Bình Thuận huy động tổng lực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã thiết lập 9 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ giáp ranh với các tỉnh lân cận.
Bình Thuận là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ đi qua, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ vận chuyển động vật nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn các tỉnh phía Nam.
Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn loại dịch bệnh nguy hiểm này đang được địa phương triển khai quyết liệt.
Các chốt kiểm dịch tại Bình Thuận.
Toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 294.000 con lợn, nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc. Mặc dù trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhưng dịch đang xảy ra và lan rộng ở một số tỉnh phía Bắc, do vậy tỉnh Bình Thuận hết sức đề cao cảnh giác, nhất là chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát khâu vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn để ngăn chặn kịp thời mầm bệnh lan vào địa phương.
Ngày 21/3, phóng viên VOV có mặt tại chốt Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, đóng trên Quốc lộ 28, dưới khu vực đèo Gia Bắc giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, lực lượng thường trực có 5 người, gồm: thú y huyện, cảnh sát giao thông huyện, phó chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, dân quân, cán bộ thú y xã. Tất cả các xe chở động vật, nhất là lợn, từ Lâm Đồng qua đều được kiểm soát nghiêm túc.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Sáng, cán bộ thú y huyện Hàm Thuận Bắc đang làm nhiệm vụ nói: “Nếu trên xe có động vật, thì phải phun thuốc sát trùng iodine phủ tất cả các động vật trên xe, kể cả xe. Nhất là con heo, phải cho xử lý rất nghiêm túc về mặt hóa chất, sau đó cho kiểm tra tất cả niêm chì và giấy kiểm dịch. Nếu đúng và đủ tiêu chuẩn mới cho nhập tỉnh, còn không phải yêu cầu trả lại nơi vị trí xuất phát.”
Phun hóa chất diệt khuẩn.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã thiết lập 9 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ giáp ranh với các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
Những ngày qua, các chốt này đã kiểm tra, kiểm soát hơn 300 xe chở lợn đi qua địa bàn với khoảng 55.000 con. Công tác này hiện được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của UBND tỉnh./.
Theo Việt Quốc/VOV-TPHCM
Tiêu hủy 6 con lợn rừng trong khu nghỉ dưỡng vùng "điểm nóng" dịch tả lợn
Ngày 21/3, cơ quan chức năng đã lấy mẫu, tiêu hủy 6 con lợn rừng tại Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân (Thừa Thiên-Huế).
2 chốt chặn "Khu vực xử lý dịch bệnh" được thiết lập ở "đầu đường và cuối xóm" khu vực lợn gia đình ông Uẩn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và cũng là ổ dịch đầu tiên tại Thừa Thiên- Huế
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế), cho biết 6 con lợn rừng bị bệnh đã tiêu hủy và lấy mẫu trên nằm trong đàn lợn 47 con lợn rừng của Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân.
Số lợn rừng này được nuôi nhốt trong hệ thống rào sắt để khách đến du lịch tham quan, chứ không phải nuôi thương mại để làm thịt bán.
Vào trưa 21/3, trong tổng số 47 con lợn rừng trên có 9 con mắc bệnh và đã có 4 con chết và 2 con bị bệnh khá nặng.
UBND huyện Phong Điền và cơ quan chức năng đã tiêu hủy 6 con, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để gửi ra cơ quan Thú y vùng III ở Nghệ An; 3 con còn lại có dấu hiệu nhiễm bệnh cũng đang cách ly để tiếp tục theo dõi.
"Khu vực nuôi nhốt đàn lợn rừng 47 con trên nằm ở đồi phía sau, chúng tôi đã cho làm barie không cho khách ra vào khu vực đó, đồng thời đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc công tác tiêu độc khử trùng ở khu vực đó..." - ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết, đến khoảng trưa mai (22/3) mới có kết quả xét nghiệm số lợn rừng tiêu hủy trên. Do đó, đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng địnhnhững con lợn rừng vừa bị tiêu hủy trên có bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi hay không.
Ông Hùng cho biết, ngoài chốt kiểm dịch trên QL1 đoạn qua xã Phong Thu, đến nay UBND huyện Phong Điền đã thành lập thêm 6 chốt kiểm dịch.
Trước đó, sau khi có kết quả xét nghiệm 3 con lợn nái của hộ gia đình vợ chồng ông Tạ Hồng Uẩn và bà Trần Thị Hồng (thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) chết dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngày 18/3 cơ quan chức năng đã tiêu hủy nốt 2 con lợn còn lại trong tổng số đàn lợn 5 con của gia đình ông Uẩn.
Đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo xử lý, dập kịp thời ổ dịch này.
Đồng thời, UBND xã Phong Sơn và cơ quan chức năng đã tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng, đặc biệt đã thiết lập 2 chốt chặn "Khu vực xử lý dịch bệnh, cấm người và phương tiện qua lại" phía 2 đầu đoạn tuyến đường khu vực ra vào khu vực nhà ông Uẩn.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Thông tin bất ngờ: Dịch tả lợn châu Phi đã có từ 100 năm nay Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng dịch tễ (Cục Thú y - Bộ NN&PTNT) khẳng định tại buổi tọa đàm trực tuyến về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn an toàn do báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức vào chiều 19.3. Dịch tả lợn châu Phi...