BMW và Volkswagen bị phạt hơn 1 tỷ USD
Ủy ban châu Âu đã phạt hai hãng xe Volkswagen và BMW số tiền lần lượt là 502 triệu euro (tương đương 594 triệu USD) và 373 triệu euro (tương đương 441 triệu USD), vì đã thông đồng để hạn chế việc sử dụng công nghệ làm sạch khí thải diesel.
BMW và Volkswagen bị phạt hơn 1 tỷ USD.
Thông báo của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 3 nhà sản xuất ô tô Đức bao gồm: Daimler, BMW và Volkswagen đã sở hữu công nghệ giảm lượng khí thải độc hại có hiệu quả vượt mức yêu cầu theo luật của châu Âu. Tuy nhiên, các hãng này đã thông đồng với nhau, không cạnh tranh để tận dụng triệt để tiềm năng của công nghệ này.
Điều đáng nói là Daimler sẽ không bị xử phạt, trong khi hai công ty còn lại phải chịu mức phạt tổng cộng hơn 1 tỷ USD.
Ủy viên phụ trách cạnh tranh của EU, bà Margrethe Vestager, nhấn mạnh quyết định của EC phạt các hãng trên về hành vi sai trái trong hợp tác kỹ thuật cho thấy rõ EC không dung túng các công ty thông đồng làm sai.
Video đang HOT
Hiện, BMW đã chấp nhận quyết định của Ủy ban châu Âu và nộp phạt 373 triệu Euro. Trong khi Volkswagen cho biết đang cân nhắc các hành động pháp lý chống lại quyết định này.
Bị áp mức phạt 502 triệu Euro, Volkswagen cho rằng EC đang đặt chân vào một lĩnh vực tư pháp mới, theo đó lần đầu tiên xử lý vấn đề hợp tác kỹ thuật như một hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
“EC xử phạt dù nội dung đàm phán giữa các hãng ô tô chưa được triển khai và không có khách hàng nào bị tổn hại”, đại diện của hãng xe Volkswagen cho biết.
Đức hỗ trợ 3,6 tỷ USD cho các hãng để phát triển xe điện
Nhiều hãng xe nổi tiếng của Đức như BMW, Volkswagen, Daimler,... sẽ được Chính phủ Đức hỗ trợ kinh phí "khủng" lên tới 3,6 tỷ USD để phát triển sản xuất xe điện.
Mới đây, Chính phủ Đức thông báo sẽ hỗ trợ kinh phí trị giá 3 tỷ Euro (tương đương 3,6 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp phát triển xe hơi động cơ điện, đối phó với dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Gói hỗ trợ trên được đưa ra trong bối cảnh doanh số của ngành sản xuất xe nước này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19. Đồng thời, các hãng xe Đức còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện.
Các hãng xe hàng đầu của Đức như BMW, Volkswagen, Daimler,... rất vui mừng khi Chính phủ nước này chính thức thông qua gói hỗ trợ này,
Ông Ola Kaelleniu - Giám đốc điều hành của Daimler hoan nghênh thông báo của chính phủ và cho rằng: "Các quyết định là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời trong thời điểm này."
Chính phủ Đức sẽ chi 3,6 tỷ đô la hỗ trợ các hãng ô tô nước này phát triển sản xuất xe điện. Ảnh: Autoblog
Giám đốc điều hành của Volkswagen Herbert Diess cũng cho biết, ông tự tin rằng Đức có thể củng cố vai trò dẫn đầu của mình trong việc sản xuất các sản phẩm xe điện. Đồng thời nhấn mạnh vào kế hoạch tập trung giảm giá sâu đối với ô tô điện trong tương lai.
Đáng chú ý gói hỗ trợ 3,6 tỷ đô la này này của Chính phủ Đức không phải là tiền chuyển thẳng vào tài khoản của các hãng xe mà được sử dụng để hỗ trợ khách hàng chuyển sang sử dụng xe điện và khuyến khích các sáng kiến chế tạo mới.
Cụ thể, Chính phủ sẽ phân bổ khoảng 1,2 tỷ đô la kéo dài từ nay đến năm 2025 nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng mua xe điện thông qua giảm giá bán để kích cầu.
1,2 tỷ đô la nữa sẽ được sử dụng cho chương trình xử lý phế liệu khi hàng loạt xe cũ động cơ xăng hoặc diesel bị thải bỏ. Còn lại khoảng 1,2 tỷ đô la dùng để tài trợ cho các sáng kiến mới.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến băn khoăn, khi phát triển xe điện thì hạ tầng cần đồng bộ để đáp ứng nhu cầu, như xây dựng hệ thống trạm sạc điện. Chính phủ cần tính toán đến việc đầu tư cho lĩnh vực này.
Ông Oliver Zipse, Giám đốc điều hành của BMW cho biết, việc thiếu cơ sở hạ tầng như trạm sạc đang kìm hãm tham vọng của các nhà sản xuất ô tô.
"Đức cần xây dựng 1 triệu trạm sạc mỗi năm nếu nước này muốn đưa 10 triệu ô tô điện chạy trên đường trong vòng vài năm", ông Oliver Zipse nói trong một cuộc thảo luận do Sueddeutsche Zeitung tổ chức.
Đại diện tập đoàn công nghiệp năng lượng BDEW cho biết, các trạm sạc điện sẽ được gấp rút triển khai trong năm nay để đạt con số 33.107 trạm. Nhưng tạm thời nhiều trạm chưa đưa vào sử dụng vì hiện tại chỉ có 240.000 ô tô chạy điện trên đường. Theo tính toán của tập đoàn này thì sẽ phải có ít nhất 550.000 ô tô điện thì mới đủ để tạo ra lợi nhuận cho cơ sở hạ tầng hiện tại.
Đại diện hãng Volkswagen cho biết, hãng này sẽ đạt được mục tiêu phát thải vào 2021 nhờ vào việc thúc đẩy sản xuất hàng loạt xe điện. Volkswagen đã "chi bạo" 73 tỷ Euro (86 tỷ USD) cho kế hoạch chuyển đổi sang chế tạo ô tô điện với các nhà máy ở Emden và Hanover.
Hãng BMW cũng có kế hoạch đưa ra thị trường 25 mẫu xe điện vào năm 2023, trong đó hơn một nửa là xe chạy hoàn toàn bằng điện. Từ nay đến năm 2025, dự kiến doanh số của BMW cho xe điện sẽ tăng mỗi năm trung bình 30%.
Các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức mạnh mẽ ứng phó đại dịch Đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều tác động xấu tới ngành công nghiệp ô tô, khiến các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới bị thiệt hại lớn về doanh số bán hàng và doanh thu. Biểu tượng Daimler tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Đức đang làm tốt hơn đáng kể so...