Bitcoin tăng giảm điện cuồng khiến chính dân đào tiền ảo cũng phải hoảng sợ
Tâm sự của một thợ đào Bitcoin khi chứng kiến sự thay đổi điên cuồng của đồng tiền ảo này, từ mức giảm 60% đến việc tăng vọt gấp 8 lần.
Vào lúc 23h00 ngày 11/1 vừa qua, giá bitcoin được báo cáo là 31.938 USD, cao hơn khoảng 8 lần so với mức 3.800 USD vào tháng 3/2020. Chỉ 1 ngày trước đó, bitcoin đã chạm mức 41.000 USD. Những người trong giới tiền tệ ảo không ngần ngại gọi đây là “bong bóng khổng lồ”, và bản thân họ cũng không ngại gọi mình là “con bạc”. Có thể nói, những biến động dữ dội khiến họ khó có thể ngủ an giấc, và đây cũng là một cách để thử thách bản lĩnh mỗi người. Và dưới đây là một tâm sự của một trong những người ở giữa vòng xoáy điên loạn nhất đó.
“Tôi đã đặt hàng 50 máy khai thác tiền ảo vào nửa đầu năm 2019, tại một mỏ ở Tứ Xuyên và chính thức bắt đầu khai thác vào tháng 7. Vào thời điểm đó, bitcoin đang phục hồi sau vụ sụt giá năm 2018 và giá mỗi đồng tiền ảo vào khoảng 10.000 USD. Nhưng ai biết rằng đợt lao dốc vào tháng 3/2020 đã trực tiếp khiến tài sản của tôi giảm đi 2/3, khiến tôi thực sự cảm thấy tuyệt vọng”, Xiaogu, một thợ đào bitcoin chia sẻ. “Không chỉ vì tiền ảo đang giảm giá mà mỗi tháng còn tốn 7.000-9.000 USD chi trả hóa đơn tiền điện. Nếu trong mỏ mất điện, tình hình còn tệ hơn nữa. Vào thời điểm tồi tệ nhất, trong thẻ ngân hàng chỉ còn khoảng 3.000 USD”.
Dưới áp lực tinh thần, Xiaogu đã chọn cách “xẻ thịt”. Anh đã quyết định bán bitcoin thu được từ việc khai thác ở mức thấp nhất là 3.800 USD vào tháng 3/2020, sau đó thậm chí còn thay đổi công việc để kiếm sống. Nhưng đến tháng 5/2020, sự cám dỗ của tiền ảo lại khiến anh quay lại tham gia thị trường (giá bitcoin lúc đó khoảng 6.000 USD), cho mãi đến tận ngày nay.
“Sau khi trừ chi phí hóa đơn tiền điện cố định hàng tháng, 50 máy khai thác này đã mang về cho anh hơn 15.000 USD một tháng”, anh nhớ lại.
Hiện tại, tâm lý yêu thích của giới chơi tiền ảo với bitcoin vẫn còn rất cao, nhưng khi nào thì “bong bóng khổng lồ” này sẽ vỡ đã trở thành một câu hỏi chung ám ảnh tâm trí mọi người. Đối với Xiaogu, người đã trải qua nhiều đợt “lên voi xuống chó”, anh kiên quyết chọn cách rút tiền một cách thường xuyên và kịp thời, một chiến lược an toàn.
Chỉ cần 50 máy khai thác tiền ảo là đủ để ngồi không đếm tiền
Một mỏ đào tiền ảo bên sông ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ngoài các nhà đầu tư hoặc đầu cơ bitcoin, có một nhóm lớn những người kiếm sống dựa trên việc khai thác tiền ảo, tự nhận mình là “thợ mỏ”. Việc sản xuất bitcoin đòi hỏi sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính và cực kỳ tiêu tốn điện năng, nhưng đây là một cơ hội làm giàu cho những người sở hữu hoặc có nguồn điện giá rẻ.
Video đang HOT
Được thúc đẩy bởi thị trường, thu nhập từ việc khai thác tiền ảo của các thợ mỏ đã tăng lên tương ứng, thúc đẩy nhu cầu về máy khai thác tăng đột biến. Các công ty khai thác lớn đã mua thêm ngày càng nhiều nhiều máy khai thác tiền ảo công suất cao, hy vọng sẽ tận dụng được giá tiền ảo cao ở hiện tại và việc độ khó khai thác ngày càng tăng. Về cơ bản, thu nhập từ khai thác dường như ổn định hơn so với việc mua đi bán lại.
Vào năm 2019, Xiaogu đã gia nhập hàng ngũ thợ mỏ.
Nhìn lại năm 2018, bitcoin đã giảm từ 17.157 USD mỗi đồng xuống còn tối thiểu 3.733 USD, mức giảm gần 80% và bị coi là sự cố lớn nhất trong lịch sử khi đó. Lúc này, chi phí khai thác vượt quá giá giao dịch bitcoin tại thời điểm đó, khiến một số chuyên gia đã xác định rằng bitcoin đang rơi vào “vòng xoáy tử thần” và công nghệ blockchain về cơ bản đang gặp phải những nút thắt trong quá trình phát triển. Toàn bộ năm 2019 sau đó có thể nói là một năm mà đồng tiền ảo này từ từ “phục hồi” sau quá trình lao dốc. Khi Xiaogu tham gia thị trường, bitcoin đã tăng trở lại xấp xỉ 10.000 USD.
“Vào đầu năm 2019, tôi đã trực tiếp đến xem mỏ khai thác ở Tứ Xuyên. Lúc đó, một người anh cả trong giới tiền tệ nói với tôi rằng: ‘Bây giờ hãy mua tiền ảo và máy khai thác, rất có lãi”. Vì vậy, tôi đã đặt mua 50 máy khai thác. Khi đó, máy khai thác nổi tiếng của hãng Bitmain là Antminer S19 có giá khoảng 1.500 USD mỗi chiếc. Nhưng nói chung máy khai thác nên được đặt trong mỏ vì bạn không thể đào ở nhà, không chỉ quá đắt mà còn rất ồn ào”, anh chia sẻ.
Vào thời điểm đó, tỉnh Tứ Xuyên đã trở thành nơi tập trung các mỏ khai thác bitcoin nhiều nhất trên thế giới và chi phí điện chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Không tính đến việc tiết kiệm chi phí lắp đặt đường dây và sự tiện lợi khi sử dụng điện, hầu hết các mỏ bitcoin đều được xây dựng trực tiếp bên trong các trạm thủy điện. Tứ Xuyên là nơi rất giàu tài nguyên thủy điện và lượng điện thậm chí còn thặng dư trong mùa mưa. Các mỏ chủ yếu xây dựng ở sông Đại Độ ở Tứ Xuyên. Có người còn cứ 100 đồng bitcoin được khai thác trên thế giới thì 5 trong số đó được sản xuất ở quanh lưu vực con sông này.
Khi Xiaogu lần đầu tiên tham gia vào ngành khai thác tiền ảo, 50 máy khai thác của anh mỗi tháng có thể sẽ tiêu tốn tiền điện từ 6.000 đến 8.000 USD, nhưng cũng mang lại thu nhập ổn định tương ứng. Anh cho biết rằng khi đó, các thợ mỏ không quá lo sợ giá tiền ảo tăng giảm hay biến động, bởi chỉ cần tiếp tục khai thác là sẽ có lãi. Thứ họ sợ nhất khi đó là việc mất điện.
Vào tháng 5 hàng năm, Tứ Xuyên bước vào mùa mưa. Đối với các thợ đào bitcoin, đây là một cơ hội hiếm có. Nhưng trong lúc chuyển đổi từ mùa khô sang mùa mưa, các mỏ sẽ bị mất điện trong khoảng 10 ngày, một giai đoạn “đau đớn” không thể tránh khỏi.
Thị trường điên đảo trong năm 2020
Vào tháng 3/2020, do dịch bệnh COVID-19 càn quét toàn thế giới và gây ra một cú sốc lớn trên thị trường tài chính, trong tình trạng “khan hiếm đô la”, các nhà đầu tư đã bán hết tài sản của họ để đổi lấy thanh khoản bằng USD, khiến cả vàng và bitcoin cũng bị vứt bỏ. Vào tối ngày 12/3/2020, bitcoin đã giảm mạnh gần 50%, từ mức gần 10.000 USD xuống mức tối thiểu là 3.800 USD. Vào thời điểm đó, thậm chí còn có ý kiến cho rằng Bitcoin có thể trở về con số không.
“Khi đó, tâm lý suy sụp, tài sản bị thu hẹp gần 2/3. Những người khai thác phải ký thỏa thuận cá cược với mỏ khai thác, tức là dù đồng tiền có giá bao nhiêu thì cũng phải đào. Vì vậy, khi giá bitcoin giảm xuống còn 3.800 đô USD, mỗi tháng tôi mất từ 3.000 đến 4.500 USD”, Xiaogu cho biết.
Anh bị choáng ngợp cuối cùng đã chọn bán bitcoin ở mức giá thấp nhất vào tháng 3. Cho đến ngày nay, điện thoại di động của Xiaogu vẫn chứa những bức ảnh chụp màn hình mô tả sự sụp đổ của thị trường tiền ảo vào thời điểm đó. May mắn thay, anh ấy đã quay lại khi bitcoin tăng trở lại khoảng 6.000 USD trong hai tháng sau đó. Và cũng từ đó, giá bitcoin tiếp tục leo dốc như điên.
Khi bitcoin vượt qua mức 10.000 USD vào đầu tháng 10/2020, các nhà quan sát có thể nhận thấy dấu hiệu của các tổ chức lớn bắt đầu tham gia thị trường tiền ảo. Ví dụ, vào ngày 8/10, gã khổng lồ về thanh toán di động Square bất ngờ công bố khoản đầu tư 50 triệu USD vào Bitcoin; vào ngày 13/10, công ty quản lý tài sản Stone Ridge tiết lộ đã mua hơn 10.000 bitcoin, trị giá khoảng 114 triệu USD; vào ngày 22/10, nền tảng thanh toán xuyên biên giới lớn nhất thế giới PayPal thông báo sẽ cho phép người dùng mua, bán và nắm giữ tiền điện tử trên nền tảng này; vào ngày 27/10, ngân hàng DBS của Singapore thông báo sẽ cung cấp các giao dịch tiền kỹ thuật số được mã hóa.
Tuy nhiên, Xiaogu, người từng trải qua “vụ tai nạn” năm 2019, giờ đã tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Anh cho biết đã bán bitcoin của mình hai lần, ở mốc 14.000 USD và 27.000 USD. Đồng thời, lúc này có hai phương thức quyết toán lợi nhuận hàng tháng cho các mỏ. Một là quyết toán trực tiếp bằng tiền mặt sau khi trừ tiền điện định kỳ, hai là lấy tiền ảo và thanh toán tiền điện. Xiaogu đương nhiên chọn phương án đầu tiên.
Giờ đây, ngay cả những chuyên gia tiền tệ hàng đầu vẫn luôn nói rằng bitcoin là một quả bong bóng khổng lồ, nhưng không ai có thể nói khi nào bong bóng vỡ.
“Bây giờ, bạn bè trong giới của tôi nói rằng họ đang có kế hoạch thuê một chiếc du thuyền để chuẩn bị ăn mừng năm mới”, Xiaogu cho biết. “Hiện tại, họ nói sẽ tiếp tục khai thác, nhưng sẽ không còn đầu cơ vào Bitcoin nữa. Tiền mặt đã rút kịp thời, giờ quay lại cổ phiếu có thể là một lựa chọn thiết thực hơn.”
"Thợ đào" hoảng hốt bán tháo, Bitcoin có lúc mất hơn 1/4 giá trị
Bitcoin tăng giá lên cực đại, rồi đột ngột đổ dốc. Câu chuyện không mới nhưng vẫn khiến thị trường hoảng loạn.
Trong quá khứ, các nhà đầu tư đã quá quen thuộc với sự bùng nổ của Bitcoin, để rồi "vỡ tung" như bong bóng.
Tối 11/1, giá trị Bitcoin ghi nhận trên sàn CoinDesk giảm mạnh hơn 10.000 USD, xuống mức thấp nhất là 30.305 USD trong vòng 24 giờ qua. So với mức "đỉnh" được ghi nhận vào ngày 8/1 với giá trị 41.962 USD/coin, Bitcoin đã mất hơn 1/4 giá trị, và thực sự cho thấy sự bất ổn mà đồng tiền này mang lại, cũng như sự khó nắm bắt của mình.
"Mức bán tháo cực lớn của nhà đầu tư, cộng với một thị trường bị thổi phồng quá mức đã khiến giá Bitcoin sụt giảm", nhà phân tích Alex Kruger cho biết.
Cũng theo dữ liệu do công ty phân tích CryptoQuant có trụ sở tại Hàn Quốc cung cấp, chịu trách nhiệm cho đà sụt giảm này thị trường tiền ảo còn có sự góp phần của giới "thợ đào" Bitcoin.
Cụ thể, chỉ số Miners' Position Index - một chỉ số theo dõi tỷ lệ Bitcoin rời khỏi ví của thợ đào, đã lên tới mức cao nhất trong ba năm qua. Điều này chỉ ra xu hướng của các thợ đào đang bán Bitcoin trên các sàn giao dịch OTC hoặc giao dịch trực tiếp với số lượng lớn.
Chỉ số Miner's Position Index ghi nhận đạt mức cao nhất trong 3 năm qua, cho thấy giới "thợ đào" Bitcoin đang bán tháo để "chốt lời".
Tại sàn Coinbase có trụ sở tại Mỹ hôm 11/1 vừa qua cũng chứng kiến đợt bán tháo với hơn 180 Bitcoin, khiến giá trị đồng tiền ảo này giảm xuống 1.200 USD chỉ trong ít giờ.
Theo Matthew Dibb, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Stack Funds, đây là động thái "đổ thêm dầu vào lửa" của các nhà đầu tư Bitcoin vào một thị trường vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro.
CIO Scott Minerd đến từ tổ chức tài chính Guggenheim Partners nhận xét sự gia tăng mạnh mẽ của đồng Bitcoin là "không bền vững". Điều này có thể đã gieo rắc nỗi sợ hãi vào thị trường và gây ra những đợt điều chỉnh giá quá mức.
Còn theo Vijay Ayyar, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh của sàn giao dịch tiền điện tử Luno ở Singapore cho biết, cần phải xác định liệu đây có phải là sự khởi đầu của một đợt điều chỉnh lớn hơn hay không.
Theo CNBC , Cơ quan Kiểm soát Tài chính Anh (FCA) cảnh báo việc đầu tư và cho vay các sản phẩm liên quan tới tiền số gắn liền với những rủi ro rất cao, bất chấp việc một số doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm đầu tư vào tài sản số và đầu tư liên quan tới tiền ảo cùng lời hứa hẹn "lợi nhuận cao". Nếu khách hàng đầu tư tiền ảo trong giai đoạn này, cần nghĩ tới việc họ có thể "mất sạch" tiền, FCA nói.
Mặc dù vậy đối với phần đông nhà đầu tư, sự biến động giá của Bitcoin là không mới, và hoàn toàn có thể cơ sở để lường trước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường quá "nóng", và chịu nhiều tác động từ kinh tế, chính trị toàn cầu.
Sáng 12/1, giá Bitcoin tăng nhẹ trở lại về mức 34.000 USD. Như vậy nhìn chung, Bitcoin vẫn tăng hơn 20% tính từ đầu năm đến nay và cao hơn 78% so với mức đỉnh tháng 12 năm 2017 là 19.783 USD.
Tại sao Bitcoin tăng giá mạnh ngày nghỉ lễ, cuối tuần? Bitcoin liên tục biến động giá mạnh vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ gần đây, tính từ đầu tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021. Khối lượng giao dịch trên 6 sàn tiền mật mã lớn cao hơn 10% vào các ngày cuối tuần giai đoạn vừa qua. Ngày Thứ Bảy đầu tiên của năm nay, 2/1/2021, khi nhiều người vẫn...