Bộ ảnh “chất lừ” của nữ sinh giỏi ngoại ngữ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Theo đuổi phong cách cá tính, mạnh mẽ, Đào Phương Nhi – sinh viên năm nhất, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mới đây đã thực hiện bộ ảnh đầy nghệ thuật.
Phát hiện ra bản thân có năng khiếu về ngoại ngữ, cô gái sinh năm 2002 Đào Phương Nhi đặt nguyện vọng vào khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đào Phương Nhi chia sẻ: “Sau khi thi đỗ vào trường, mình đã và đang cố gắng, nỗ lực hết sức để đạt được nhiều thành tích trong học tập và dùng thời gian còn lại tham gia các hoạt động ngoại khoá, phát triển bản thân.
Đào Phương Nhi theo đuổi phong cách mạnh mẽ, cá tính.
Trước đây, vì đã có được một vài thành tích học tập nên mình trở nên chủ quan, không chăm chỉ nỗ lực trong một thời gian dài dẫn tới thành tích học tập có phần giảm sút. Kỳ học trước mình không đạt được kết quả như mong muốn nên mình phải tập trung hơn và kiếm tìm phương pháp học tập phù hợp để có thể nhận về kết quả cao.”
Ngoài ra, nhờ có khả năng thấu hiểu người khác, Phương Nhi đang có định hướng học tập và làm việc về lĩnh vực nhân sự hoặc theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện. Không những thế, cô gái trẻ còn thường xuyên dành thời gian để vẽ, đàn, hát hay những hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ, gym, bơi lội… rèn luyện bản thân, có một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.
Video đang HOT
Phương Nhi chia sẻ: “Mình mới học được một câu nói vô cùng hay, đó là: ‘Một cái đầu thông minh không bằng một cây bút chì cùn’. Nó khiến mình nhận ra rằng sự thông minh vốn có của bản thân không phải là điều quyết định thành công của mỗi người, sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng mới là thứ quan trọng nhất.
Cho dù theo đuổi phong cách cá tính, năng động, mạnh mẽ nhưng đôi khi Phương Nhi vẫn muốn trở nên nhẹ nhàng, bánh bèo, cô nàng muốn mỗi lần xuất hiện lại mang một phong cách cách khác nhau. Vì thế Phương Nhi không ngần ngại thay đổi bản thân thường xuyên từ kiểu tóc, màu tóc cho tới phong cách ăn mặc của mình.
Trong tương lai gần, Phương Nhi sẽ học tập thật tốt với mong muốn từ kỳ học tới kết quả học tập của cô nàng sẽ đạt loại khá giỏi trở lên. Tiếp theo đó là sẽ cố gắng tìm một công việc mà bản thân cảm thấy thích thú nhất, nếu có cơ hội Phương Nhi sẽ đi du học để ngày càng tiến xa hơn nữa trên con đường tìm kiếm công danh của mình.
Nguồn ảnh: Hoàng Hồng Đức
Học tốt nhờ phương pháp học khoa học
Vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ của ngày đầu bước vào giảng đường đại học, nhiều bạn trẻ đã nỗ lực học tập bằng những phương pháp hiệu quả, khoa học.
Ngoài thời gian học tập, Trường Thọ còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện - ẢNH: NVCC
Trang bị ngoại ngữ từ khi còn là học sinh
Từng hạn chế về ngoại ngữ nhưng giờ đây Nguyễn Trường Thọ, 21 tuổi, quê Sóc Trăng, sinh viên ngành Kỹ thuật dầu khí, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, đã đạt được những thành tích đáng nể như sinh viên giỏi toàn diện của khoa, học bổng của khoa dành cho sinh viên có điểm trung bình và rèn luyện cao nhất toàn khóa cùng với số điểm IELTS 7.0/9.0.
Theo Trường Thọ nên trang bị tiếng Anh từ khi còn là học sinh để không bỏ lỡ nhiều cơ hội: "Học tiếng Anh không nên chú trọng quá vào ngữ pháp, mà phải học cách sử dụng như cách sử dụng tiếng Việt, vì khi quá chú trọng ngữ pháp thì chỉ làm tốt được bài kiểm tra chứ không hiểu về ngôn ngữ...".
Chia sẻ về việc học tốt các môn tự nhiên, theo Trường Thọ cần có tư duy logic, và chịu khó nghiên cứu. "Khi làm một bài kiểm tra thì đề không thể nào giống như bài tập đã được hướng dẫn trước đó, vì vậy mình phải hiểu sâu vấn đề, ví dụ có một công thức thì bạn phải tìm hiểu làm sao có công thức đó...", Thọ nói.
Ngoài ra, theo Thọ cần cân bằng giữa học và chơi để giúp đầu óc thư giãn, giải trí: "Bên cạnh học kiến thức, mình vẫn dành thời gian đi đá banh, chơi game,... giúp mình thư giãn, có thêm năng lượng để học tốt hơn", Trường Thọ nói.
Lấy cái khó làm động lực
Để vừa học tập tốt vừa có kỹ năng sống thì cần học cách thích nghi, giải quyết từng vấn đề, biết cân bằng mọi thứ.
Lương Thảo Hân (thứ 2 từ trái sang) tự tin hòa nhập với môi trường đại học - ẢNH: NVCC
Lương Thảo Hân, sinh viên ngành y đa khoa Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cựu học sinh Trường THPT An Lạc Thôn, tỉnh Sóc Trăng, đạt những thành tích như danh hiệu sinh viên giỏi với điểm trung bình là 3,34/4, chia sẻ về cách học tập: Nên lấy cái khó làm động lực, đặt mục tiêu học tập, từ những mục tiêu đã đặt ra mà có cách học phù hợp. Khi đến lớp nên chú tâm nghe giảng, về nhà thì triển khai kiến thức thành dàn bài, viết ra giấy để ghi nhớ tốt hơn. Ngoài học kiến thức ở trường thì theo Thảo Hân cần đọc thêm nhiều loại sách.
Theo Hân, ngoài giờ học cần dành thời gian cho hoạt động vui chơi, tập thể thao từ đó để cải thiện được sức khỏe, kỹ năng giao tiếp,... "Học ở quê tuy có thiếu thốn về điều kiện vật chất nhưng mình cũng có những ưu điểm riêng như chịu khó, kiên trì, dễ thích nghi với môi trường mới, khỏe mạnh, dẻo dai có nhiều lợi thế trong các hoạt động ngoại khóa", Hân chia sẻ.
Hồ Văn Nhật Trường đạt giải nhất trong kỳ thi Olympic Sinh học Sinh viên toàn quốc năm 2020 - ẢNH: NVCC
Hồ Văn Nhật Trường, 22 tuổi, quê Bến Tre, tốt nghiệp loại xuất sắc với điểm trung bình tích lũy là 3,86/4, thủ khoa tốt nghiệp K42 ngành Sư phạm sinh học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết để học tốt cần có hai phương tiện: "Phương tiện thứ nhất chính là công nghệ thông tin, tin học căn bản để có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn tài liệu phù hợp. Thứ hai là biết chọn lọc tài liệu, giáo trình môn học".
Theo Nhật Trường, khó khăn về kinh tế cũng vấn đề khiến nhiều bạn không theo đuổi được con đường học vấn mặc dù học rất giỏi: "Nếu gặp khó khăn về kinh tế, các bạn có thể 'săn' các suất học bổng, và học bổng thường kèm theo điều kiện học lực, giúp bạn có động lực học tập hơn".
Viết bài theo sơ đồ tư duy
Theo Văn Thành Huy, 22 tuổi, quê Ninh Thuận, sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, các bạn trẻ chọn học các ngành xã hội cần có phương pháp học đúng đắn từ đầu. "Nên viết bài theo dạng sơ đồ tư duy, tự trang trí bằng nhiều màu sắc khác nhau tuy hơi mất thời gian nhưng kiến thức sẽ được khắc sâu", Thành Huy chia sẻ.
Văn Thành Huy (thứ 2 từ phải qua) tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội - ẢNH: NVCC
Ngoài ra, theo Huy cũng nên học từ bạn bè, thường xuyên học nhóm, tận dụng internet để tạo nhóm chia sẻ thêm kinh nghiệm học tập tốt hơn.
Nhiều trường chọn cho học sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến Sở GD-ĐT Hà Nội mở cổng tuyển sinh để học sinh lớp 12 đăng ký nguyện vọng nháp, giúp thí sinh làm quen với đăng ký trực tuyến. Học sinh lớp 12 bắt đầu thực hiện khai hồ sơ dự thi tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm - ĐÀO NGỌC THẠCH Học sinh muốn nộp...