BlackBerry mới sẽ bỏ bàn phím
Chiếc BlackBerry đầu tiên chạy trên hệ điều hành mới của RIM sẽ không có bàn phím vật lí mà chỉ có màn hình cảm ứng.
Theo hãng tin AP, hệ điều hành BlackBerry 10 sẽ được cung cấp cho các thiết bị có bàn phím vật lí trong tương lai nhưng RIM từ chối cho biết khi nào. Năm nay thì RIM sẽ bắt đầu bán điện thoại cảm ứng BlackBerry 10.
Những chiếc smartphone bán chạy hàng đầu như iPhone của Apple hay những smartphone khác đang chạy trên phần mềm Android của Google cũng không có bàn phím vật lí. Thực ra, trước đây nỗ lực của RIM trong việc tung ra những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đã thất bại vì những khách hàng doanh nghiệp chọn BlackBerry chỉ vì nó có bàn phím. Họ nghĩ rằng gõ nhập thông tin trên màn hình cảm ứng khó hơn. Hệ điều hành BlackBerry 10 đã bị hoãn gần một năm và sau đó lại hoãn tiếp việc tung ra sản phẩm có bàn phím vật lí có thể khiến những khách hàng này không sẵn sàng chờ thêm nữa.
Hi vọng của RIM đặt cả vào hệ điều hành BlackBerry 10 với những trải nghiệm đa phương tiện, ứng dụng và trình duyệt Internet mà khách hàng đang yêu cầu.
Thị phần của RIM trong thị trường smartphone Mỹ đã giảm từ 44% năm 2009 xuống còn 10% trong năm 2011.
Theo vietbao
Tuyệt chiêu giúp học bài hiệu quả mà lại cực dễ
Càng học lớp cao, lượng kiến thức càng nhiều và độ khó cũng tăng lên. Làm sao để nạp hết hàng tá kiến thức vào đầu một cách nhanh gọn nhất? Teen mình hãy nghía qua một vài tuyệt chiêu sau đây nhé.
Video đang HOT
1. Ghi chép
Những câu Văn, những dữ kiện Lịch sử, mấy định luật Vật lí, Hóa học dài ngoằng, làm sao mà có thể học thuộc lòng từng câu, từng chữ được đây? Yên tâm đi nhé, ghi chép hiệu quả sẽ giúp chúng mình tiết kiệm được khối thời gian, giấy mực mà vẫn đảm bảo đúng và đủ.
Tìm từ khóa
Trong mỗi phần học, mà cụ thể là mỗi đoạn, không phải cụm từ nào, câu nào cũng quan trọng, cũng phải nhớ. Teen nên chọn những từ mấu chốt, gộp lại thành những ý lớn, nhỏ. Đến khi học, chúng mình chỉ cần nhớ những phần này là những từ ngữ phụ sẽ tự giác xuất hiện trong đầu ngay thôi.
Ghi tắt
Hãy tự tạo ra cho mình một bảng chữ cái riêng, với những quy luật mà bạn hay sử dụng: bao gồm những từ viết tắt, những kí hiệu, thường dùng để khi nhìn vào một đoạn, chúng mình hiểu ngay lập tức.
Sử dụng bút dấu
Những từ khóa, câu đại ý, công thức Toán, Hóa, Lí,... lưu ý một điều, mỗi đoạn, mỗi trang viết, chỉ được đánh dấu một số ít từ trong câu thôi, dùng khoảng 2, 3 màu mực khác nhau cho dễ nhìn. Chứ nếu lòe loẹt xanh đỏ tím vàng, hoặc chỉ một màu mực bút đen từ đầu đến cuối thì khó học lắm, nhìn vào có khi hoa mắt, chóng mặt đấy chứ chưa nói gì đến học thuộc.
Nhưng điều chính yếu cho cách ghi chép này là phải hiểu và phải vừa ghi vừa nhẩm trong đầu, nếu không hiểu hay tay hí hoáy, mắt dán vào quyển vở mà đầu óc trên mây thì coi như bằng không.
Ghi chép đúng cách, khoa học sẽ giúp teen ghi nhớ được tới 30% bài học đấy.
2. Ghi nhớ nhanh
Và đây là bí quyết chính cho việc ghi nhớ.
Bộ não con người thường quên đi những thứ mình vừa nghe, vừa học, thời gian càng trôi đi thì lượng thông tin "tuột" khỏi não càng nhiều. Vì vậy, khi bài giảng của giáo viên vừa kết thúc, thay vì chạy ù ra chơi cùng nhóm bạn, hãy gập sách lại, ngồi hồi tưởng những kiến thức vừa học và ghi tắt ra giấy, khi chắc chắn rằng não mình không còn nhớ được thêm chút gì nữa thì hãy mở sách vở ra, rà soát xem bạn đã nhớ được bao nhiêu phần trăm. Phần nào vừa nãy chưa nhớ, hãy nạp ngay vào đầu và hồi tưởng lại một lần nữa, gắn kiến thức với những liên tưởng đầy hình ảnh, màu sắc. Đây là ghi nhớ lần 1.
Cũng với kiến thức học trên lớp ngày hôm đó, buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, chúng mình ngồi hồi tưởng lại, rồi lại ghi chép và mở vở ra kiểm tra. Lại bổ sung những phần bạn chưa nhớ và lại hồi tưởng. Ghi nhớ lần 2 đã xong.
Sáng hôm sau, khi vừa ngủ dậy, hãy giở sách lướt qua một lượt kiến thức tối hôm qua ôn tập. Thế là đảm bảo, chỉ cần ôn 3 lần, một lần tại lớp, 2 lần ở nhà, cộng thêm mỗi tuần mang ra lướt một lần nữa thì đảm bảo đến khi thi, chẳng cần xem lại, trong đầu teen cũng sẵn kiến thức đó rồi.
Cách học này cực công hiệu đấy. Hãy thử một vài lần xem sao, bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.
3. Kết hợp với đọc to
Học thuộc không chỉ bằng mắt, bằng tay mà phải bằng tai nữa. Khi học một công thức nào đó, ngoài ghi chép, nhẩm trong đầu, bạn hãy đọc thật to, kiến thức vào đầu thêm một hướng sẽ phát huy khả năng ghi nhớ cao hơn, nhanh hơn.
4. Học ít một
Không có nghĩa là hôm nay bạn chỉ học một vài bài của môn Sinh, mai học vài bài của môn Hóa, ngày kia học Anh... Mỗi ngày teen có thể học 3 - 4 môn, nhưng mỗi môn, hãy học một ít. Học một chút Văn, sau đó chuyển sang mấy cấu trúc tiếng Anh sẽ hứng thú hơn nhiều là cả buổi chỉ ngồi gõ mõ mấy bài Văn. Mỗi ngày học một ít, lượng kiến thức vừa đủ ngấm, đến ngày hôm sau ôn tập, teen cũng không ngán ngẩm vì lượng bài quá dài đâu.
5. Tạo hứng thú cho học tập
Bạn có thể ghi nhớ từng lời thoại, tên của từng nhân vật trong bộ phim nào đó chính xác đến từng li, vậy tại sao bạn không thể ghi nhớ vài trang Lịch sử, Địa lí? Bởi trước khi xem một tập phim, bạn đã để mình trong tâm trạng mong chờ, say mê nó. Còn khi học thuộc lòng, thái độ tiêu cực, ngán ngẩm nghĩ: môn này học chán lắm, mai lại thi rồi, kiến thức bao nhiêu đây học khi nào mới hết... cản trở đến 50% năng suất và chất lượng học. Cho nên, hãy thay đổi cái nhìn về bộ môn phải học, suy nghĩ thật tích cực: ừ, môn này đơn giản thôi, khó gì đâu chứ, học thuộc hết mình sẽ chẳng phải lo kì thi tới, học thuộc tất mình sẽ giành điểm cao, let's go! Thế là teen sẽ có động lực phấn đấu.
Nhìn có vẻ dài thật nhưng chỉ cần teen mình kiên trì thì không có gì là khó khăn cả. Chúc các bạn thành công!
Theo PLXH
Sĩ tử ra đường nghỉ... trưa Giờ nghỉ giữa buổi thi môn Toán và Vật lí, ghế đá, công viên, lề đường, bất cứ nơi nào có bóng mát, các thí sinh đều tranh thủ nằm, ngồi nghỉ lấy sức cho buổi thi chiều. Tranh thủ thời gian nghỉ, bố lấy sách ra đọc. Mẹ nằm ngủ, con ngồi ngủ. Những giấc ngủ vội giữa trưa của thí sinh....