Bình Phước: Tư vấn 15.000 học sinh THPT hướng ra nghề nghiệp
Ngày 25/12, Tỉnh Đoàn Bình Phước cho biết đã phối hợp cùng Sở GD&ĐT Bình Phước hoàn tất chương trình tư vấn hướng nghiệp cho hơn 15.000 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.
Tại sự kiện kéo dài 1 tuần lễ này, hàng trăm câu hỏi đã được các em học sinh hào hứng đặt ra và gửi về Ban Tổ chức; trong đó, một số thắc mắc điển hình đã được chọn lọc và giải đáp tại các buổi tư vấn ở từng trường.
“Làm thế nào để xác định, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội?” là câu hỏi mà nữ sinh Phạm Lê Quỳnh Anh (lớp 12C, Trường THPT Hùng Vương, TP Đồng Xoài) và đông đảo học sinh đặt ra với các chuyên gia.
Các chuyên gia hào hứng giải mã những bài toán khó về việc chọn ngành, chọn nghề cho học sinh THPT tại Bình Phước
Giải đáp thắc mắc của Quỳnh Anh, Tiến sĩ Tâm lý Vũ Thiện Toàn – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ trẻ em kết nối TPHCM chia sẻ: “Để làm được việc này, học sinh phải định vị được bản thân, biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực, sở trường của mình là gì… Từ đó, dựa vào thang nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, học sinh có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân”.
Nam sinh Phạm Quý Hải (lớp 12A1, trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng) hào hứng chia sẻ với đội ngũ chuyên gia tư vấn: “Em rất đam mê nấu ăn và muốn theo nghề đầu bếp. Nhưng hiện tại, Việt Nam không có trường đại học nào đào tạo nghề đầu bếp. Làm thế nào để em tiếp tục theo đuổi nghề nấu ăn mà mình yêu thích và có khả năng thăng tiến trong công việc?”.
Giải quyết nỗi trở trăn của Hải, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Nguyễn Quốc Cường thông tin rằng nghề đầu bếp được xếp vào Chương trình đào tạo nghề nên không có chương trình đào tạo ở trình độ Đại học.
Hiện có rất nhiều trường đào tạo nghề đầu bếp với các chương trình ngắn hạn, dài hạn. Sau khóa học căn bản, sinh viên có thể xin làm phụ bếp để nâng cao tay nghề.
Video đang HOT
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy (thứ 6, từ trái sang) hồ hởi đồng hành với đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để mở lối cho học sinh Bình Phước chọn nghề
Theo ông Cường, các nhà hàng, khách sạn tuyển dụng và trả lương dựa vào tay nghề của đầu bếp. Mức lương sẽ trở nên hậu hĩnh đối với các đầu bếp được công nhận theo chuẩn quốc tế.
Mục tiêu phấn đấu cao nhất của đầu bếp chính là trở thành bếp trưởng. Thế nên, những sinh viên theo nghề này cần phấn đấu không ngừng ngay từ khi ra trường để đạt được mục tiêu ấy.
Em Trần Văn Tuấn (lớp 12D, trường THPT Nguyễn Du, TP Đồng Xoài) cũng băn khoăn: “Sự thay đổi, phát triển của xã hội hiện nay yêu cầu học sinh phải luôn học hỏi và biết nhiều kiến thức, chuyên môn của nhiều ngành nghề. Vậy câu nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” có còn đúng nữa không?”.
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Vũ Thiện Toàn nhận định xã hội hiện nay yêu cầu chúng ta phải nắm bắt mọi kiến thức, thông tin; nhưng khi chúng ta chuyên tâm vào một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể và đạt đến trình độ tinh thông thì rất dễ thành công trong lĩnh vực của mình, còn hơn việc gì cũng biết nhưng làm không đến nơi, đến chốn thì sẽ không thu lại được kết quả cao.
Các học sinh không ngần ngại chia sẻ những thắc mắc của bản thân trong lộ trình chọn ngành, chọn nghề tương lai
Thạc sĩ Nguyễn Thảo Chi – Phó trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM nhấn mạnh: “Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công.
Hiện tại, có 4 bậc đào tạo mà các em học sinh có thể tham gia sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT gồm: chương trình đào tạo nghề, trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học. Chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ tránh lãng phí, đồng thời giúp học sinh gặt hái nhiều thành công trong tương lai”.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy đánh giá: “Xu hướng ngành nghề ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam đang có nhiều chuyển biến. Chính vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện thường xuyên, liên tục, thậm chí ngay từ độ tuổi mẫu giáo với các phương pháp hiện đại, hiệu quả mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng”.
Nhiều học sinh THPT vây quanh các chuyên gia để giành cơ hội nhận được những câu trả lời “thắp sáng” con đường nghề nghiệp khi rời ghế nhà trường
Học đại học thế nào để không thất nghiệp?
"Lời khuyên dành cho cha mẹ" giải đáp phần lớn thắc mắc của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề, và lên kế hoạch phát triển sự nghiệp.
Có rất nhiều cuốn sách viết về giáo dục, hướng nghiệp, nhưng cuốn sách "Lời khuyên dành cho cha mẹ" của Giáo sư John Vu là một trong những cuốn sách súc tích, tập hợp đầy đủ thông tin, có những chia sẻ sâu sắc để các bậc phụ huynh và các bạn trẻ có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình.
Trong cuốn sách này, Giáo sư John Vu có những lời chia sẻ chung với các bậc phụ huynh về vấn đề lựa chọn ngành học, giúp con định hướng tương lai, chuẩn bị du học... Ông giải đáp các câu hỏi đa dạng từ phụ huynh: Có nên để con nối nghiệp; Làm thế nào có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp của con?; Tại sao con tôi phải vào đại học trong khi có rất nhiều người tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp?
Cuốn sách cũng đề cập đến nhiều vấn đề về nghề nghiệp trong tương lai cũng như chia sẻ kinh nghiệm học tập ở các trình độ cao, duy trì việc học suốt đời, các website học tập miễn phí và uy tín...
Với vấn đề lựa chọn ngành học, Giáo sư John Vu cho rằng, đối với các bậc phụ huynh và cả các em học sinh, điều quan trọng nhất là cần xem xét sở thích năng lực, và nhu cầu thị trường của nghề nghiệp. Việc chọn trường phải chắc chắn giúp các em học sinh đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong tương lai lâu dài.
Bên cạnh đó, vì trong tương lai tất cả mọi người đều sẽ phải ứng phó với những thay đổi của thị trường, theo Giáo sư, mỗi người trẻ phải nâng cao năng lực học tập, học hỏi đúng kỹ năng thị trường cần và ý thức rằng mọi kỹ năng đều sẽ thay đổi theo thời gian.
Lấy ví dụ, Giáo sư John Vu viết: "Chẳng hạn, trong các năm từ 2000 đến 2008, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, đầu tư chứng khoán là các ngành thu hút nhiều sinh viên có hoài bão; nhưng chỉ vài năm sau, thị trường chứng kiến nhiều ngân hàng công ty tài chính nộp hồ sơ xin phá sản. Sinh viên cần được chuẩn bị để đi theo xu hướng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường toàn cầu".
Với vấn đề du học đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, Giáo sư John Vu tiết lộ, mỗi năm con số sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học Mỹ thường vượt quá con số 1 triệu. Tuy vậy, các ngành được các sinh viên lựa chọn phổ biến nhất vẫn là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM).
Và điều lưu ý nhất đối với các du học sinh chính là chọn đúng trường, chọn đúng ngành học chất lượng. Bởi ở Mỹ, không phải trường đại học nào cũng tốt mà có những trường đại học vì lợi nhuận cung cấp những chương trình giáo dục kém chất lượng, thậm chí bằng giả nhưng hứa hẹn nhiều về học bổng, về điều kiện xét tuyển dễ dàng...
Đặc biệt, giống như nhiều cuốn sách viết riêng cho người trẻ Việt Nam khác như "Khởi hành", "Kết nối", "Bước ra thế giới", trong "Lời khuyên dành cho cha mẹ", Giáo sư John Vu tiếp tục nhấn mạnh tiềm năng của việc theo đuổi ngành công nghệ thông tin.
Giáo sư dành toàn bộ phần cuối cùng của cuốn sách để giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngành học công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Trong đó, ông chia sẻ những lý do phụ nữ nên học ngành công nghệ thông tin, việc làm khi học khoa học máy tính, tương lai của nghề phát triển phần mềm, cũng như việc học tiếp lên thạc sĩ chuyên nghiệp hoặc thạc sĩ nghiên cứu ở những lĩnh vực này.
"Lời khuyên dành cho cha mẹ" là một cuốn sách rất thực tế, giàu thông tin và chứa đựng lời khuyên sâu sắc, tầm nhìn rộng mở về tương lai và giáo dục. Sách là cuốn cẩm nang chỉ đường cho các bạn trẻ và các bậc phụ huynh trong việc xác định bản thân, bồi dưỡng phẩm chất, định hình và xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc cho tương lai của mỗi người.
Câu chuyện giáo dục: Sinh viên bị buộc thôi học và câu chuyện hướng nghiệp Dư luận xã hội luôn chú ý, băn khoăn về việc sinh viên (SV) bị buộc thôi học khá nhiều ở các trường đại học, cao đẳng. Học sinh cần được tư vấn, định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt - NGỌC DƯƠNG Hằng năm, mỗi trường đại học có khoảng vài trăm SV tự nguyện thôi học hoặc bị buộc thôi...