Blockchain là ‘chìa khóa vàng’ trong chuyển đổi số
Ngày 14.10 tại TP.HCM diễn ra hội thảo với chủ đề “ Blockchain trong ứng dụng số đa ngành” do VBA tổ chức.
Hội thảo do Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM và các sở ban ngành. Hội thảo cung cấp thông tin tổng quan về việc phát triển công nghệ blockchain; đồng thời đề xuất các giải pháp để hướng tới hoàn thiện tiến trình ứng dụng số và xây dựng thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý giúp Việt Nam tận dụng thời cơ để phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Giữa rất nhiều công nghệ tiềm năng, blockchain nổi lên trong những năm gần đây với bản chất là công nghệ lưu trữ dữ liệu phân tán, minh bạch, được xem là “ chìa khóa vàng” cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số khi có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tiết kiệm nguồn nhân lực và cắt giảm những quy trình phức tạp.
Nhờ khả năng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, blockchain cũng là một trong những công nghệ hàng đầu cho công cuộc xây dựng đô thị thông minh, góp phần tăng cường sức mạnh của Cơ sở dữ liệu quốc gia, giúp liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cấp, các đơn vị một cách hiệu quả và liền mạch.
Ông Phan Đức Trung – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang phát biểu
Video đang HOT
Nhờ cấu trúc phi tập trung kết hợp với mật mã học, blockchain giúp tăng tốc các quy trình kinh doanh, tạo ra mức độ bảo mật cao trong các giao dịch ngang hàng nên không cần đơn vị trung gian. Khi các doanh nghiệp B2B và B2C chuyển sang thị trường kỹ thuật số, blockchain tạo ra sự tin tưởng và bảo mật cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác thương mại và kinh doanh.
Trong chuyển đổi số, tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở này, ứng dụng blockchain vào quy trình vận hành doanh nghiệp góp phần thực hiện giao dịch hoàn toàn tự động, đáng tin cậy và nhanh chóng.
Chuyển đổi kỹ thuật số đang xây dựng lại cơ sở hạ tầng truyền thông trong các công ty đa ngành nghề, chẳng hạn như: IoT (Internet of Things) giúp kết nối tất cả các loại thiết bị và phổ biến quyền truy cập vào dữ liệu. Dự kiến sẽ có hơn 75 tỉ thiết bị IoT được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2025. Theo Statista, blockchain có thể trở thành công nghệ quan trọng để quản lý dữ liệu. Các nền tảng blockchain mới, hoạt động bằng cách sử dụng bằng chứng xác thực cổ phần (proof of stake) có thể quản lý an toàn và minh bạch lượng lớn dữ liệu được tạo ra trong các quy trình kinh doanh.
Trong thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và gần đây nhất là chuyển đổi số. Theo đánh giá của Techinasia năm 2019: “Việt Nam sở hữu một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng nhanh nhất thế giới”, TP.HCM nằm trong Top 200 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu với thứ hạng 179 trong năm 2021, tăng 21 bậc so với năm 2020.
Việc ứng dụng blockchain phù hợp với mục tiêu phát triển của TP.HCM – một trong những đô thị lớn tại Việt Nam đang thu hút nguồn vốn đầu tư từ đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Blockchain không thể thiếu để chuyển đổi số tại Việt Nam
Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, metaverse... sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số vừa bắt đầu tại Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022), ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra "vô cùng tích cực và hứng khởi". Tuy nhiên, ngoài cơ hội, chuyển đổi số còn mang nhiều thách thức.
Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số
Theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình này đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn: mô hình phân cấp cụ thể của quốc gia. 63 tỉnh thành phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
"Chuyển đổi số quốc gia cần là thành công của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, cùng sáng tạo, cùng hành động", ông Trương Gia Bình chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để thúc đẩy kinh tế internet, đặc biệt là các nền tảng chuyển đổi số. "Giới công nghệ cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng trong chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo, máy học, metaverse, blockchain. Chúng ta cần tập trung nguồn lực, hợp lực cùng nhau, chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp", ông Khoa nhấn mạnh.
Công nghệ blockchain được nhắc tới rất nhiều thời gian gần đây, đặc biệt sau sự bùng nổ của xu hướng tiền mã hóa (cryptocurrency). Dù đang có nhầm lẫn giữa "blockchain" và "tiền mã hóa" trong đại bộ phận người dân, công nghệ này không thể bị phủ nhận những lợi ích mang lại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và đặc biệt là quá trình chuyển đổi số.
Những mục tiêu chuyển đổi số quốc gia
Các chuyên gia về blockchain Việt Nam đều nhận định mỗi công nghệ đóng vai trò khác nhau trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa ở doanh nghiệp. Khi dữ liệu được số hóa thì kéo theo đó là nhu cầu về công nghệ xử lý để mang lại trải nghiệm, chất lượng tốt hơn. Cùng lúc, sự bùng nổ của dữ liệu sẽ kéo theo nhiều vấn đề, trong đó có tính riêng tư, minh bạch hóa thông tin, buộc phải có giải pháp đảm bảo tính tin tưởng. Lúc này, công nghệ chuỗi khối (blockchain) là phương án khả thi để mang lại tính tin cậy, minh bạch, riêng tư.
Ông Huy Nguyễn, đồng sáng lập kiêm CEO Karrdia Chain nhận định, nhiều người vẫn có cái nhìn tiêu cực vào blockchain nhưng do họ không hiểu nên nghĩ công nghệ này nhiều rủi ro. "Đúng là có rủi ro, rồi chuyện pháp lý, phổ cập, kỹ thuật phải làm việc nhiều để khắc phục hiện trạng này. Nhưng cùng lúc phải xem đó là cơ hội để bắt đầu. Chuyển đổi số Việt Nam đang ở giữa quá trình và cần số hóa dữ liệu. Blockchain chính là một hình thức để số hóa dữ liệu".
Bổ sung cho ý kiến trên, Chủ tịch HĐQT Verchains Nguyễn Lê Thành nói: "Chuyển đổi số đối với quốc gia, doanh nghiệp gồm nhiều công nghệ khác nhau. Việc áp dụng blockchain vào quy trình chuyển đổi số sẽ mang đến một vài yếu tố tích cực như minh bạch, tin cậy, an toàn hơn so với quy trình truyền thống".
Đến đầu tháng 5.2022, Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 địa phương ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 địa phương đã ban hành chương trình/đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm. Song song đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10.10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu đáng khích lệ trong phát triển và đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
Ra mắt Phân viện đào tạo blockchain và tài sản số đầu tiên tại Việt Nam Phân viện Blockchain & Tài sản số được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng công nghệ chuỗi khối - blockchain trong chuyển đổi số. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên minh chuyển...