Bitcoin là vụ lừa đảo lớn nhất thế giới?
Sự khác biệt của đầu cơ trong thị trường tiền mã hóa so với truyền thống chính là độ hiệu quả và tính thanh khoản cao hơn.
Trong vài tuần qua, giá tiền mã hoá biến động rất lớn do nhà đầu tư bắt đầu thay đổi quan điểm cố hữu về đồng tiền mới. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc giới chức trách chỉ trích tính đầu cơ của Bitcoin và những đồng mã hoá khác.
Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde và Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren đều gọi Bitcoin là “tài sản có tính đầu cơ cao”, đồng thời đánh giá thấp về tương lai của đồng tiền. Dù từng thừa nhận tiềm năng của công nghệ tiền mã hoá, cả bà Yellen và bà Lagarde đều cho rằng ngành tài chính mới nổi không đáng tin cậy.
Trong khi đó, tỷ phú quỹ đầu tư Elliott Paul Singer cũng cảnh báo Bitcoin là lừa đảo và là “bong bóng lớn nhất trong tất cả các bong bóng tài chính”.
Sự khác biệt của đầu cơ trong thị trường tiền mã hóa chính là độ hiệu quả và tính thanh khoản cao hơn so với truyến thống.
Vụ lừa đảo dai dẳng?
Hiển nhiên, tiền mã hoá có tính đầu cơ cao. Nhưng liệu nó có hoàn toàn là điều xấu? Thực tế, đầu cơ chính là thứ đang thu hút nhà đầu tư lớn đến với ngành tài chính non trẻ.
Đầu cơ thường khiến người ta liên tưởng đến những thứ tiêu cực, ví dụ như các bong bóng hoa tulip, dotcom. Nó gợi lên hình ảnh những tay lừa đảo biết tuốt, cố tình đẩy giá cao các khoản đầu tư vô giá trị, lừa gạt những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vô tội để làm đầy túi bản thân.
Nếu đúng như vậy và mọi thứ chỉ là lừa đảo như lời Singer nói, tiền mã hoá chắc hẳn là phi vụ phức tạp nhất trong lịch sử tài chính. Có lẽ trong 12 năm qua, hơn chục nghìn nhà phát triển tiền mã hoá bằng cách nào đó đã âm mưu tạo ra vô số cuộc thảo luận sôi nổi về loại tiền mới trên khắp các diễn đàn, Twitter hay Github.
Chắc hẳn, đây cũng là vụ lừa đảo công bằng nhất lịch sử. Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Cambridge về tài chính thay thế đầu năm 2020, có khoảng 101 triệu người sở hữu tiền mã hoá trên toàn thế giới. Kể từ đó đến nay, Bitcoin đã mang lại lợi nhuận gấp 15 lần. Liệu 102 triệu người đó đều bị mắc lừa?
Video đang HOT
Biểu đồ giá của Bitcoin và Ethereum từ 25/2-5/3/2021.
Trong khi đó, quỹ đầu tư Elliott của Paul Singer kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán trái phiếu với giá rất cao so với thị trường, thông qua chiến lược gần như “tống tiền” các con nợ. Quỹ đầu tư này được người trong giới tài chính ví với “kền kền”, chỉ chực chờ xâu xé những doanh nghiệp và quốc gia đang bên bờ phá sản.
Elliott chỉ là một trong nhiều trường hợp thao túng quyền lực quy mô lớn trong giới tài chính. Vị thế của đồng USD trong thị trường nợ toàn cầu đã trao quyền lực quá lớn cho các quỹ đầu tư như Elliott. Đây là vấn đề mà Bitcoin và tài chính phi tập trung đang cố khắc phục.
“Tính năng trong lỗi”
Đầu cơ là cơ sở của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, được áp dụng ở mọi nơi. Từ việc các công ty bất động sản đầu tư vào các khu đất, những hãng bảo hiểm hứa hẹn bảo hiểm cho ngôi nhà của bạn. Đó là những gì các nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon làm ngày này qua ngày khác.
Theo kinh tế gia, nhà lý thuyết đổi mới Carlota Perez, đầu cơ tài chính đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Mỹ. Lãi suất – lớp nền tảng của toàn bộ hệ thống kinh tế – sinh ra từ vô số các khoản đầu tư cạnh tranh trên thị trường trái phiếu ngắn hạn lẫn dài hạn, từ các vụ đặt cược chênh lệch giá của các tổ chức tài chính lớn.
“Cũng chính đầu cơ đã giúp khuếch đại làn sóng đổi mới kinh tế diễn ra trong thời kỳ biển đổi của công nghệ”, Perez nhận định.
Sự khác biệt của đầu cơ trong thị trường tiền mã hóa so với truyền thống chính là độ hiệu quả và tính thanh khoản cao hơn. Nếu tham gia cuộc chơi ngay lúc này, các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận khi công nghệ phát triển trong tương lai. Càng nhiều người đầu tư càng có thêm động lực cải cách và hoàn thiện công nghệ, khiến hệ thống giao dịch dần có giá trị hơn.
Không ít nhà đầu tư chạy theo cơn sốt mà chưa phân biệt được mục tiêu của từng đồng mã hóa.
Tuy nhiên, quá trình đầu cơ hiện tại cũng có mặt trái, do các nhà đầu tư không quan tâm đến sự khác biệt giữa các loại tiền mã hoá. Khi lo ngại trái phiếu tăng hoặc chính sách bị thắt chặt, giá trị tiền mã hoá giảm và ngược lại, lúc nỗi sợ hãi giảm, giá tăng trở lại. Điều này phản ánh sự phụ thuộc quá lớn vào chính sách nhà nước của các nhà đầu tư khi định giá tiền mã hoá.
Bitcoin, Ethereum cùng những tiền mã hoá khác nên được phân biệt rõ ràng. Bitcoin là loại tài sản dự phòng được mô tả như “vàng kỹ thuật số”.
Ethereum đang nuôi hy vọng trở thành giao thức toàn cầu, nơi để xây dựng ứng dụng phi tập trung và sáng tạo ra các hệ thống giao dịch với cơ cấu tổ chức mới. Bitcoin và Ethereum có nhiều tương đồng trong quá trình phát triển, tuy nhiên đây là hai công nghệ khác nhau.
Đầu cơ rất cần thiết cho hệ thống tài chính. Sẽ hiệu quả hơn nếu nhà đầu tư dựa trên hiểu biết và kỳ vọng vào sự phát triển của từng loại tài sản riêng biệt.
Vì sao Trung Quốc phát triển nhân dân tệ kỹ thuật số?
Trung Quốc được cho là đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia, một dự án mà nước này đã thực hiện từ năm 2014.
Nguyên nhân lớn nhất để Trung Quốc số hóa nhân dân tệ là san bằng sân chơi
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang phát triển nhân dân tệ kỹ thuật số, hay còn gọi là tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC), nhằm mục đích thay thế các loại tiền mặt đang lưu thông.
Dưới đây là một số tổng hợp về nhân dân tệ kỹ thuật số, có tên chính thức là Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số (DCEP), do CNBC tổng hợp.
Nhân dân tệ kỹ thuật số là gì?
Đó là một cách hiệu quả để ngân hàng trung ương Trung Quốc số hóa tiền giấy và tiền xu trong lưu thông. Trung Quốc đã rất tiên tiến trong việc thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm gần đây và nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này. Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được đấu thầu hợp pháp ở Trung Quốc và không có lãi suất sẽ được trả cho nó.
"Sử dụng tiền mặt ngày càng giảm. Tiền mặt cuối cùng sẽ được thay thế bằng một thứ gì đó ở định dạng kỹ thuật số. Đó là một trong những động lực lớn đằng sau việc phát triển tiền kỹ thuật số", Yan Xiao, trưởng dự án thương mại kỹ thuật số tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nói với CNBC.
Tại sao Trung Quốc đưa nhân dân tệ kỹ thuật số vào thử nghiệm?
Fan Yifei, Phó thống đốc PBOC, năm ngoái nói đây là "nhu cầu cấp bách về số hóa tiền mặt và tiền xu" vì việc sản xuất, lưu trữ các loại tiền vật lý này hiện rất tốn kém. Trong một bài báo trên ấn phẩm nhà nước Yicai Global, ông Fan cho biết tiền mặt, tiền xu dễ bị làm giả và có thể được dùng cho các mục đích bất hợp pháp vì tính ẩn danh của chúng.
PBOC nhận thấy một số lợi ích khác biệt từ nhân dân tệ kỹ thuật số. Trong một bài báo riêng biệt, ông Fan phác thảo cách CBDC có thể thanh toán hiệu quả hơn và cải thiện việc truyền tải chính sách tiền tệ. Ông Fan cũng lập luận nhân dân tệ kỹ thuật số có khả năng giúp ổn định tài chính nhờ vào một hệ thống "ẩn danh có thể kiểm soát".
Một lý do khác đằng sau nỗ lực số hóa tiền tệ của PBOC là tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán và giảm rủi ro hệ thống. Lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số hiện nay của Trung Quốc đang do Alipay và WeChat Pay chi phối. "Hệ thống thanh toán số hiện tại đều thuộc sở hữu của các công ty tư nhân. Nếu Alipay hoặc WeChat Pay phá sản, nó sẽ tạo ra rủi ro có hệ thống. Nguyên nhân lớn nhất để PBOC số hóa nhân dân tệ là san bằng sân chơi, tạo ra một hệ thống thanh toán nền tảng mới để tăng tính hiệu quả", Linghao Bao, chuyên gia phân tích tại Trivium China, nói.
Nhân dân tệ kỹ thuật số hoạt động như thế nào?
Có hai khía cạnh cho câu hỏi này: thứ nhất là việc phân phối và thứ hai là nó sẽ được chi tiêu như thế nào. Việc phân phối sẽ được thực hiện thông qua hệ thống hai cấp (two-tier system). Điều này có nghĩa là PBOC sẽ phân phối nhân dân tệ kỹ thuật số cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại sau đó sẽ có trách nhiệm đưa loại tiền này đến người dùng, bao gồm các dịch vụ cho phép người dùng đổi tiền mặt và tiền xu để lấy nhân dân tệ kỹ thuật số.
Trung Quốc đã thử nghiệm lưu hành nhân dân tệ kỹ thuật số ở một số thành phố trong nước như Thâm Quyến, Thành Đô và Tô Châu. Chính quyền địa phương sẽ phân phát một lượng nhân dân tệ nhất định qua xổ số (lottery). Người dùng thường phải tải về một ứng dụng riêng để nhận tiền tệ. JD.com, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, đã tham gia vào quá trình thử nghiệm và cho phép khách mua hàng bằng nhân dân tệ kỹ thuật số.
Theo ông Yan Xiao của WEF, các ngân hàng thương mại có khả năng sẽ tích hợp chức năng tương tự vào ứng dụng của họ. Alipay và WeChat Pay có thể sẽ có một phần ứng dụng dành riêng cho nhân dân tệ kỹ thuật số. Mặt khác, các nhà sản xuất điện thoại thông minh cũng có thể tạo ví nhân dân tệ kỹ thuật số cho thiết bị của họ. "Sẽ rất thú vị khi các hãng điện thoại nắm bắt cơ hội trở thành công ty thanh toán trên thị trường".
Nhân dân tệ kỹ thuật số có giống Bitcoin?
Câu trả lời ở đây là không. Bitcoin là loại tiền điện tử phi tập trung, có nghĩa là nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nhà nước trung ương nào như ngân hàng trung ương, còn nhân dân tệ kỹ thuật số là do PBOC phát hành. Bitcoin được xây dựng trên công nghệ gọi là blockchain. Trong khi đó, tại thời điểm này vẫn chưa rõ công nghệ nào tạo nên nhân dân tệ kỹ thuật số. Người ủng hộ Bitcoin đề cao tính ẩn danh của đồng tiền này. Nhân dân tệ kỹ thuật số cũng có tính ẩn danh nhưng nó lại là "tính ẩn danh có thể kiểm soát". Điều đó liên quan đến việc những ví nhân dân tệ kỹ thuật số đang hoạt động có thể sẽ tiết lộ thông tin giao dịch cho PBOC với tư cách là "bên thứ ba duy nhất".
PBOC nói các cơ quan điều hành dịch vụ nhân dân tệ kỹ thuật số nên "gửi dữ liệu giao dịch cho ngân hàng trung ương qua đường truyền không đồng bộ". Việc này sẽ cho phép PBOC "theo dõi các dữ liệu cần thiết" để truy quét tội phạm rửa tiền và hình sự. Tuy nhiên, một số nhà bình luận lo ngại rằng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ là công cụ để nhà nước tăng cường giám sát đối với công dân.
Tham vọng quốc tế hóa
Mặc dù hiện tại nhân dân tệ kỹ thuật số được tập trung phát triển ở thị trường trong nước và việc sử dụng quốc tế "không phải là ưu tiên trước mắt", nhưng trên thực tế, PBOC đã bắt đầu đặt nền móng cho các giao dịch xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số quốc gia. Tháng trước, PBOC cùng với các ngân hàng trung ương Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hồng Kông xây dựng một dự án thanh toán xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số, với tham vọng đạt được quyền kiểm soát các tiêu chuẩn quốc tế và cuối cùng là quốc tế hóa nhân dân tệ.
Bitcoin vượt ngưỡng 60.000 USD Tương tự, giá hàng loạt đồng tiền số khác như Ethereum, Binance coin hay Litecoin cũng tăng mạnh. Theo cập nhật của CoinemarketCap, giá Bitcoin vừa vượt ngưỡng 60.000 USD, qua đó phá vỡ kỷ lục mới trước đó. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường Bitcoin đã đạt hơn 1.120 tỷ USD. Bắt đầu được lưu hành từ năm 2009, giá...