Binh lính Nga đã đến Belarus tham gia lực lượng chung ‘bảo vệ biên giới’
Bộ Quốc phòng Belarus thông báo những binh lính Nga đầu tiên đã đến nước này để tham gia lực lượng chung với sứ mệnh “bảo vệ biên giới”. Trước đó, Minsk cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công nước này.
Các binh lính Ukraine tham gia diễn tập gần biên giới Belarus ngày 30-9 – Ảnh: REUTERS
“Các đoàn quân nhân Nga đầu tiên từ nhóm lực lượng trong khu vực đã đến Belarus”, Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Belarus thông báo ngày 15-10 và cho biết thêm rằng nhiệm vụ của lực lượng này là “chỉ để tăng cường bảo vệ và phòng thủ biên giới”.
Đồng thời, cơ quan này cũng công bố nhiều hình ảnh cho thấy những người lính được chào đón bởi những người phụ nữ mặc trang phục truyền thống, cùng bánh mì và muối.
Trong phần trả lời Đài RT ngày 14-10, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói lực lượng nước này, với khoảng 70.000 quân, sẽ đóng vai trò cốt lõi trong khi lực lượng Nga sẽ “hỗ trợ”. Ông Lukashenko nói không hy vọng Nga sẽ đưa đến 10.000 – 15.000 quân, có nghĩa số binh lính sẽ thấp hơn con số này. Tuy nhiên, ông không tiết lộ lực lượng chung sẽ được triển khai ở đâu.
Trước đó, ông Lukashenko cho rằng Ukraine đang âm mưu tấn công Belarus. Ông cáo buộc Ba Lan, Lithuania và Ukraine đào tạo những thành phần cực đoan Belarus “thực hiện các vụ phá hoại, tấn công khủng bố và tổ chức một cuộc binh biến ở nước này”.
Video đang HOT
Các quan chức ở Belarus trước đó cáo buộc Ukraine cho nổ tung các cây cầu và điều hàng chục ngàn quân dọc biên giới hai nước.
Minsk khẳng định lực lượng chung hoàn toàn là vì phòng thủ. Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei giải thích với tờ Izvestia của Nga rằng lực lượng an ninh của quốc gia này đang được đặt trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng “đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào có thể xuất hiện từ các nước láng giềng”.
Tuy nhiên, việc triển khai lính Nga đến Belarus làm dấy lên lo ngại rằng quân đội của Minsk có thể tham gia cùng lực lượng Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong phỏng vấn với kênh NBC ngày 14-10, ông Lukashenko khẳng định Belarus ủng hộ Nga nhưng sẽ không giết người. “Không ai yêu cầu chúng tôi tham gia chiến dịch (ở Ukraine), Nga không yêu cầu, và chúng tôi không định tham gia”, ông nói.
Trong tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phủ nhận các cáo buộc âm mưu tấn công Belarus và cáo buộc Nga “cố gắng trực tiếp lôi kéo Belarus vào cuộc chiến này”. Ông Zelensky cũng kêu gọi đặt một phái đoàn quan sát viên quốc tế ở biên giới Ukraine – Belarus.
Ukraine tuyên bố bao vây hàng ngàn lính Nga ở Lyman, chặn mọi đường tiếp tế
Quân đội Ukraine tuyên bố đang bao vây 5.500 lính Nga bên trong thành phố chiến lược Lyman ở Donbass, miền Đông nước này, chặn mọi đường tiếp tế đạn dược hay rút lui.
Một binh sĩ Ukraine quan sát từ bên trong xe tăng, tại thành phố tiền tuyến Lyman. Ảnh: Reuters
Kênh CNN dẫn lời ông Serhii Cherevatyi, người phát ngôn của lực lượng quân đội Ukraine ở miền Đông, cho biết trong một cuộc họp báo video ngày 1/10: "Nhóm quân Nga ở khu vực Lyman đang bị bao vây. Các khu định cư Yampil, Novoselivka, Shandryholove, Drobysheve và Stavky được giải phóng. Các biện pháp ổn định đang được tiến hành ở đó ".
Theo người phát ngôn này, trong một chiến dịch vẫn đang diễn ra, lực lượng Ukraine đã bao vây hàng nghìn quân Nga tại thành phố Lyman, một pháo đài quan trọng đối với Moskva. "[Việc giải phóng] Lyman rất quan trọng, bởi vì nó là một bước tiến nữa để giải phóng Donbass của Ukraine. Đây là cơ hội để đi xa hơn đến Kreminna và Severodonetsk. Do đó, về mặt tâm lý, nó rất quan trọng", ông Cherevatyi nói.
Nếu Ukraine chiếm được thành phố mà Nga đã sử dụng làm trung tâm hậu cần và vận tải cho các hoạt động của mình ở phía bắc vùng Donetsk, đây sẽ là một bước lùi mới đối với kế hoạch giành kiểm soát toàn bộ khu vực công nghiệp Donbass của Nga.
Theo CNN, người đứng đầu cơ quan quân sự khu vực Luhansk của Ukraine, Serhiy Hayday cũng tiết lộ thêm chi tiết về cuộc tấn công Lyman ngày 1/10, các lực lượng Nga đã đề nghị rút lui, nhưng phía Ukraine từ chối.
"Những người chiếm đóng đã yêu cầu khả năng rút lui, và họ bị từ chối. Theo đó, họ có hai lựa chọn. Không, họ thực sự có ba lựa chọn. Tìm cách vượt qua [vòng vây], đầu hàng, nếu không mọi người ở đó sẽ chết", ông Hayday nói.
Quan chức này nói thêm: "Họ có vài nghìn người. Khoảng 5.000, vẫn chưa có con số chính xác. Năm nghìn vẫn là một nhóm khổng lồ. Trước đây chưa bao giờ có một nhóm lớn như vậy bị vây. Tất cả các tuyến đường tiếp tế đạn dược hay đường rút lui của nhóm này đều bị phong tỏa hoàn toàn".
Lực lượng Ukraine đang kiểm soát các vùng nông thôn bao quanh thành phố Lyman, thuộc Donetsk. Ảnh: CNN
Trong khi đó, phóng viên Charles Stratford của Al Jazeera, đưa tin từ thành phố Slovyansk, vùng Donetsk, cũng cho biết, Ukraine nói có tới 5.500 lính Nga có thể đang bị vây tại thành phố chiến lược Lyman. "Thành phố này đóng vai trò một trung tâm hậu cần và vận chuyển quan trọng kể từ tháng Năm, khi nó bị người Nga nắm giữ", phóng viên Stratford nói. Anh cũng thông tin rằng chiến dịch quân sự của Ukraine đang diễn ra tại một số ngôi làng xung quanh Lyman.
"Nếu Ukraine giành quyền kiểm soát toàn bộ Lyman, đó sẽ là một bước tiến chắc chắn cho các chiến dịch tiếp theo về phía đông bắc", phóng viên Stratford nhận định.
Ông Yurii Mysiagin, nghị sĩ Quốc hội Ukraine và là phó trưởng ủy ban an ninh quốc gia của quốc hội, đã đề cập đến việc quân đội di chuyển vào Stavky ngày 30/9 bằng một đoạn video trên Telegram cho thấy một chiếc xe tăng Ukraine đang di chuyển trên đường với biển báo rõ ràng về khu vực Stavky. CNN không thể xác minh nguồn gốc hoặc thời điểm chụp ảnhmột cách độc lập.
Hiện cũng chưa có phản ứng chính thức của Nga về các cuộc giao tranh trong khu vực.
Ngày 30/9, các lực lượng Ukraine cũng tuyên bố kiểm soát ngôi làng Drobysheve, một khu dân cư sát Lyman.
Những diễn biến chiến trường ở Donbass được đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/9 ký các văn bản sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine, gồm Luhansk và Donetsk - nơi có hai nước cộng hòa tự xưng do Nga hậu thuẫn, đã giao tranh với Kiev từ năm 2014 - và hai vùng khác là Kherson và Zaporizhzhia ở miền Nam, đã bị Nga kiểm soát từ giai đoạn đầu cuộc xung đột.
Ukraine và các nước phương Tây tuyên bố việc Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine là không có giá trị pháp lý, và các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại đây là "giả".
Ngày 1/10, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết họ bác bỏ việc Nga sáp nhập 4 khu vực ở Ukraine, coi quyết định này là "vi phạm nghiêm trọng" luật pháp quốc tế.
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 13/9 Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 13/9. Ukraine tuyên bố giành lại hơn 6.000 km2 lãnh thổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội nước này liên tục giành lại các vùng lãnh thổ ở cả miền Đông và miền Nam trong chiến dịch phản công kéo dài...