Bloomberg: Nga và Ukraine đang tổ chức ‘các cuộc đàm phán hạn chế’
Trích dẫn nguồn tin từ phía Nga, Bloomberg cho hay Nga và Ukraine đang tổ chức “các cuộc đàm phán hạn chế” tại Qatar.
Cờ của Nga và Ukraine. Ảnh: Sputnik
Theo nguồn tin, các cuộc đàm phán tập trung vào ngăn chặn các mối đ.e dọ.a đối với các cơ sở hạt nhân trong bối cảnh xung đột giữa hai nước láng giềng vẫn đang diễn ra. Các nguồn tin từ phía Ukraine khẳng định rằng các cuộc đàm phán duy nhất giữa hai bên chỉ liên quan đến việc trao đổi tù binh. Trước đó hôm 15/1, cả Moskva và Kiev đã xác nhận cuộc trao đổi tù binh mới nhất, với việc trao trả 25 binh sĩ mỗi bên.
Theo Bloomberg, Điện Kremlin đã từ chối bình luận về các cuộc đàm phán này.
Tháng 8/2024, tờ Washington Post cho biết Moskva và Kiev đã tổ chức các cuộc đàm phán về lệnh hoãn tấ.n côn.g cơ sở hạ tầng năng lượng tiềm tàng do Qatar làm trung gian. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị cản trở bởi cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga vào đầu tháng 8, hãng truyền thông Mỹ cho biết. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã phủ nhận các thông tin này, cho rằng đó chỉ là tin đồn.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, cũng khẳng định không có bất kỳ thỏa thuận nào về “chế độ an ninh” cho các cơ sở hạ tầng quan trọng. Theo bà Zakharova, Moskva và Kiev đã không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào kể từ mùa xuân năm 2022 khi các cuộc đàm phán hòa bình sụp đổ. Nga đổ lỗi cho sự can thiệp của phương Tây chính là nguyên nhân.
Tháng 11/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, ông Majed bin Mohammed al-Ansari, nhấn mạnh rằng quốc gia này luôn nỗ lực thúc đẩy hòa bình trong xung đột Ukraine, không chỉ dừng lại ở các hoạt động nhân đạo.
Theo ông al-Ansari, Qatar luôn theo đuổi chính sách hướng tới “đạt được hòa bình”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar cũng tuyên bố rằng Doha ủng hộ mọi nỗ lực nhằm đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ khi nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky thông qua sắc lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào mùa thu năm 2022. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ European Pravda được công bố hôm 15/1, Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga đã xác nhận rằng lệnh trì hoãn đó vẫn còn hiệu lực. Ông cũng cho biết Kiev sẽ chờ thêm các cuộc tiếp xúc với Mỹ trước khi thực hiện bất kỳ động thái nào.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình bất cứ lúc nào mà không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào khác, ngoài những điều kiện đã thỏa thuận tại Istanbul vào năm 2022. Dự thảo hiệp ước này liên quan đến việc Kiev đồng ý quy chế trung lập và chấp nhận các hạn chế đối với việc triển khai vũ khí nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine.
Bloomberg: Ông Trump có thể không buộc Ukraine đàm phán sớm với Nga
Các đồng minh châu Âu của Ukraine đã tỏ ra lạc quan một cách thận trọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ không buộc Kiev phải nhanh chóng đàm phán với Nga.
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, sự lạc quan này xuất hiện sau một loạt các cuộc trao đổi riêng với các thành viên trong đội ngũ của ông Trump. Theo giới chức nắm rõ nội dung cuộc đàm phán kín, các đối tác xuyên Đại Tây Dương đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Họ cho rằng những cuộc trao đổi này mở ra hy vọng rằng chính quyền mới của ông Trump có thể giúp Ukraine vốn đang kiệt quệ trở lại vị thế mạnh mẽ trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Tuy nhiên, những người đã tham gia các cuộc thảo luận cũng cảnh báo cần phải thận trọng, bởi ông Trump từng thay đổi kế hoạch vào phút chót, điều này tạo nên sự không chắc chắn.
Các quan chức của ông Trump đã tiếp thu hai quan điểm quan trọng từ các đồng minh châu Âu. Thứ nhất, việc rút quân khỏi Kiev có thể dẫn đến hậu quả tương tự như cuộc rút quân hỗn loạn của Tổng thống Joe Biden khỏi Afghanistan. Thứ hai, nếu ông Trump quyết định rút viện trợ cho Kiev, điều này có thể gây ra ch.ỉ tríc.h không kém phần gay gắt.
Hiện tại, kế hoạch của ông Trump đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa rõ ràng, dù chỉ còn một tuần nữa sẽ diễn ra lễ nhậm chức. Dù nhóm chiến lược của ông Trump đã đưa ra một s.ố đ.ề xuất, các quan chức châu Âu và Ukraine nhận định rằng chưa có chiến lược nhất quán nào sẽ được công bố sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1.
Dẫu vậy, các cuộc thảo luận này đã đem đến một chút lạc quan dè dặt ở châu Âu. Các quan chức đã từng chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ, nếu ông Trump giữ lời hứa kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột và có thể đạt được một thỏa thuận có lợi cho Nga.
Châu Âu ngày càng tin rằng thỏa thuận chấm dứt xung đột có thể được thực hiện trong tương lai gần. Họ kỳ vọng rằng việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev sẽ khiến Nga chịu thêm tổn thất về kinh tế và quân sự, mở đường cho các cuộc đàm phán với Ukraine.
Một số quan chức nhận thấy, bất chấp những lời lẽ ch.ỉ tríc.h chiến dịch của Ukraine, đội ngũ của ông Trump vẫn hiểu rõ thất bại trong cuộc chiến có thể gây ra hậu quả lớn, tương tự như cuộc rút quân khỏi Afghanistan. Khi đưa ra giải pháp, có sự đồng thuận rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần bao gồm đảm bảo an ninh cho Kiev.
Ông Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, đã đề xuất duy trì viện trợ cho Ukraine để nước này có thể ngồi vào bàn đàm phán trong một vị thế mạnh mẽ. Ông cũng phác thảo một thỏa thuận tiềm năng, trong đó đề xuất đóng băng tiề.n tuyến hiện tại, tạo khu vực phi quân sự và trì hoãn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine "trong thời gian dài".
Theo các quan chức châu Âu, vấn đề về tư cách thành viên NATO của Ukraine, một trong những yêu cầu chính của Nga, khó có khả năng được ông Trump chấp thuận. Tuy nhiên, châu Âu vẫn muốn giữ vấn đề này trên bàn đàm phán.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải quyết xung đột Ukraine dựa trên các điều kiện mà nước này đưa ra. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc quân đội Ukraine rút khỏi Donbass và Novorossiya, Kiev từ chối gia nhập NATO, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và đảm bảo Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập và phi hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Nga bình luận về triển vọng đàm phán với Ukraine sau vụ tấ.n côn.g Kursk Trong cuộc họp báo hôm 28/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva sẽ không đàm phán với chính quyền Kiev sau vụ tấ.n côn.g khủng bố của Ukraine vào khu vực Kursk. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: TASS/TTXVN "Vào tháng 6 năm nay,...