Bình Phước ra công văn hỏa tốc, cấp bách phòng chống dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, tỉnh Bình Phước thành lập 3 chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 trên 3 tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13, quốc lộ 14 và ĐT.741.
Lực lượng y tế đo thân nhiệt lái xe trên tuyến đường ĐT.741 đoạn giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước . ẢNH: HOÀNG GIÁP
Chiều ngày 29.5, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản hỏa tốc về việc thực hiện ngay các công việc cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các cơ quan, đơn vị duy trì cảnh báo phòng, chống dịch ở mức cao nhất; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra lơ là chống dịch.
Bình Phước lập chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19 . ẢNH: HOÀNG GIÁP
Bình Phước cũng tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh từ 0 giờ ngày 30.5 đến khi có thông báo mới.
Xe vận chuyển hành khách liên tỉnh đi qua tỉnh Bình Phước tuyệt đối không được dừng, đỗ để đón, trả khách.
Hạn chế tối đa phương tiện cá nhân di chuyển từ tỉnh đến các vùng có dịch, trừ trường hợp đặc biệt phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Video đang HOT
Tiến hành lấy mẫu cho ít nhất 20% công nhân trong khu công nghiệp . ẢNH: HOÀNG GIÁP
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các cơ quan đơn vị liên quan phối hợp thành lập 3 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 14 và ĐT.741 kể từ 19 giờ ngày 29.5 sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ tất cả người dân đi từ TP.HCM, các tỉnh, thành phố về Bình Phước.
Bình Phước cũng đặt mục tiêu xét nghiệm sàng lọc cho ít nhất 20% công nhân trong các khu công nghiệp, tập trung vào những người có nguy cơ cao; thành lập Ban Chỉ đạo phòng và Tổ an toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chậm nhất đến ngày 31.5.
Đến trưa ngày 29.5, Bình Phước có 5 trường hợp F1 và 200 F2 liên quan đến 44 địa điểm có dịch đã khoanh vùng ở TP.HCM. Tất cả các trường hợp này đã được cơ quan chức năng tổ chức cách ly và thực hiện các biện pháp dịch tễ. Bình Phước hiện vẫn chưa ghi nhận ca dương tính với Covid-19.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em cách ly tập trung
Bộ LĐ-TB&XH hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em từ 0-16 tuổi đang cách ly y tế tập trung và điều trị Covid-19. Mức hỗ trợ 80.000 đồng/cháu/ngày trong 21 ngày. Thời gian hỗ trợ tính từ ngày 27/4-31/12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu trụ sở Chính phủ sáng 29/5.
Đây là thông tin từ cuộc họp trực tuyến toàn quốc sáng 29/5 với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, bàn về tình hình và giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Hỗ trợ trẻ em: Việc cần kíp
Tính đến sáng ngày 28/5, Việt Nam đã có 6.396 ca nhiễm bệnh, 3.492 ca đang điều trị, số lượng ca F1, F2 cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, trong kết quả thống kê trên có khoảng 6% trường hợp phải cách ly F1 là trẻ em (4.083 trường hợp F0 và F1), số liệu này có thể sẽ nhiều khi lượng cách ly tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng.
Công bố thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: "Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã quyết định hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em từ 0-16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung. Thời gian áp dụng từ 27/4-31/12. Mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/cháu trong 21 ngày, nguồn hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam".
Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ hỗ trợ cho 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Điện Biên mỗi tỉnh 1,2 tỷ đồng để phòng, chống dịch, trong đó có trường hợp trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tác động lớn tới việc làm
Bày tỏ đồng tình với báo cáo công tác phòng, chống dịch của Bộ Y tế và các bộ, ngành địa phương Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này còn ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động việc làm.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, dịch bệnh tác động mạnh vào những ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Hàng triệu lao động bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp từ Covid-19
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến nay, tỉnh Bắc Giang tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp cùng gần 150.000 lao động tạm ngừng việc. Tỉnh Bắc Ninh có 42.000 lao động trên tổng số 320.000 lao động phải ngừng việc. Thành phố Hải Phòng có hơn 30.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc và một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.
Do yêu cầu phòng dịch của nhiều địa phương, cơ hội tìm kiếm được việc làm trong khu vực chính thức gặp khó khăn. Nhiều người lao động buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định, thu nhập không cao. Ước tính ban đầu, gần 20 % lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và khoảng 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng.
Lao động ở khu vực thành thị cũng chịu bị tác động mạnh của dịch Covid-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy, công xưởng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, một số ngành bị ảnh hưởng mạnh như nghệ thuật, vui chơi giải trí thu nhập của lao động bị giảm 5,2%, vận tải kho bãi thu nhập của lao động giảm 2,7%, dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu giảm 3%, du lịch lữ hành doanh thu giảm 60,1%.
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng. Cả nước hiện có 40.000 lao động đã hoàn tất các thủ tục, nhưng chưa thể xuất cảnh.
Đề xuất bổ sung ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
Bày tỏ đồng thuận với chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: "Tôi thống nhất cao với chỉ đạo của Thủ tướng, cần tập trung triển khai các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc trong công tác cách ly, khoanh vùng, truy vết. Giai đoạn này, bên cạnh phòng ngừa ở cộng đồng, tại các bệnh viện, cơ sở y tế thì cần chú trọng địa bàn chiến lược là các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều doanh nghiệp sử dụng hàng chục vạn lao động".
Với các địa phương có đông công nhân, người lao động như Đồng Nai, TPHCM cần quan tâm quản lý công nhân, thực hiện giãn cách, cách ly khi rà soát mắc SARS-CoV-2.
"Quản lý công nhân 2 chiều, cả ngày làm việc và ngày nghỉ. Triển khai quyết liệt, các biện pháp cách ly, nhưng vẫn phải quan tâm bảo đảm đời sống cho công nhân, người lao động", Bộ trưởng phát biểu.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đánh giá biện pháp căn cơ vẫn phải là tiêm vắc xin đại trà để ứng phó với dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
"Đề nghị Thủ tướng bổ sung ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các địa phương tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, nơi cư trú, không để lọt các mầm bệnh. Việc hỗ trợ các địa phương, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ LĐ-TB&XH đang hoàn thiện chính sách hỗ trợ, xin ý kiến các Bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Đà Lạt: 76 trường hợp liên quan 3 ca nhiễm Covid-19 ở chung cư Sen Xanh Qua truy vết, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định có 76 trường hợp liên quan 3 ca nhiễm Covid-19 cùng một gia đình ở chung cư Sen Xanh (TP.HCM). Đưa các ca F1 liên quan người nhiễm Covid-19 đi cách ly y tế . ẢNH: LÂM VIÊN Chiều 29.5, bác sĩ Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế...