Bitcoin có thể sẽ như tờ 100 USD của Mỹ
Các nhà đầu tư cho rằng trong tương lai, Bitcoin sẽ trở thành đồng 100 USD, một dạng tài sản được tích trữ như chứng khoán vô danh.
Những ứng dụng mới liên tục xuất hiện biến Bitcoin dần trở thành phương tiện trao đổi, đúng bản chất nguyên thủy của nó, hơn là “vàng điện tử” trong mắt các nhà đầu tư ngày nay.
Giải pháp cho khả năng giao dịch bằng Bitcoin
Theo Coin Desk , công ty start-up xử lý thanh toán tiền mã hóa Moon ra mắt dịch vụ dùng Lightning Network để thanh toán qua thẻ Visa.
Moon đã ra mắt dịch vụ thanh toán tại các sàn thương mại điện tử có hỗ trợ Lightning Network từ 2019 nhưng đến nay, người dùng mới có thể trả bằng thẻ Visa chứ không cần dùng ví Lightning như trước.
Tính năng này cho phép thanh toán qua thẻ trả trước Visa. Sau khi mua, thẻ này ngay lập tức được đưa vào danh sách các tùy chọn thanh toán. Những thẻ này chỉ được sử dụng một phần, không mất phí và chỉ dành cho người dùng tại Mỹ.
Lightning Network giúp mở rộng quy mô giao dịch bằng Bitcoin.
Lightning Network là giao thức được tạo nên để mở rộng quy mô giao dịch bằng Bitcoin, giúp giao dịch nhanh và rẻ hơn, xóa bỏ hoàn toàn sự cố nghẽn mạng xảy ra với công nghệ blockchain của Bitcoin vốn chỉ có thể thực hiện từ 2-7 giao dịch mỗi giây.
Năng suất tổng thể của Lightning – tức lượng Bitcoin có sẵn để sử dụng trên giao thức – cho thấy khả năng sử dụng Bitcoin trong các hoạt động thương mại thường nhật.
Paypal cũng cho biết họ đã mua lại Curv, công ty khởi nghiệp của Israel đang xây dựng công nghệ lưu ký tài sản tiền điện tử. PayPal chuyển mục tiêu sang Curv sau khi thất bại trong đàm phán mua công ty giao dịch và lưu ký tiền mã hóa BitGo vào năm ngoái.
Video đang HOT
Gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán cho biết Curv sẽ giúp Paypal “tăng tốc, mở rộng các sáng kiến hỗ trợ lĩnh vực tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số”. Động thái ủng hộ Bitcoin của PayPal hiện tại có thể chỉ đơn thuần là một khoản đầu tư, song sẽ mở ra những hướng đi về tài chính mới trong tương lai cho công ty.
Tờ 100 USD của tiền mã hóa
Tuy nhiên, mức trần của sử dụng Bitcoin trong thương mại vẫn đang dậm chân ở tháng 3/2019. Do đó, những người phản đối tiền mã hóa như Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, Janet Yellen có thêm cơ sở để chỉ trích.
Vào tháng 2, bà Janet Yellen cho rằng Bitcoin tiếp tay cho các hoạt động tội phạm hơn là sử dụng thương mại trên Internet. “Tôi không nghĩ Bitcoin được dùng rộng rãi như phương tiện giao dịch. Hiện tại, tôi e rằng nó chỉ được dùng cho những hành vi bất hợp pháp”, bà Janet Yellen nói.
Tuy nhiên, tờ 100 USD cũng không được sử dụng rộng rãi trong thương mại. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tuổi thọ ước tính của một tờ 100 USD trung bình là 22,9 năm, gần gấp ba lần tuổi thọ của tờ 20 USD. Các tờ tiền có mệnh giá lớn như 100 USD thường được sử dụng như công cụ có giá trị lưu trữ, ít được trao đổi trong buôn bán, giao dịch thường ngày so với những tờ tiền mệnh giá thấp hơn.
Trong 20 năm qua, 100 USD là đồng phổ biến nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Năm 1999, giá trị lưu hành của tờ 100 USD là 390 tỷ USD, gấp khoảng 3,4 lần so với tờ 20 USD.
20 năm sau, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ước tính lượng tiền 100 USD đang lưu hành có trị giá 1,42 nghìn tỷ USD, gấp hơn bảy lần so với tờ 20 USD vốn được dùng nhiều trong thương mại.
Những người cho rằng Bitcoin không thể sử dụng trong thương mại đang mắc sai lầm khi so sánh Bitcoin với đồng USD nói chung. Bitcoin không giống như tờ 5 hay 20 USD. Nó giống tờ 100 USD.
Về cơ bản, các nhà đầu tư cho rằng trong tương lai, Bitcoin sẽ trở thành đồng 100 USD, một dạng tài sản được tích trữ như chứng khoán vô danh.
Theo cách này, độ hữu ích trong thương mại Internet của Bitcoin vẫn là rất quan trọng. Như tờ 100 USD, Bitcoin không nhất thiết có giá trị vì được dùng hay không, mà vì nó có thể dùng được. Đây cũng là điểm khác biệt của Bitcoin so với vàng.
Điều gì xảy ra khi hết Bitcoin?
Theo thiết kế ban đầu, sẽ chỉ có 21 triệu đồng Bitcoin được khai thác. Đến nay, con người đã "đào" được hơn 18 triệu Bitcoin.
Bitcoin giờ đây thường được coi là một loại vàng điện tử, bởi đồng tiền mã hóa này sở hữu tính chất giống vàng: không thể tạo ra một cách đơn giản mà bắt buộc phải "khai thác".
Những người "đào" Bitcoin được gọi là "thợ mỏ". Trong thực tế, những cỗ máy đào sẽ tính toán để giải mã một giao dịch bằng Bitcoin đã thực hiện trước đó, và lưu vĩnh viễn thông tin giao dịch đó vào khối, tạo thành chuỗi khối (blockchain).
Sau khi hoàn thành một khối, một lượng Bitcoin nhất định sẽ là phần thưởng cho những máy tính tham gia quá trình xác thực.
Bao giờ hết Bitcoin mới được tạo ra?
Bitcoin cũng có giới hạn về mặt số lượng. Ngay từ khi tạo ra Bitcoin, lập trình viên bí ẩn Satoshi Nakamoto đã quy định sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể khai thác. Để đảm bảo con số này, trung bình cứ 10 phút thì một khối mới trong chuỗi khối sẽ được tạo ra.
Bên cạnh đó còn có một quy tắc khác được gọi là Bitcoin halving. Cứ sau 210.000 khối, tương đương khoảng 4 năm, lượng Bitcoin là phần thưởng cho việc tạo khối sẽ bị giảm đi một nửa.
Máy đào Bitcoin thực chất là những máy tính để giải mã, ghi nhận các giao dịch Bitcoin vào chuỗi khối.
Ban đầu, cứ mỗi khối hoàn thành thì phần thưởng là 50 Bitcoin. Đến tháng 5/2020, lần halving thứ ba, chỉ còn 6,25 Bitcoin dành tặng cho mỗi khối. Như vậy, tốc độ tạo ra Bitcoin mới sẽ ngày càng chậm.
Theo Investopedia , đến cuối tháng 12/2020 đã có khoảng 18,5 triệu Bitcoin được tạo ra, và chỉ còn khoảng gần 3 triệu Bitcoin trong tương lai. Tuy nhiên, lượng Bitcoin còn tồn tại và lưu hành là ít hơn, bởi gần 20% đã bị mất khi người dùng đánh mất khóa bí mật hoặc ổ cứng lưu trữ.
Do quy tắc Bitcoin halving, gần 3 triệu Bitcoin còn lại sẽ mất một thời gian rất dài để "đào" hết. Trong khi 18,5 triệu Bitcoin ban đầu được đào trong hơn 10 năm, thì đồng Bitcoin cuối cùng có thể tạo ra sẽ rơi vào khoảng năm 2140, tức là hơn 100 năm nữa.
Tương lai của những thợ đào Bitcoin
Vậy sau khi đồng Bitcoin cuối cùng đã được đào, liệu những "thợ mỏ" có còn tiếp tục đào Bitcoin không? Theo Investopedia , câu trả lời là có.
Bên cạnh việc được thưởng Bitcoin mỗi khi hoành thành một khối, thì những thợ mỏ còn được thanh toán chi phí xử lý và xác thực giao dịch. Con số này hiện nay rất nhỏ, chỉ vài trăm USD/khối, không đáng là bao so với giá trị Bitcoin. Tuy nhiên, khi Bitcoin mới không còn, giá xử lý giao dịch có thể tăng gấp nhiều lần.
Kể cả khi không còn Bitcoin mới được tạo ra, những thợ đào Bitcoin vẫn nhận được phí giao dịch.
Nói cách khác, mục tiêu của những thợ đào Bitcoin bây giờ là số Bitcoin được thưởng sau khi hoàn thành mỗi khối. Tuy nhiên, khi Bitcoin mới không còn được tạo ra nữa, thì phần thưởng cho việc hoàn thành khối Bitcoin chính là mức phí giao dịch. Chừng nào còn giao dịch mua, bán Bitcoin, thì những khối mới sẽ được tạo ra, và thợ đào sẽ còn được nhận tiền.
Satoshi Nakamoto cũng đã hình dung đến viễn cảnh này, khi viết trong sách trắng về Bitcoin.
"Khi lượng tiền mã hóa xác định từ đầu đều đã được lưu thông, thì phần thưởng sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành phí giao dịch và sẽ không hề có lạm phát", lập trình viên bí ẩn này khẳng định.
Tuy nhiên, đó là tương lai hơn 100 năm nữa. Cứ mỗi 4 năm, lượng Bitcoin được tạo ra sẽ càng giảm đi, tương ứng với số tiền mà mỗi thợ mỏ nhận được cũng ít đi. Có thể phần thưởng đối với họ sẽ không còn đủ hấp dẫn, và rất nhiều thợ mỏ sẽ từ bỏ từ trước đó.
Với "con buôn" Bitcoin, những người chỉ giao dịch để kiếm lời, thì việc lượng Bitcoin giới hạn sẽ là tin mừng cho họ. Bitcoin càng khan hiếm, giá của mỗi đồng sẽ càng cao.
Trong thực tế, sau cả 3 lần halving gần nhất, diễn ra vào tháng 11/2012, tháng 7/2016 và tháng 5/2020 thì giá Bitcoin đều tăng cao chỉ trong khoảng 1 năm, chạm các cột mốc 1.000 USD, 19.000 USD và gần nhất là 40.000 USD.
Bank of America Securities: "Bong bóng Bitcoin có thể sẽ là nguồn cơn của mọi bong bóng" Trước Bitcoin, đã có rất nhiều tài sản đạt mức tăng phần trăm ba chữ số trước khi sụp đổ. Giá bitcoin đã tăng 20% chỉ trong vỏn vẹn 5 ngày giao dịch vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ngưỡng 40.000 USD vào cuối tuần này, đẩy tổng giá trị của toàn bộ thị trường tiền điện tử vượt...