Bình Phước: Bao phen chìm nổi, mất mùa liên miên mà nông dân vẫn “chung thủy” với cây “hạt để ngoài da”
Liệu có thể khắc phục được tình trạng mất mùa do thời tiết; có nâng cao được năng suất để bù đắp cho giá cả, có tiếp diễn vòng lẩn quẩn chặt – trồng? Đó là những câu hỏi mà người trồng điều Bình Phước đã từng đặt ra bao năm qua, và lại đặt ra khi vụ điều năm nay tiếp tục mất mùa mất giá.
Người trồng điều lại gặp cảnh mất mùa mất giá
Đầu vụ điều năm nay, giá thu mua hạt điều tươi khoảng 28.000 đồng/kg. Từ giữa tháng 3, giá điều tươi giảm xuống còn 25.000-27.000 đồng/kg.
Nhưng đến thời điểm hiện tại giá điều tươi chỉ còn 20.000-21.000 đồng/kg. Giá điều giảm càng khiến người trồng điều lo lắng khi đang vào chính vụ thu hoạch.
Mùa mưa năm 2021 kết thúc trễ. So với các vụ điều trước, vụ điều năm nay đến trễ hơn 1 tháng so với định kỳ. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, một số vườn điều ở Bình Phước vẫn đang trong giai đoạn ra trái.
Trong vòng một tuần trở lại đây, nhiều cơn mưa xuất hiện, tiếp tục ảnh hưởng đến năng suất vườn điều. Người trồng điều đang đối mặt với tình trạng mất mùa mất giá.
Những năm trước, vườn điều 1,2ha của ông Hoàng Văn Tùng ở xã Thống Nhất (huyện Bù Đăng) khi vào vụ, ngày nào cũng có 3-4 nhân công thu hoạch. Năm nay, cứ 3 ngày ông đi nhặt 1 lần. Và ông nhặt cả ngày cũng chỉ khoảng 50 kg hạt.
Giá điều tươi giảm chỉ còn 20.000-21.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh
Ông Tùng dự tính vụ điều này sản lượng đạt khoảng 1 tấn, chỉ bằng 1/4 sản lượng so với mọi năm. Dù buồn bã vì mùa đều thất thu nhưng ông Tùng vẫn đặt niềm tin vào cây điều và động viên gia đình hi vọng ở niên vụ sau.
Video đang HOT
“Dù sao cây điều vẫn là cây chủ lực của tỉnh. Nếu không trồng điều thì cũng không biết trồng cây nào khác”, ông Tùng nói.
Người trồng điều vẫn muốn gắn bó với cây trồng chủ lực
Nhiều năm về trước, bài toán trồng – chặt đã làm đau đầu ngành chức năng cũng như nông dân. Mỗi khi mất mùa mất giá, nhiều nông dân tìm cây trồng khác để chuyển đổi. Cây điều cũng gặp cảnh tương tự.
Nông dân thu hoạch điều ở Bình Phước. Ảnh: Hải Thanh
Thế nhưng gần đây, nông dân tỉnh Bình Phước đã thận trọng hơn. Người trồng điều không còn nóng vội chạy theo xu hướng chặt trồng nữa mà tính kế lâu dài hơn.
Vụ thu hoạch năm nay dù chịu ảnh hưởng của thời tiết, nhiều nông dân trồng điều vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn gắn bó đó với loại cây trồng này.
Ông Nguyễn Xuân Lộc ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng) có hơn 10ha đất, trong đó phân nửa là trồng điều. Phần diện tích còn lại, ông trồng các loại cây công nghiệp khác.
Ông Lộc cho biết, điều mất mùa là do thời tiết. Người trồng phải tìm cách khắc phục dần và chăm sóc tốt diện tích trồng hiện hữu để đảm bảo nguồn thu. Nếu cứ lẩn quẩn bài toán trồng – chặt thì không ổn tý nào.
Ông Hoàng Văn Tùng ở xã Long Bình (huyện Phú Riềng) cũng cho rằng, mất mùa này thì đầu tư chăm sóc lại, chờ vụ khác.
Khí hậu và thổ nhưỡng ở Bình Phước vốn thích hợp với cây điều. Chất lượng hạt điều cũng thơm ngon nổi tiếng. “Điều là cây lâu năm. Nếu chặt bỏ, trồng cây khác lại tốn kém mà chưa chắc đảm bảo thu nhập ổn định”, ông Tùng nói.
Huyện Bù Gia Mập là vùng chuyên canh trồng điều lớn tỉnh Bình Phước, gần 25.300ha.
Ông Lê Quang Oanh – Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết, cùng với các loại cây công nghiệp khác, cây điều là cây trồng chủ lực của huyện Bù Gia Mập nói riêng cũng như tỉnh Bình Phước nói chung.
Tỉnh Bình Phước đã có những chiến lược cụ thể để phát triển ngành điều bền vững. Vùng nguyên liệu được định hướng xây dựng tập trung, chất lượng cao; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất điều quy mô lớn. Đây là những yếu tố để nông dân có thể tin tưởng vào tương lai của cây điều.
Ngành nông nghiệp cũng đang tiến tới sản xuất nông nghiệp sạch và hữu cơ đối với cây điều, cũng như nhiều loại cây khác.
“Chúng tôi khuyến cáo bà con không nên chuyển đổi cây điều sang một số loại cây trồng khác theo kiểu chạy đua mùa vụ, hoặc không có giá trị cao. Việc này dễ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân”, ông Oanh nói.
Giải ngân vốn FDI quý I/2022 cao nhất trong 5 năm
Tổng cục Thống kê cho biết, quý I/2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua.
Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (Chơn Thành, Bình Phước). Ảnh minh họa: Dương Chí Tưởng/TTXVN
Theo đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 77,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 379,8 triệu USD, chiếm 8,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 350,3 triệu USD, chiếm 7,9%.
Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam; bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, vốn đăng ký cấp mới có 322 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tăng 37,6% về số dự án và giảm 55,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,19 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 599,9 triệu USD, chiếm 18,7%; các ngành còn lại đạt 422,7 triệu USD, chiếm 13,1%.
Cùng với đó, vốn đăng ký điều chỉnh của 228 lượt dự án (đã cấp phép từ các năm trước) với số vốn đầu tư tăng thêm 4,07 tỷ USD, tăng 93,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,71 tỷ USD, chiếm 23,5%; các ngành còn lại đạt 569,6 triệu USD, chiếm 7,8%.
Bên cạnh đó, vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 734 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,63 triệu USD, tăng 102,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 341 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 819,7 triệu USD và 393 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 811,4 triệu USD.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 992,9 triệu USD, chiếm 60,9% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 300,6 triệu USD, chiếm 18,4%; ngành còn lại 337,7 triệu USD, chiếm 20,7%.
Lý giải nguyên nhân của sự sụt giảm, bà Phí Thị Phương Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê, Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, nếu phân tích chi tiết thì mức giảm trên vẫn thể hiện được yếu tố tích cực trong xu hướng thu hút đầu tư.
Trong quý I/2022, số dự án cấp mới tăng 37,6%; số lượt dự án điều chỉnh tăng vốn tăng 41,6%; số lượt dự án góp vốn, mua phần tương đương quý I/2021. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19, nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Về số vốn đăng ký trong quý I/2022, vốn đăng ký FDI giảm 12,3% so cùng kỳ, bao gồm: đăng ký cấp mới giảm 54,5%; vốn đăng ký tăng thêm tăng 93,3% và đây chính là phần mở rộng vốn bổ sung của nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; số vốn góp, mua cổ phần tăng 102,6% và con số này thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam tăng lên.
Như vậy, vốn đăng ký FDI giảm 12,3% là do vốn đăng ký cấp mới giảm sâu 54,5%. Việc giảm 54,5% này được so sánh trên nền tăng cao vì yếu tố đột biến của cùng kỳ năm ngoái với 2 dự án tỷ đô đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký đạt 4,41 tỷ USD.
"Nếu loại trừ yếu tố đột biến trong quý I/2021 thì vốn đăng ký cấp mới quý 1/2022 vẫn tăng 14,2% so cùng kỳ, và tính chung vốn đăng ký FDI quý 1/2022 tăng 55,7% so cùng kỳ", bà Phương Nga cho hay.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 626,6 triệu USD, chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu USD, chiếm 11,8%; Đài Loan (Trung Quốc) 219,9 triệu USD, chiếm 6,8%; đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm 6%.
Để tăng cường thu hút dòng vốn FDI, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Việt Nam tiếp tục chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc (giảm số lượng, tăng về chất lượng), đưa hoạt động đầu tư nước ngoài chuyển sang giai đoạn mới.
Còn theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn, Việt Nam vẫn có thể khai thác tốt các dư địa, phát huy thế mạnh nhờ vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư - kinh doanh ngày càng cải thiện và tiến bộ. Hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông và năng lượng cũng đồng bộ hơn nên sẽ hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài trong việc sắp xếp mạng lưới sản xuất theo xu hướng đa dạng hóa khu vực, đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các địa phương cần phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo có thể đón được các dự án công nghệ cao từ các nước phát triển vào Việt Nam. Về chính sách cũng cần có sự cải thiện hơn nữa để nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam...
Bình Phước: Tìm thấy thi thể nữ sinh lớp 9 sau 2 ngày bị nước cuốn trôi mất tích Ngày 2/4, lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy, trục vớt thành công thi thể của nữ sinh Nguyễn Trần Phương Mai (học sinh lớp 9, Trường Trung học Cơ sở Tân Hòa (xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú), nữ sinh bị nước cuốn trôi mất tích vào chiều tối 31/3. Hiện trường thi thể nữ...