Bitcoin được dự đoán chạm mốc 400.000 USD nhờ ’siêu chu kỳ’
Thị trường tiền mã hóa sẽ tiến vào giai đoạn siêu chu kỳ do dòng tiền mới đang được đổ vào thông qua tiền ổn định giá.
Harry Yeh, nhà sáng lập kiêm giám đốc quỹ đầu tư Quantum Fintech Group nhận định thị trường tiền mã hóa đang đi vào giai đoạn siêu chu kỳ. Ông Harry cho rằng các hoạt động in thêm và nhiều dự án đồng tiền ổn định giá ( stablecoin) được thành lập minh chứng cho dòng vốn mới đang đổ vào thị trường tiền số.
Theo Bloomberg, ông Harry Yeh nhận xét dù hiện tại là giai đoạn khó khăn khi toàn bộ thị trường điều chỉnh giảm mạnh, stablecoin đang đem đến nhiều tin tích cực. Cơ hội cho siêu chu kỳ tiền mã hóa đang hiện hữu. Kịch bản Bitcoin chạm mốc 400.000 USD sẽ xuất hiện.
Dù không có định nghĩa chính thức, siêu chu kỳ là giai đoạn giá cả của một mặt hàng tăng liên tục trong thời gian dài, thường là đến 10 năm hoặc hơn.
Stablecoin là đồng tiền mã hóa được ra đời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do sự biến động giá của thị trường tiền số bằng việc neo chúng với USD. Một số stablecoin nổi bật được nhiều người sử dụng có thể kể đến như USDT do công ty Tether phát hành, TerraUSD (UST) thuộc hệ sinh thái Terra hay BUSD của Binance.
Video đang HOT
Ông Harry Yeh trong buổi chia sẻ với Bloomberg.
Ông Yeh tin rằng khi các đồng stablecoin được nhiều người sử dụng và ủng hộ, thị trường tiền mã hóa cũng ảnh hưởng theo. Giai đoạn tăng trưởng tiếp theo sẽ mạnh mẽ hơn so với các chu kỳ khác trong quá khứ.
Giám đốc quỹ Quantum cho rằng stablecoin đã giải quyết được vấn đề thanh khoản và chi phí giao dịch thấp của Bitcoin hay Ethereum. Tiền ổn định dần đi vào cuộc sống, trở thành một phương thức thanh toán trong giao dịch hàng ngày.
“Tiền mã hóa vẫn còn hoang sơ. Tôi nghĩ rằng chúng ta mới đi được nửa đường trong chu kỳ tăng trưởng hiện tại. Năm 2017, không có bất kỳ dự án stablecoin nào. Hiện tại chúng ta có rất nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy tiền mã hóa đang được ứng dụng rộng rãi toàn xã hội. Tín hiệu cho một siêu chu kỳ sắp xảy ra”, Harry Yeh chia sẻ.
Bitcoin bắt đầu năm 2022 với cú trượt dài về mốc 40.000 USD hôm 9/1, ông Harry cho rằng thị trường sẽ ổn định và tăng giá trở lại. Nhà sáng lập quỹ Quantum đưa ra mốc dự đoán 400.000 USD cho Bitcoin, dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô như hành động Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất.
Dù tăng lãi suất, FED tiếp tục duy trì hoạt động bơm tiền ra thị trường đều đặn. Theo ông Harry, Bitcoin vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư để phòng tránh lạm phát. Hiện tại Bitcoin đang được giao dịch quanh mốc 42.000 USD, giảm gần 40% so với đỉnh 68.000 USD vào đầu tháng 11/2021.
Bitcoin và thị trường tiền mã hóa sẽ thế nào trong 50 năm nữa?
Một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đã đưa ra dự đoán về lĩnh vực tiền mã hóa trong nửa thế kỷ tiếp theo.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC , các chuyên gia đã đưa ra nhận định của họ về thị trường tiền mã hóa trong 50 năm tới. Khác với thị trường chứng khoán, tiền mã hóa không phải lĩnh vực có thể dự đoán dễ dàng về lâu dài.
Nhà hoạch định tài chính Ivory Johnson, sáng lập hãng tư vấn đầu tư Delancey Wealth Management cho rằng sau 50 năm, các loại tiền mã hóa sẽ phá vỡ nền tài chính truyền thống do có khả năng giao dịch xuyên biên giới với độ trễ thấp, chi phí rẻ và không bị ảnh hưởng bởi biến động ngoại tệ.
Các chuyên gia dự báo về thị trường tiền mã hóa trong 50 năm tới.
"Đối với Bitcoin, 50 năm là khoảng thời gian dài. Nó có thể trở thành loại tiền dữ trự của thế giới, hoặc có thể trở thành AOL (tên một công ty Internet - PV) tiếp theo trong lĩnh vực tiền số, giúp nhiều người giàu có trước khi bị thay thế bởi công nghệ tốt hơn", Johnson cho biết.
Frederick Kaufman, tác giả cuốn sách về lịch sử tiền tệ The Money Plot: A History of Currency's Power to Enchant, Control, and Manipulate , nhận định đồng USD trong những năm tới sẽ có nhiều điểm tương đồng với tiền mã hóa.
"Trước năm 2071, đồng USD sẽ có nhiều điểm tương đồng với tiền mã hóa hơn bạc hay vàng... Tất cả loại tiền là một dạng mã hóa. Nó đã như vậy ngay từ đầu, khi cuộc sống ngày càng thắt chặt với thế giới số sẽ thúc đẩy động lực đầu tư vào các loại token", Kaufman dự đoán.
"Các loại tiền mã hóa như Bitcoin đã cho thấy sự hữu ích trong giao dịch và đầu cơ, chúng sẽ khó biến mất. Tuy nhiên, làm sao để tạo ra năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiền số là vấn đề đáng lưu tâm, cũng như các cơ quan nhà nước có xem nó là đối thủ với các loại tiền định danh (fiat money) dành cho thị trường chợ đen hay không", Dan Egan, Phó chủ tịch hãng tư vấn Betterment cho biết.
Dragan Boscovic, Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Blockchain tại Đại học bang Arizona nhận định Bitcoin và tiền mã hóa sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong 10 năm tới.
"Nhà chức trách tại các ngân hàng trung ương đang phát triển các quy định về tiền mã hóa. Họ nhận ra các loại tiền số bắt nguồn từ nền kinh tế số, và chúng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong 10 năm tới", Boscovic cho biết.
Bất ngờ với lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết diệt dân chơi Bitcoin trong nước Không chỉ vì mức độ tiêu thụ điện, Trung Quốc có nhiều lý do quan trọng hơn để tiêu diệt hoàn toàn ngành công nghiệp Bitcoin trong nước. Bitcoin cũng như toàn bộ thị trường tiền mã hóa trên thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn sau đà tăng điên cuồng kéo dài từ năm ngoái đến nay khi những...