Bình minh đến với những đứa trẻ “đặc biệt”
“Chỉ khi tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng, mong muốn điều tốt lành đến với trẻ, mới giúp các con được sáng tâm hồn và an yên khi đến trường”, đó là tâm niệm của cô giáo trẻ ỗ Thị Nhị (sinh năm 1990), người sáng lập Cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh (phường ồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), nơi đồng hành, dìu dắt những trẻ em khuyết tật, tự kỷ trong suốt thời gian qua.
Giờ học của cô giáo ỗ Thị Nhị với các bé tại Cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh (Bắc Ninh).
Nhị sinh ra ở vùng quê thuần nông Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) trong một gia đình có đông anh chị em. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, mồ côi mẹ từ khi mới lên ba, những ngày ấu thơ, Nhị ít được người thân chăm sóc, không được đi học mẫu giáo… Thấm nỗi vất vả, cơ cực của chính bản thân mình, Nhị luôn mong ước sau này có nhiều cơ hội để giúp đỡ những người thiệt thòi, nhất là các em bé mồ côi, khuyết tật. Với nghị lực và quyết tâm vượt qua hoàn cảnh, Nhị đã chọn Khoa Giáo dục đặc biệt (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) nhằm xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc, để thực hiện những ước mơ, hoài bão ấp ủ từ lâu. “Nhìn những đôi mắt ngây thơ có phần khờ dại của trẻ khuyết tật, những ước mong không thể diễn đạt thành lời của các em và nỗi đau dằn vặt của những bậc phụ huynh có con bị khiếm khuyết, tôi cảm thấy day dứt. Tôi tự nhủ phải làm điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống này”, cô giáo Nhị chia sẻ. Sau khi tốt nghiệp, cô quyết định trở về quê hương và xây dựng Cơ sở mầm non chuyên biệt Bình Minh dành cho các đối tượng là trẻ khuyết tật, đặc biệt ưu tiên cho con công nhân lao động đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận để chia sẻ những khó khăn về vật chất và tinh thần với các gia đình có con bị khuyết tật.
Cô giáo Nhị cho biết, mô hình giáo dục dành cho trẻ đặc biệt ở cơ sở Bình Minh đáp ứng đa dạng về các dạng khuyết tật (khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật học tập, rối loại phổ tự kỷ, khiếm thính, trẻ tăng động giảm chú ý); can thiệp sớm cho đối tượng từ 18 tháng đến sáu tuổi; can thiệp chức năng từ sáu đến 13 tuổi; định hướng nghề và dạy nghề từ 13 đến 15 tuổi. Cô còn mạnh dạn mua sắm các đồ dùng, thiết bị cho việc giáo dục, trị liệu trẻ tự kỷ một cách khoa học, bài bản. “Ở đây, các con được học các phương pháp toán học, được đọc một cách tự nhiên không phụ thuộc vào sách vở. Phương pháp dạy linh hoạt, đa dạng, thay đổi với từng đối tượng trẻ khác nhau, làm sao tạo cho các con môi trường học gần gũi, thân thiện nhất”, cô giáo Nhị cho biết. Song song với đó, cô còn lồng ghép ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, sử dụng hệ thống máy tính vào chương trình học để hỗ trợ, xây dựng định hướng tin học với trẻ khuyết tật. ồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông tới cộng đồng, nâng cao nhận thức cho dân cư về giáo dục và tiếp cận với trẻ khuyết tật.
Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, cơ sở Bình Minh đã hỗ trợ gần 200 trẻ khuyết tật ở trong và ngoài tỉnh, trong đó có hơn 60 trẻ đã “tốt nghiệp”, được hỗ trợ học giáo dục hòa nhập tại địa phương. ồng thời, gần 50 trẻ và gia đình được hỗ trợ tư vấn, đánh giá và chuyển giao phương pháp giáo dục tại nhà một cách trực tiếp. Các phụ huynh được hỗ trợ tư vấn trong cả việc chăm sóc và nuôi dạy các bé tại nhà như việc ăn uống, ngủ nghỉ, làm thế nào chơi với con đúng cách và làm sao để giải phóng tâm lý áp lực cho các con… Bà Trần Thị Bé (huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã ở cơ sở Bình Minh hơn suốt ba tháng qua cùng với cháu của mình là bé Kiệt. Bà cũng như nhiều phụ huynh khác có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa đều được cô giáo Nhị tạo điều kiện ở lại trường để cùng các cô chăm sóc các con. “Ngày trước, ở nhà Kiệt không nói chuyện với ai, chỉ cầm những đồ vật hình tròn để làm “bạn” từ sáng cho đến lúc ngủ. Bố bé mất, mẹ lại bận công việc cho nên tôi cùng cháu đến cơ sở Bình Minh, mong sao cháu có thể hòa nhập được với mọi người. Cháu Kiệt bây giờ có thể tự ăn, không khóc khi gặp người lạ nữa rồi. Thấy cháu tiến bộ, tôi mừng lắm”, bà Bé tâm sự.
Tại cơ sở Bình Minh, hình ảnh cậu bé chín tuổi mới bắt đầu tập những nét chữ đầu đời, hay cậu bé 12 tuổi mới bắt đầu ê a tập nói từng chữ là hình ảnh quen thuộc. “Thật xót xa khi các nơi từ chối nhận trẻ vì đã quá tuổi can thiệp, bố mẹ bé mới tìm đến mình, coi mình như tia hy vọng cuối cùng của gia đình họ. ối với những đứa trẻ đã qua giai đoạn vàng, cơ hội tìm lại ngôn ngữ cho các bé là câu chuyện khó, nhưng tôi không muốn bỏ cuộc”, cô giáo Nhị chia sẻ và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cậu bé Long năm nay 15 tuổi, nặng gần 80 kg: đôi khi không kiểm soát được hành vi, Long có thể xô ngã, làm đau mọi người chung quanh. Nhiều người đã tỏ ý ái ngại khi nhận em Long vào trường. Khi bố Long dẫn em đến với cô Nhị, nhìn ánh mắt hoe đỏ, sự tuyệt vọng của bố Long khi đã mất 12 năm đưa bé đi can thiệp tại nhiều nơi nhưng vẫn không có sự tiến triển, Nhị quyết định dành thời gian cho cậu bé này. Từ một cậu bé ngô nghê, những động tác vụng về, không thể diễn đạt ý muốn bằng ngôn ngữ thì đến nay Long đã trở nên thuần tính hơn, có thể tự làm được những việc cá nhân đơn giản, có thể giúp các cô giáo rửa rau, dọn bếp, biết hỗ trợ các em nhỏ xếp bàn ghế. Hay kỷ niệm về cậu bé Nguyễn Trọng T., một học sinh không có ngôn ngữ, không tự chủ được vệ sinh cá nhân, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ và luôn ném đồ trong lớp học. “Với trường hợp của bé T., tôi đưa ra những phương pháp học đa dạng hơn. Sau 5 tháng can thiệp, bé T. bắt đầu có ngôn ngữ. Và sau 14 tháng, cậu bé trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động, nhận thức phát triển tốt và có thể hòa nhập tốt. Thật mừng, khi bây giờ T. được học ở một ngôi trường như bao đứa trẻ khác để chuẩn bị hành trang vào lớp 1″, cô giáo Nhị chia sẻ.
Dẫu biết trên hành trình mà cô giáo Nhị đã chọn sẽ còn những gian truân, thử thách nhưng niềm tin “Hãy gieo mầm yêu thương, bởi đó là nhiệm màu chắp cánh ước mơ xanh” sẽ luôn là động lực vun đắp niềm yêu thương, tình cảm của cô giáo Nhị dành cho những tâm hồn non nớt, ngây thơ mà thiếu may mắn.
MINH CHÂU
Theo nhandan
Xót xa cảnh hàng chục đứa trẻ chia nhau từng mét vuông để trọ học
Những bức tường nhà trọ bám đầy bùn, đất và nhọ nồi; dăm ba chiếc giường bằng thân lồ ô đập dập được đặt khin khít với nhau trong căn nhà chỉ vỏn vẹn khoảng 30m2. Hàng chục học sinh xã vùng cao Quảng Hòa hàng ngày vẫn chia nhau từng mét vuông để trọ học. Với chúng, ước mơ về một căn nhà kiên cố, đủ điện, đủ nước quá xa vời khi còn phải lo ăn từng bữa...
Xót xa cảnh hàng chục đứa trẻ chia nhau từng mét vuông để trọ học
5 tuổi đi dựng lán trọ học
Triệu Thị Phương (học sinh lớp 9, trú xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) dù mới 15 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm trọ học xa nhà. Đối với nữ sinh người Dao này, cuộc sống hiện tại không còn quá khó khăn, bỡ ngỡ như những ngày đầu em được bố mẹ đưa đến đây ở trọ. Bởi so với 10 năm trước, em đã biết tự nấu nướng, tắm giặt và chăm sóc bản thân.
Căn nhà gỗ được dựng tạm để Phương cùng 7 đứa trẻ khác trọ học
Nhà Phương ở thác 7, thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, cách trường gần 15km. Ngay từ ngày học mẫu giáo lớn, em đã được bố mẹ cho đi ở trọ cùng những đứa trẻ khác trong vùng. Trong căn nhà gỗ chỉ rộng chừng 15m2, Phương cùng 7 đứa trẻ khác (cả nam và nữ) chung sống như một gia đình. Mọi việc nấu nướng, tắm giặt, học và ngủ đều "gói gọn" trong căn nhà gỗ dựng tạm này.
Cũng giống như Phương, hầu hết những đứa trẻ trong nhà trọ này đều được bố mẹ cho lên đây ở khi bắt đầu học tiểu học, có đứa khi bắt đầu đi học mẫu giáo đã được cho lên đây ở cùng anh chị. Phương là "chị cả" trong nhà, sẽ nấu ăn cho các em, riêng việc tắm giặt thì đứa nào cũng phải tự làm. Những năm trước thì mỗi đứa một bếp riêng, nhưng do không gian chật chội quá, nhiều em còn nhỏ, ham chơi nên bây giờ nấu chung cơm, còn rau thì từng đứa nấu.
Mọi việc nấu nướng, tắm giặt, học và ngủ đều "gói gọn" trong căn nhà này
Trời nhập nhoạng tối, Phương xếp gọn sách vở đầu giường rồi đi tắm rửa. Nhà tắm nằm cách chỗ ngủ của những đứa trẻ chỉ có vài bước chân, được quây tạm bằm hai tấm chăn cũ và lấy ánh sáng từ những khoảng hở của vách nhà. Trong nhà chỉ có 1 thùng nước duy nhất, để nấu nướng và tắm giặt nên cứ hết là lại mang can, mang chậu sang nhà dân xin. Cái lạnh của mùa khô Tây Nguyên khiến môi đứa nào cũng thâm tím, người run cầm cập mỗi khi bước chân ra khỏi nhà tắm.
Nhà tắm tạm bợ, được quây bằng chiếc chăn cũ và lấy ánh sáng tự nhiên
"Căn nhà này là dựng trên đất của người khác, cả nhà chỉ có 1 bóng điện duy nhất nên tranh thủ học ban ngày, còn ban đêm không đủ ánh sáng. Thiếu thốn lắm, tối ngủ còn không đủ chỗ, nhưng chúng cháu thương bố mẹ, muốn thoát nghèo nên phải cố gắng thôi", Triệu Thị Lìu, em họ của Phương chia sẻ.
8 đứa trẻ chung sống trong căn nhà 15m2 chỉ với một bóng đèn
Cách căn nhà Phương ở không xa, 13 đứa trẻ khác cũng tá túc nhờ trong một căn nhà tái định cư của xã Quảng Hòa. Khoảng 10 năm trước, những căn nhà được dựng lên cho những hộ gia đình có đất nằm trong dự án thủy điện. Thế nhưng vì chật hẹp, không có nước sạch nên nhiều hộ gia đình không nhận, đành để không.
Sồng Thị Da (học sinh lớp 7, trú thác 4, xã Quảng Phú) được bố mẹ đưa lên đây ở được 7 năm. Đầu năm học này, Da có thêm nhiệm vụ chăm sóc cho cô em họ là Giàng Thị A, năm nay học lớp mẫu giáo. Cứ đầu tuần bố mẹ đưa cho hai chị em một túm gạo và rau mang lên trường, cuối tuần mới đi xe máy đến đón về.
Sồng Thị Da và cô em gái họ Giàng Thị A
"Có tuần thì có rau với mì tôm, với một ít thịt, nhưng ăn một ngày là hết. Ở đây quen rồi, nên không sợ nữa mà chỉ nhớ nhà thôi", nữ sinh người Mông thật thà nói.
"Bỏ thì thương, vương thì tội"
Thấy thầy cô giáo đến thăm, một vài đứa trẻ trong căn nhà trọ chạy ra vườn lẩn trốn, số còn lại thì nấp vào phòng. Căn phòng chật chội, ngột ngạt và đầy mùi ẩm mốc, chằng chịt dây dợ và mạng nhện là nơi ở của gần 20 học sinh đang theo học từ mầm non đến THCS tại xã Quảng Hòa. Do không gian trong nhà dành hết để làm chỗ ngủ và chỗ học tập, nên các em phải cải tạo nhà vệ sinh thành nơi nấu ăn, còn tắm rửa thì ra sông, ra suối.
Căn phòng khoảng hơn 10m2 dành cho 5 đứa trẻ sinh hoạt
Hỏi ra mới biết, gần 130 học sinh đang trọ học ở đây chỉ có một vài em là người địa phương, phần lớn là người xã Quảng Phú (huyện Krông Nô). Tuy nhiên, do nơi ở của các em cách trường học quá xa, nên phải sang xã Quảng Hòa (huyện Đắk G'Long) để học nhờ. Xung quanh trường Tiểu học Bế Văn Đàn và THCS Quảng Hòa, có khoảng 6-7 căn nhà để cho các em ở trọ, mỗi căn trung bình có khoảng 10 em cùng sinh sống, căn ít nhất thì có 5 em.
Theo Sồng Thị Banh (học sinh lớp 8, trú thác 4, xã Quảng Phú), 8 năm lên đây ở trọ, các em vẫn phải đi múc nước về sử dụng chứ trong nhà không có nước. Hàng ngày, mỗi đứa đi xách hai can nước, vừa để nấu nước, vừa để tắm giặt. Cuộc sống xa gia đình, nên không đứa nào muốn ở lại cả, nhưng nhà không có xe nên không về được.
Hàng ngày, sau giờ học học sinh lại thay nhau đi lấy nước về dùng
"Các em có ý định nghỉ học không ?", Banh thật thà trả lời: "Không, không muốn nghỉ học, chỉ muốn có chỗ khác để ở thôi, nhưng không có tiền. Mỗi tuần bố mẹ cho 150 ngàn, bốn chị em phải chia ra để mua thức ăn từng bữa, không có tiền để thuê nhà trọ ở đâu".
Ông Nguyễn Bá Thủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho biết, địa phương cũng rất "trăn trở" vì các em học sinh này. Theo quy định, những học sinh đi học xa nhà sẽ được hỗ trợ gạo hàng tháng, tuy nhiên các em này lại không phải người địa phương nên hoàn toàn không được hỗ trợ gì.
Do không phải là người địa phương nên các em không có chế độ trợ cấp hàng tháng
"Phần lớn các em phải lên đây trọ học đều có hoàn cảnh khó khăn, không thể đi về trong ngày nên địa phương chỉ hỗ trợ được cho các em mượn một số căn nhà. Tuy nhiên số lượng học sinh nhiều, mà cơ sở vật chất hạn chế nên vẫn còn nhiều em phải thuê đất của người dân để dựng nhà ở. Xã Quảng Hòa cũng là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Đắk Nông, số lượng học sinh nghèo của xã cần được giúp đỡ cũng rất lớn, nên không thể "gánh" thêm các em của xã Quảng Phú. Thế nhưng trả các em về địa phương thì đi học xa xôi, giữ các em ở lại thì khó quản lý nên chúng tôi cũng rất đau đầu", ông Thủy phân trần.
Căn nhà tái định cư mà xã Quảng Hòa cho 13 học sinh mượn ở nhờ
Trong khi đó, theo một lãnh đạo trường học tại xã Quảng Hòa, việc học sinh cả nam và nữ phải sống chung trong một căn nhà khiến nhà trường cũng rất lo lắng. "Phần lớn các em đều là anh em họ, cứ cháu này lên thì lại kéo theo cháu khác nên số lượng ngày càng tăng. Người đồng bào dân tộc thiểu số lại có hủ tục hôn nhân cận huyết nên các em sống chung với nhau trong một căn nhà khiến chúng tôi không khỏi lo lắng. Do điều kiện kinh tế không có, bố mẹ lại đồng ý cho ở chung nên nhà trường chỉ còn cách tuyên tuyền cho các em tránh xa hủ tục này".
"Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong mỏi có thể xây cho các cháu căn nhà bán trú, tách riêng nam nữ, nếu không phải buộc phải trả các cháu về địa phương. Mà nếu bị trả về thì các cháu có nguy cơ phải nghỉ học vì nhà quá xa", vị lãnh đạo trường học trăn trở.
Dương Phong
Theo Dân trí
Quảng Trị: Thực hiện tốt việc huy động học sinh đến trường Theo thống kê của Ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị, năm học 2015-2016 số học sinh trong toàn tỉnh bỏ học trên 1.000 em đến nay con số này đã giảm mạnh. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học. Để thực hiện được con số trên, trong những năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã huy động học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
Thế giới
16:09:23 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
Sao việt
16:00:08 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh
Hậu trường phim
15:45:44 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi
Trắc nghiệm
15:36:50 22/02/2025
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người
Sao thể thao
15:33:57 22/02/2025
Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'
Netizen
15:31:55 22/02/2025
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?
Nhạc việt
15:14:31 22/02/2025
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới
Du lịch
15:05:14 22/02/2025