Bỏ 2 tỉ đồng, cặp vợ chồng xây trường dạy học miễn phí
Để giúp các em học sinh vùng nông thôn, một cặp vợ chồng trẻ đã thực hiện dự án “Quỹ vì trẻ em nông thôn – VTEN”, khởi đầu với 2 tỉ đồng xây dựng trường dạy học miễn phí tại Hà Tĩnh.
Anh Thành dạy môn âm nhạc cho học sinh
Đưa vào hoạt động gần 2 tháng, ngôi trường mới mở cửa ở xóm 7 (xã Cẩm Quang, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) do vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thành và chị Trịnh Thị Huyền Trang (cùng 35 tuổi, ngụ TP.HCM) bỏ tiền xây dựng, đang dạy học miễn phí cho hơn 400 học sinh nghèo với 4 môn: tiếng Anh, âm nhạc, bơi và võ thuật.
Vợ chồng đồng chí hướng
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo xã Cẩm Quang nên anh Thành thấu hiểu được sự thiệt thòi của trẻ em nông thôn. Trong thời gian học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, anh và người bạn đời hiện nay đã nung nấu ý định làm một điều gì đó cho cộng đồng.
“Vợ tôi là người Quảng Nam, cũng xuất thân từ gia đình nghèo khó. Khoảng thời gian học cùng lớp đại học, cả hai có chung chí hướng nên đã lên kế hoạch lập dự án với tên gọi “Quỹ vì trẻ em nông thôn – VTEN”. Cũng vì sự đồng điệu này mà chúng tôi nảy sinh tình cảm với nhau”, anh Thành kể.
Video đang HOT
Năm 2012, vợ chồng anh Thành lập được hai công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị trường học và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đầu năm 2018, khi công ty “vào guồng”, vợ chồng anh bắt đầu thực hiện tâm nguyện đã ấp ủ từ lâu.
Giao công ty lại cho vợ quản lý, anh Thành mang 2 tỉ đồng về quê khởi công xây dựng ngôi trường nhỏ trên mảnh đất rộng 2.000 m2 do bố mẹ để lại. “Ban đầu, chúng tôi tính chỉ xây một vài lớp học dạy 2 môn tiếng Anh và âm nhạc. Nhưng qua khảo sát thì môn bơi và võ thuật cũng rất cần thiết. Vì thế, đã mở rộng thêm cơ sở hạ tầng làm nơi dạy 4 môn”, anh Thành nói và cho biết sau 6 tháng thi công, ngôi trường có 2 phòng học, 1 bể bơi, một sân tập võ đã hoàn thành.
Đi tìm thầy dạy
Trường xây xong, chị Trang cũng tạm gác công việc, cùng chồng tìm giáo viên đứng lớp. Một số giảng viên, sinh viên Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Hà Tĩnh và các học sinh giỏi môn tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Hà Tĩnh đã đồng ý ngay khi vợ chồng anh Thành ngỏ lời.
Hai môn bơi, võ thuật được một giáo viên dạy thể dục Trường THCS Huy Nam Yên (H.Cẩm Xuyên) và CLB võ cổ truyền H.Cẩm Xuyên giảng dạy. Vợ chồng anh thì thay nhau làm giáo viên môn âm nhạc, chuyên dạy nhạc lý đàn organ, guitar, trống. “Đến nay, đã có tổng cộng 88 tình nguyện viên tham gia dạy học. Chúng tôi chỉ hỗ trợ chi phí đi lại và cơm trưa cho các giáo viên như là một sự cảm ơn công sức đóng góp của mọi người”, anh Thành nói.
Ngày 18.6, ngôi trường chính thức khai giảng với 400 học sinh tuổi từ 6 – 15. Do học sinh đăng ký quá đông và phòng học hạn chế nên anh Thành phải phân chia thành 10 lớp tiếng Anh, 7 lớp bơi, 4 lớp organ, 4 lớp guitar, 1 lớp trống và 3 lớp võ. Trung bình mỗi lớp từ 25 – 30 em. Chị Nguyễn Thị Yến, một phụ huynh, cho hay: “Gần 2 tháng theo học tại đây, con tôi và các học sinh khác không phải đóng một đồng nào. Tôi cảm nhận trường học này đang giúp các trẻ em vùng nông thôn phát huy được trí tuệ”.
Anh Thành cho hay, trường học mới chỉ là một phần nằm trong dự án “Quỹ vì trẻ em nông thôn – VTEN”. Vợ chồng anh sẽ kêu gọi thêm các tổ chức, đơn vị, bạn bè hỗ trợ để thực hiện 2 phần còn lại trong dự án là tổ chức các chương trình thiện nguyện và trao học bổng cho học sinh nghèo. Nếu được chung tay góp sức, vợ chồng anh sẽ nhân rộng chương trình ra các tỉnh, thành khác.
Theo xaluan.com
Bất mãn với chồng thì không bao giờ có hạnh phúc
Có một đặc điểm chung ở các cặp vợ chồng là ít người cảm thấy mãn nguyện về nhau. Cả hai đều bất mãn về nhau, nhưng đàn ông thường ít khi biểu hiện sự bất mãn về vợ ra bên ngoài, còn phụ nữ thì ngược lại. Họ thường xuyên kêu ca phàn nàn về chồng mình, đến mức trở thành như một cái tật... khó bỏ. Họ kêu chán chồng, bất mãn về chồng nhưng tuyệt nhiên bỏ chồng thì không.
Bệnh "than" của các bà vợ
Chị Hoàng Lan, nhân viên văn phòng ở Hà Nội vẫn thường được các đồng nghiệp đặt cho một biệt danh là "Lan Quảng Ninh". Bị đặt cho biệt danh đó là bởi chị hay than thở, than phiền về chồng chứ không phải chị sinh ra hay sống ở Quảng Ninh. Chị Lan có một cái tật là hễ cứ ai hỏi chuyện hay ngồi tâm sự cùng bạn bè đồng nghiệp một lúc là chị lại kêu chán. Lúc chị kể chồng chị léng phéng với cô này cô kia, lúc thì kêu ca vì chồng thô lỗ, lúc nói về chuyện vô trách nhiệm về tiền bạc, lúc kêu chồng không làm việc nhà. Nhiều hôm nghe chuyện của chị, cứ tưởng chị sắp bỏ chồng đến nơi. Thế nhưng, ngay hôm sau đã thấy chị ôm eo chồng rất tình cảm đi xe máy ngoài đường.
Cùng một chủ đề vợ chồng to tiếng cãi vã, chồng điên lên tự dưng chửi vợ này nọ khiến chị không thể chấp nhận nổi nhưng hết lần này rồi lượt khác, câu chuyện ứng xử đó vẫn lặp đi lặp lại đối với chị Lan như một điệp khúc. Một số bạn bè, đồng nghiệp mỗi lần thấy chị Lan nước mắt ngắn dài kể tội chồng, họ tội nghiệp cho chị lắm. Họ nói với chị rằng: "Chồng như thế thì thà không có còn hơn". Những lúc như vậy, khí thế bỏ chồng của chị Lan lên ngùn ngụt. Ai cũng nghĩ rằng, chị Lan sắp ly dị đến nơi. Thế nhưng hơn chục năm nay, cứ mỗi lần vợ chồng chị giận nhau một trận lớn thì ngay sau đó họ lại có thêm một đứa con. Đến nỗi, một số bạn bè đồng nghiệp của chị Lan cho biết, giờ đây mỗi lần nhìn thấy những đứa con khôi ngô xinh xắn của vợ chồng chị Lan, họ cảm thấy như mình có lỗi với chúng vì có một thời họ đã khuyên chị Lan "bỏ chồng".
Ảnh minh họa
Không riêng gì chị Lan, bệnh bất mãn chồng trên thực tế là câu chuyện không của riêng ai. Trước đây trên mạng xã hội, chị em đã từng lập một hội có tên "Hội những người chán chồng". Gần đây, các bà vợ lại thêm một phiên bản mới đó là họ lập thêm một cái hội rất đặc biệt, đó là "Hội bất mãn chồng". Như tiêu đề ra mắt Hội bất mãn chồng thì Hội được lập ra để cho "các mẹ" bày tỏ nỗi lòng bức xúc, giúp xả hơi và cùng nhau giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Những câu chuyện được chia sẻ chủ yếu trên Hội Bất mãn chồng vẫn chủ yếu là nỗi lòng bức xúc về cách ứng xử của các đức lang quân.
Một thành viên mới của Hội rất chân thành bày tỏ: "Các bà ơi, cho tôi trút nỗi lòng với. Nếu tôi liệt kê ra đây các vấn đề của ông chồng khiến cho tôi bức xúc, chắc các bà sẽ đọc mất hai ngày đấy, nên tôi tạm kể lể vài cái lớn nhất, cũng đủ khiến cho tôi chết dần chết mòn rồi đây". Mặc dù mào đầu là chỉ kể vài chuyện nhưng sau đó thành viên này đã liệt kê ra một loạt tội của anh chồng và kết thúc một câu đầy cảm xúc hết sức buồn thảm "chỉ muốn xách hai đứa con ra khỏi cái nơi chỉ có nước mắt đó, buồn lắm".
Những thứ tội của chồng mà thành viên này bức xúc đó là: Thứ nhất, không chia sẻ tài chính, có lương giữ lại tiêu riêng. Thứ hai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ", yêu con trai hơn con gái, con ốm không đoái hoài gì vẫn đi chơi tenis qua đêm không về. Thứ 3, coi vợ như ô sin trong nhà, việc gì trong gia đình cũng quy về trách nhiệm của vợ. Thứ 4, bỏ bê lạnh nhạt chuyện chăn gối. Thứ 5, xem vợ như người tàng hình, ốm đau không hỏi han quan tâm. Thứ 6, uống rượu như nước lã...vân vân và vân vân.
Đòi hỏi nhiều sẽ bức xúc nhiều
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội), hiện tượng phụ nữ hay phàn nàn về chồng là có thật. Điều đáng chú ý là những điều khiến các bà vợ bức xúc cũng là có thật. Tuy nhiên, trên thực tế các ông chồng có tệ đến mức như họ nghĩ không lại là một chuyện khác.
Trên thực tế, đã là vợ chồng thì đương nhiên sẽ phải cư xử với nhau hơn người dưng. Bất cứ ai cũng vậy, dù là đàn ông hay phụ nữ, người mà họ lo lắng và phải suy nghĩ nhiều nhất vẫn là người bạn đời và những đứa con của họ. Có cần đến nhau thì người ta mới lấy nhau. Có thấy người kia có giá trị mới rước họ về làm vợ, hay theo người ta về nhà chồng. Nói một cách dễ hiểu thì chồng bao giờ cũng là "số 1" mà vợ bao giờ cũng là "number one". Có gì hay ho nhất, quý giá nhất đương nhiên là phải dành cho người bạn đời của mình. Ngược lại, cái gì dở nhất cũng sẽ tặng cho người bạn đời.
Chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa cho rằng, vợ chồng với nhau mặc dù có lo lắng đấy, có ưu tư đấy, có quan tâm đấy nhưng trên thực tế ít ai có thể làm hài lòng được người bạn đời của mình. Nguyên nhân là bởi, không phải người chồng quá tệ hay người vợ quá tồi mà là do chính sự đòi hỏi của mình sinh ra mọi bức xúc. Đòi hỏi về người khác càng nhiều thì bức xúc càng lớn. Mà vợ chồng lại hay đòi hỏi ở nhau nên nếu mà nói trong cuộc đời, bạn bức xúc về ai nhất thì chính là bức xúc về vợ hoặc chồng mình.
Vì thế, theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, cách để hạn chế sự bất mãn hay bức xúc trong lòng mình thì tốt nhất là hạn chế sự đòi hỏi về người bạn đời của mình. Học sống đơn giản, ít nhu cầu, hài lòng với những gì mình có thì cuộc sống của mỗi người trong hôn nhân sẽ bớt đi sự nặng nề, sẽ có được sự an vui.
Theo Giadinh.net
Đàn ông chăm vợ con dễ bị thiệt thòi về chuyện ấy Những người đàn ông nâng niu, chăm sóc vợ sau khi sinh con thường ít có điều kiện quan hệ tình dục - đây là kết luận của các nhà khoa học Canada. Các chuyên gia Đại học Dalhousie, Canada đã tiến hành khảo sát tâm lý của 255 cặp vợ chồng mới có con. Sau khi phân tích dữ liệu thu thập...