận, xuất hiện trong game online như một điều tất yếu. Cũng giống như ngoài xã hội có người tốt ắt có người xấu. Game là một sản phẩm kinh doanh của nhà sản xuất cùng NPH. Dù gì đi nữa thì trong kinh doanh, lợi nhuận chính là mục tiêu cao nhất mà họ hướng tới, chứ không phải là game có bị hack hay không. Bởi một thực tế khá phũ phàng là game nào càng có nhiều hack thì càng nhiều người chơi. Bởi những kẻ hack muốn ra oai trong game, mà game càng nhiều người chơi thì hắn sẽ càng vui sướng.
Việc sử dụng các phần mềm gian lận đương nhiên sẽ làm mất tính cân bằng trong game online. Nhưng nếu chưa xét tới việc NPH có bất lực trước vấn nạn này hay không, chúng ta có thể tự hỏi một câu rằng họ có cần thiết phải làm thế hay không. Chi phí, công sức, thời gian tiền bạc bỏ ra để ngăn chặn hack không hề nhỏ, mặc dù nó có thể không thấm vào đâu so với doanh thu đem lại. Thêm vào đó, tâm lý của game thủ Việt có thể coi là "khá bảo thủ", luôn nhẫn nhịn và có sức chịu đựng bất công một cách đáng ngạc nhiên. Khi người chơi vẫn đông, lượng thẻ nạp vẫn nhiều thì vẫn đề hack game dường như đã tự tìm được chỗ trốn cho riêng mình. Tuy nhiên, đây là vấn đề chỉ có ở Việt Nam bởi trên thế giới, việc sử dụng các phần mềm gian lận không hề đơn giản và account của game thủ đó sẽ nhanh chóng bị block không báo trước", thành viên Uninuc đã giãi bày tâm huyết trên diễn đàn gamethu.net.
"Trong suy nghĩ của đại đa số người Việt Nam, chơi game vẫn bị coi là một tật xấu, pháp luật cũng chưa có nhiều chế tài ủng hộ thì làm sao NPH nào dám phạt &'thượng đế' của mình khi họ vi phạm các thỏa thuận mà ai cũng bấm nút tích chấp nhận khi đăng ký account", thành viên vuthenghia chia sẻ.
Thành viên có nickname "hacker" cũng tham gia góp ý về cách chống hack trên diễn đàn.
Dù muốn hay không, với nhận thức và trình độ nhạy bén của các game thủ Việt hiện nay, hầu như ai cũng nhận thấy nguồn cơn của đại dịch hack bắt nguồn từ ba yếu tố cấu thành thị trường game Việt. Đó là người chơi, bộ phận chỉ quan tâm chủ yếu đến "niềm vui riêng" của chính mình các NPH, nhóm người đang bị coi là đặt lợi nhuận lên trên tất cả nhà quản lý, bộ phận có khả năng nhưng chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển của ngành công nghiệp game còn non trẻ này.
Thiếu lòng thành hay lực bất tòng tâm?
Theo ý kiến của cộng đồng, phần lớn các nhà phát hành game vẫn muốn bảo vệ sự "độc quyền", cầm đằng chuôi và đẩy lưỡi dao về phía người sử dụng dịch vụ của mình, cố gắng lờ đi những bức xúc hay ý kiến gay gắt của cộng đồng. Điều đó đôi khi khiến cho việc tìm tiếng nói chung đối với game thủ ngày càng khó khăn và hay xảy ra xung đột gay gắt.
Dường như cơ chế thị trường, kinh doanh, lợi nhuận đã được đề cao hơn vấn đề chất lượng sản phẩm. Khi mà số lượng các game mới xuất hiện theo chu kỳ từng tuần thì chuyện các NPH mặn mà trong việc phát triển, tìm ra những biện pháp khắc chế gian lận khó mà vượt qua mục tiêu nhanh chóng phát hành rồi thương mại hóa, rút ngắn thời gian sinh lời. Một số "vết xe đổ" trong việc chống hack như Cabal của AsiaSoft "trảm" gần 20 ngàn tài khoản gian lận rồi rơi vào thời kỳ suy thoái cũng khiến nhiều hãng lớn e dè sợ hãi.
Tuy nhiên, vấn nạn này không phải là de dọa tới sự sống còn của tất cả các hãng phát hành. Độc Bá Giang Hồ, trò chơi vừa tuyên bố sẽ đóng cửa vào ngày 27/7 tới đây, nếu không xét về chất lượng gameplay hay đồ họa, cũng được coi là game online không bị chi phối bởi cơn lũ hack game và gian lận. Mặc dù vẫn có tình trạng lừa đảo, sử dụng phần mềm xấu xuất hiện nhưng dưới sự phản ánh của cộng đồng cùng các biện pháp mạnh tay, cứng rắn của admin, hầu hết các trường hợp đều nhanh chóng bị xử lý, nêu tên trên thông cáo. Nạn nhân nếu không nhận lại được các món đồ đã mất cũng được bồi thường chút gì đó tương xứng với tài sản của mình.
Dù sắp "ra đi" nhưng game thủ Độc Bá Giang Hồ có thể tự hào về bộ phận quản lý của mình.
Ngược lại, từ ngày ra mắt năm 2008 tới nay, "siêu phẩm" game bắn súng do VTC phát hành đã từng mở rất nhiều chiến dịch diệt hack, các sự kiện trưng cầu ý kiến người chơi về cách chống gian lận trong game và nhận được vô số sự quan tâm hỗ trợ từ cộng đồng người chơi (điển hình là chỉ trong 7 ngày, từ 11/05 đến 18/05/09, đã có 90.000 lượt trả lời của game thủ tham gia khảo sát cùng với 20.000 ý tưởng, 500 email sáng kiến...), đại diện của VTC cũng nhiều lần tuyên bố "đang nghiên cứu áp dụng những sáng kiến của cộng đồng để chống hiện tượng chơi xấu trong game", năm 2012 còn được tung hô là "năm diệt hack của Đột Kích"... phần lớn trong số chúng đã tạo được tiếng vang và gây sự chú ý từ phía xã hội, đem lại một số "hiệu quả nhất định" trong một số "thời gian nhất định".
"Không giảm thiểu được nạn gian lận, lừa đảo trong game thì hãng phát hành VTC đâu có đủ quyền và tư cách phát hành các trò chơi mang tính giáo dục hay đưa game online vào trường học. Việc cho phép học sinh sinh viên tiếp cận với một môi trường đầy các phần tử xấu, các hành vi gian lận không lành mạnh, tính ăn thua cay cú hay một xã hội ảo đầy kẻ lừa đảo sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và suy nghĩ của thanh thiếu niên. Thay vì dùng nhiều chiêu PR, quảng cáo để tô vẽ vẻ bề ngoài cho mình, các NPH nên xem xét lại bản chất cũng như nội dụng sản phẩm của mình, để đem tới cho người chơi một thứ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, chất lượng", game thủ nouvo bày tỏ ý kiến khá mạnh mẽ.
Hô hào nhiều nhưng dường như kết quả mà VTC đạt được không có nhiều giá trị.
Nhìn ra thế giới
Trên thực tế, theo pháp luật, việc ăn cắp thông tin (mật khẩu, account..), phá hoại tài sản của các hacker trên mạng internet sẽ phải chịu những hình phạt không nhỏ, gây ra sai phạm nghiêm trọng sẽ bị quy kết tội hình sự. Những hacker có hành vi không tốt đều được coi là tội phạm mạng và luật pháp Việt Nam cũng đã công nhận tội phạm dạng này.
Không chỉ đất nước có nền công nghiệp game phát triển nhất thế giới là Hàn Quốc mà các "vương quốc game" khác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật... game thủ khi muốn chơi một game nào đó thì đều bắt buộc phải đăng ký thông tin hoàn toàn chính xác, sau đó chờ sự xác nhận từ nhà cung cấp dịch vụ.
Tại các nước này, chế tài xử phạt về mặt hình sự đối với những người viết phần mềm hack game, các game thủ sử dụng đều được quy định rõ ràng. Trong khi đó, Việt Nam được coi là nước có thị trường game phát triển nhất Đông Nam Á, lại chưa chú trọng, quan tâm và hoàn thiện chế tài, quy định về tài sản ảo hay tội phạm trong game online.
Hình ảnh về một nhóm hacker Trung Quốc bị chính quyền bắt giữ. (ảnh: ictnews)
Thay cho lời kết
Cộng đồng game thủ Việt đã phải "sống chung với lũ" không chỉ ngày một, ngày hai mà là vài năm trời, một quãng thời gian không hề nhỏ. Nếu tiếp tục "giữ vững lòng tin" vào một tương lai tự động tươi sáng mà không chịu hành động, rất có thể ngành công nghiệp giải trí game ở nước ta sẽ chỉ còn những "món ăn nhanh và khó nuốt", một thị trường game online chạy theo lợi nhuận cũng như kéo theo sự tha hóa về đạo đức game thủ. Thời kỳ huy hoàng của những năm đầu trò chơi trực tuyến hội nhập, khi mà người chơi sống giải trí với sự đam mê, thích thú, tình bạn và sự sẻ chia kinh nghiệm có thể sẽ biến mất vĩnh viễn.
Theo Game Thủ