Bình Thuận: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai thực hiện tại 50 trường đã tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp một cách tốt nhất.
Sau 5 năm thực hiện đề án, học sinh vùng cao đã nói, nghe hiểu để giao tiếp trong sinh hoạt và đáp ứng yêu cầu học tập. (Ảnh: Ý Thảo).
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận, đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” đã góp phần nâng cao khả năng, kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt.
Ngoài ra, đề án trên được triển khai thực hiện tại 50 trường, 282 nhóm, lớp mầm non và 47 trường, 66 điểm trường tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS) ở 7 huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, sau 5 năm (2016 – 2020) triển khai thực hiện đề án, có 4.892/9.557 trẻ DTTS bậc mầm non đến trường, 100% trẻ DTTS ra lớp đều được tăng cường tiếng Việt. Từ đó, trẻ có khả năng nắm bắt ngôn ngữ tiếng Việt, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1.
Đối với bậc tiểu học, chất lượng học tập môn tiếng Việt của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt. Nhất là năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 có nhiều tiến bộ hơn. Đa số các em có khả năng nói, nghe hiểu để giao tiếp trong sinh hoạt và đáp ứng yêu cầu học tập.
Video đang HOT
Thời gian tới, Sở GD&ĐT tiếp tục tham mưu đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phòng học để thu nhận trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi, đảm bảo học 2 buổi/ngày và bán trú, kinh phí tăng cường tiếng Việt trong hè cho trẻ trước khi vào lớp 1, hỗ trợ trang thiết bị dạy học cho học sinh tiểu học vùng DTTS. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
Bố trí giáo viên là người DTTS tại địa phương hay giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ vùng DTTS, có tâm huyết, nhiệt tình, có kỹ năng để giúp trẻ tăng cường tiếng Việt.
Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu
Học sinh ở xã miền núi Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam sống biệt lập trong rừng, khó tiếp cận bài giảng qua mạng, dễ quên bài.
Từ ngày nghỉ học tránh dịch, Trần Hàng Thái Tú, 15 tuổi, lên rẫy cùng cha. Tú là học sinh lớp 8, trường Trung học nội trú huyện Hàm Thuận Nam, cách nhà hơn 30 km. Gần ba tháng qua, em không quay lại trường. Nghỉ học lâu, Tú lơ là việc học, nhưng được cha nhắc nhở, khi lên rẫy, em thường mang theo sách vở để ôn bài.
"Mình mà không nhắc, cháu sẽ quên hết kiến thức, đến khi trở lại trường sẽ thua bạn bè", ông Trần Thanh Tuấn, cha Tú nói.
Trần Hoàng Thái Tú tranh thủ ôn bài khi đi làm rẫy. Ảnh: Việt Quốc.
Tuần trước, nhiều trường trung học trong tỉnh đã triển khai học qua Internet. Tuy nhiên, trường của Tú chưa tổ chức học qua mạng. Và nếu có, thì Tú và bạn bè ở vùng cao như ở Mỹ Thạnh cũng khó thực hiện, vì sóng 3G rất yếu do ở trong rừng, phần lớn gia đình các em kinh tế khó khăn nên cũng không có laptop hoặc điện thoại để học.
"Em mong được đến trường trở lại. Ở nhà, không có bạn, không có thầy hướng dẫn, em rất khó ôn bài. Những bài toán khó, em không biết hỏi ai. Nghỉ lâu quá, em quên hết", Tú nói.
Nhà Đặng Thị Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, trường Dân tộc nội trú Bình Thuận, khá hơn các bạn. Trước đó Tuyên được mẹ sắm cho điện thoại thông minh để tiện liên lạc khi lên tỉnh học. Những ngày nghỉ ở nhà, do trường chưa tổ chức học qua mạng, Tuyên cũng lên mạng tìm bài học lớp 11 do đài truyền hình sản xuất tải trên Youtube để ôn kiến thức. "Nhưng sóng 3G ở đây chập chờn, em không xem được thông suốt, lúc được lúc không, rất vất vả", Tuyên nói.
Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, ôn bài qua mạng nhưng khó khăn vì sóng 3G chập chờn. Ảnh: Việt Quốc.
Mỹ Thạnh là ngôi làng của người Raglai nằm biệt lập trong khu rừng già ở vùng núi phía Nam Bình Thuận, cách Phan Thiết chừng 35 km. Toàn xã có 254 gia đình với 934 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và khai thác lâm sản phụ.
Ở xã chỉ có trường mẫu giáo và tiểu học, còn học sinh THCS và THPT phải lên huyện và lên tỉnh học. Từ ngày 3/2, trường tiểu học và mẫu giáo đóng cửa, học sinh trung học ở xa trở về làng để phòng Covid-19. Từ lúc tạm nghỉ đến nay, tính cả thời gian nghỉ Tết, đã hơn 3 tháng.
Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh cho biết, toàn xã có 106 học sinh tiểu học, 65 học sinh THCS và 23 học sinh THPT. Trong đó, học sinh khối trung học về huyện và tỉnh học ở các trường nội trú. Bà Kha nói rằng không những học sinh trung học, mà học sinh tiểu học ở vùng cao cũng đang gặp khó. Nghỉ học đến ba tháng, các cháu nhỏ người Raglai không rành tiếng Kinh, cha mẹ lại lên nương rẫy suốt ngày, nên các cháu chóng quên bài cũ.
Theo bà Kha, học sinh ở đây ít, làng lại biệt lập với bên ngoài, nguy cơ nhiễm bệnh rất khó, nên xã đang kiến nghị lên ngành giáo dục xem xét cho học sinh tiểu học được đến trường trở lại. "Hiện mỗi lớp cũng chỉ chừng mười mấy đến 20 em, do vậy có thể chia mỗi lớp ra làm hai, để các cháu ngồi ở khoảng cách xa đảm bảo an toàn", bà Kha nói.
Trường Tiểu học Mỹ Thạnh đang đóng cửa. Ảnh: Việt Quốc.
Ông Nguyễn Minh Quốc, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hàm Thuận Nam cho biết, khả năng đến đầu tháng 5 tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận sẽ cho các trường đi học lại. Đối với trường tiểu học Mỹ Thạnh cũng như trường Trung học nội trú huyện, do số học sinh ít, cơ sở vật chất cũng đảm bảo học hai buổi, do vậy tới đây học sinh học hai buổi có thể theo kịp chương trình chung.
"Khoảng hai tuần nữa, cũng như dưới xuôi, học sinh vùng cao sẽ đến trường trở lại, các thầy cô sẽ tập trung củng cố kiến thức cho các cháu", ông Quốc nói.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cho biết, tình hình dịch ở địa phương hiện đã tạm ổn, ngành dự kiến cho học sinh toàn tỉnh đi học lại ngày 4/5. Đầu tuần, Sở đã gửi văn bản đến các trường THPT và các Phòng giáo dục huyện để lấy ý kiến, khảo sát tình hình thực tế của từng trường và từng địa phương.
"Nếu các trường hội đủ điều kiện cho học sinh đi học lại, chúng tôi sẽ trình UBND tỉnh xem xét", ông Thái cho biết.
Việt Quốc
Bố trí một điểm thi dự phòng cho tình huống có thí sinh thuộc diện F1 Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19, đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh họa. Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố dự kiến bố trí một điểm thi (là 1 trường THCS trên địa...