Bình Phước: Cầu Suối Nhung sạt lở, hàng trăm hộ dân có nguy cơ bị cô lập
Trước tình trạng sạt lở mố cầu Suối Nhung, hàng trăm hộ dân sống gần khu vực cầu tại xã Tân Lợi, H.Đồng Phú ( Bình Phước) có nguy cơ bị cô lập.
Ngày 21.8, UBND xã Tân Lợi (H.Đồng Phú, Bình Phước) khuyến cáo người dân cẩn thận khi qua lại cầu Suối Nhung do cây cầu này đang có dấu hiệu bị sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân cũng như nguy cơ khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập nếu cầu bị sập.
Cầu Suối Nhung. Ảnh HOÀNG GIÁP
Khoảng 1 tuần qua, trên địa bàn xã Tân Lợi (H.Đồng Phú) xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài. Lượng nước đổ về từ thượng nguồn lớn dẫn đến một số khu vực dọc bờ suối có hiện tượng sạt lở. Đáng chú ý, khu vực cầu Suối Nhung (ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi) có mưa lớn làm mực nước tăng nhanh gây sạt lở phần chân cầu.
Mố cầu bị sạt lở tiềm ẩn nguy cơ sập cầu khiến người dân lo lắng. Ảnh HOÀNG GIÁP
Điều đáng nói, đây là cây cầu nằm trên con đường độc đạo từ ấp Thạch Màng nối ra đường ĐT.753 về TP.Đồng Xoài cũng như về các tỉnh Tây Nguyên, TP.HCM. Vì vậy, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân qua đây rất cao. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng hiện có hàng trăm hộ dân làm rẫy trồng tiêu, điều, cao su, hàng ngày đều qua lại để chăm sóc, khai thác.
Một căn nhà sát dòng suối, gần cầu Suối Nhung bị sạt lở. Ảnh HOÀNG GIÁP
Anh Điểu Vinh (ngụ xã Tân Lợi, H.Đồng Phú) cho hay cầu bị sạt lở nhiều, người dân đi làm, cạo mủ cao su qua đây rất bất an do nước mưa tràn luôn qua cầu.
Thấp thỏm lo bên cầu Suối Nhung bị sạt lở, hàng trăm hộ dân nguy cơ bị cô lập
“Tôi ở đây cũng đã lâu, cầu này yếu lắm, có vẻ sắp sập rồi. Mong sao nhà nước quan tâm giúp đỡ chúng tôi ở đây cuộc sống bớt khổ, cho đường đi thuận tiện hơn”, anh Điểu Vinh chia sẻ.
Từng mảng bê tông bị sạt lở, rơi xuống lòng suối. Ảnh HOÀNG GIÁP
Trả lời Thanh Niên, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Lợi (H.Đồng Phú) Mai Xuân Long, cho biết sau khi nắm được tình hình thực tế, xã đã cùng với các ban ngành của huyện xuống đánh giá lại thực trạng và đã có báo cáo gửi UBND huyện để có hướng xử lý trong thời gian tới.
Cầu Suối Nhung đã từng bị sập trước đó khiến người dân thêm lo lắng. Ảnh HOÀNG GIÁP
“Hiện có khoảng 100 hộ dân, trong đó có 75 hộ đồng bảo dân tộc S’tiêng ở khu vực này. Để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại, chúng tôi đã cử các lực lượng cảnh báo, làm biển báo để hạn chế trọng tải, đảm bảo an toàn giao thông khi qua lại cây cầu này”, ông Long cho biết thêm.
Chính quyền xã Tân Lợi đã có cảnh báo người dân và hạn chế tải trọng xe qua lại trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền có hướng xử lý. Ảnh HOÀNG GIÁP
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 21.8
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, cầu Suối Nhung có kết cấu bằng thép, tải trọng 8 tấn, được xây dựng và đưa vào sử dụng gần 20 năm qua. Năm 2008, cây cầu này đã từng bị sập do một chiếc xe chở gỗ quá tải trọng đi qua, khiến việc đi lại, sản xuất kinh doanh của hàng trăm hộ dân bị ách tắc, đình trệ.
Bất an vì sạt lở bờ sông
Mưa lớn liên tục kèm theo nước lũ từ thượng nguồn đổ về gần đây xoáy sâu vào bờ khiến tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực đầu nguồn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thêm phức tạp.
Tại khu vực bờ tây sông Hậu (ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, H.An Phú, tỉnh An Giang), 2 vụ sạt lở xảy ra ngày 30.9 và 6.10 làm mất đoạn đường nhựa nông thôn dài hơn 50 m, khiến 2 hộ dân phải di dời nhà cửa. Cách vị trí sạt lở này không xa xuất hiện vết nứt dài hơn 50 m, có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng 15 hộ dân khác. Ngoài ra, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn H.An Phú đã xảy ra các vụ sạt lở khác ở xã Phú Hữu, xã Vĩnh Lộc... đe dọa các công trình giao thông và nhà dân.
Thấp thỏm vì sạt lở
Theo Sở TN-MT An Giang, từ tháng 1 - 9.2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 điểm sạt lở, sụt lún, rạn nứt bờ sông, kênh rạch với tổng chiều dài hơn 1,5 km, ảnh hưởng 17 căn nhà dân, ước thiệt hại gần 1,4 tỉ đồng. Riêng từ ngày 28 - 30.9, xảy ra 10 đoạn rạn nứt, sạt lở bờ sông ở các huyện: An Phú, Chợ Mới, Tri Tôn, với tổng chiều dài 288 m.
Khu vực sạt lở tại ấp Thượng, xã Tân Quới, H.Thanh Bình, Đồng Tháp
TRẦN NGỌC
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết nguyên nhân các vụ sạt lở trên bước đầu được xác định do đường giao thông nông thôn sát bờ sông, kênh, rạch, mái bờ thẳng đứng; các phương tiện giao thông thủy, bộ lưu thông qua lại nhiều.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 6.10, khu vực bờ sông Tiền (đoạn thuộc ấp Thượng, xã Tân Quới, H.Thanh Bình) xảy ra vụ sạt lở với chiều dài 30 m, ăn sâu vào đất liền 22 m, gây thiệt hại 2 ngôi nhà. Ngoài ra, vụ sạt lở cũng khiến 17 căn nhà khác phải di dời khẩn cấp.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch UBND xã Tân Quới, cho biết toàn xã có vành đai sạt lở hơn 9 km với hơn 350 hộ dân sống trong vùng sạt lở cao. Riêng ở ấp Thượng, từ cuối tháng 6.2021 đến nay xảy ra 4 vụ sạt lở bờ sông Tiền với chiều dài hơn 70 m và ăn sâu vào bờ từ 15 - 22 m. Chính quyền đã cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh sạt lở.
Tình hình sạt lở bờ sông đang xảy ra nhiều nơi ở Đồng Tháp, An Giang
Hàng ngàn hộ dân cần di dời
Ông Võ Thành Ngoan, Phó giám đốc Sở NN-PTNN Đồng Tháp, cho biết từ đầu năm 2022 đến nay sạt lở bờ sông đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 6 tỉ đồng.
Sạt lở xảy ra tại 19 xã, phường, thị trấn của 4 huyện: Thanh Bình, Hồng Ngự, Lấp Vò, Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh, TP.Hồng Ngự với tổng chiều dài khoảng 26,7 km và diện tích đất bị sạt lở gần 2 ha. Đến hết quý 2/2022, tổng chiều dài vành đai có nguy cơ sạt lở toàn tỉnh gần 132 km, với 5.973 hộ đang sinh sống, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn.
Theo kết quả quan trắc của Sở TN-MT An Giang, tỉnh này hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 181 km. Trong đó, 14 đoạn ở mức độ bình thường, 37 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 5 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, thông tin: "Ngành nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát các khu vực cảnh báo sạt lở, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở kể cả các tuyến kênh, rạch để chủ động di dời người dân, nhà ở đến nơi an toàn khi có dấu hiệu rạn nứt, sụt lún nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ nhân dân kịp thời khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi xảy ra sạt lở, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục sạt lở".
Phập phồng sống nơi động đất Nhiều tháng qua, huyện Kon Plông (Kon Tum) liên tục xảy ra động đất mạnh khiến gần 700 hộ dân sống cạnh hồ chứa thủy điện Thượng Kon Tum và Đăk Đring lo sợ. Nhiều hộ dân thôn Đăk Tăng lo lắng mùa mưa bão gây sạt lở, sập nhà vì tường nứt, đất nứt khi động đất liên tục xảy ra -...