Bình Dương tăng ca nhiễm kỷ lục trong ngày, 36 nhà máy có dịch, 1 trại giam Bố Lá
Chiều 1-7, Bình Dương ghi nhận thêm 42 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca ghi nhận trong ngày lên 90 ca, là ngày có số ca nhiễm tăng kỷ lục.
Bình Dương đã được Bộ Y tế lập tổ công tác nhằm hỗ trợ công tác xét nghiệm, phòng chống dịch – Ảnh: B.S.
Ngày 1-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết chiều cùng ngày đã ghi nhận thêm 42 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca ghi nhận trong ngày lên 90 ca (48 ca đã công bố vào buổi sáng).
Đây là ngày có số ca dương tính tăng đạt kỷ lục nhiều nhất tại Bình Dương (trước đó, ngày 30-6 ghi nhận 81 ca).
Như vậy, tính từ đợt bùng phát dịch thứ tư, Bình Dương đã ghi nhận tổng cộng 497 ca mắc COVID-19. Đã có 36 công ty, xí nghiệp và hàng chục khu nhà trọ công nhân có dịch.
Video đang HOT
Hiện chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm Công ty Wanek dù mới phát hiện nhưng có số ca mắc rất cao, đã có tổng cộng 140 ca.
Trong số 42 ca mới ghi nhận chiều 1-7 tại Bình Dương có 36 ca đã ở trong khu cách ly. Một số địa điểm có nhiều ca mới như Công ty TNHH gỗ kỹ nghệ Hoa Nét (Wanek 2) thêm 15 ca; chuỗi lây nhiễm liên quan Công ty HouseWares thêm 13 ca; liên quan nhà trọ số 57 đường 21 (khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, TP Dĩ An) thêm 7 ca.
Đặc biệt, có 1 ca dương tính được phát hiện tại trạm giam Bố Lá (huyện Phú Giáo).
Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định về việc thành lập tổ hỗ trợ Bình Dương chống dịch COVID-19, gồm các cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Cục Y tế dự phòng.
Tổ công tác sẽ vào Bình Dương làm việc, có nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh tổ chức triển khai việc lấy mẫu, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm, hỗ trợ công tác điều trị, hướng dẫn bảo đảm an toàn, phòng chống dịch trong các khu cách ly, trong các khu công nghiệp, công sở, trường học, khu vực công cộng…
TP.HCM rốt ráo chuẩn bị khởi công xây dựng đường Vành đai 3
Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ được dự kiến khởi công vào quý III/2021 sau thời gian dài ngưng trệ vì giải phóng mặt bằng và huy động vốn...
Đường Vành đai 3 giải quyết các điểm nghẽn giao thông từ TP.HCM đi Long An, Bình Dương, Đồng Nai
Tổng công ty Cửu Long (chủ đầu tư) đã có báo cáo Sở GTVT TP.HCM về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.
Hiện tại, trong tổng số 98,54km tuyến Vành đai 3 đi qua TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, hiện chỉ có 16,3km (đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng với quy mô 6 làn xe cơ giới, chiếm 17% tổng chiều dài Vành đai 3), còn lại 82,24km chưa được đầu tư xây dựng.
Theo Tổng công ty Cửu Long, đoạn đường Vành đai 3 đi trên địa phận TP.HCM có tổng chiều dài 53,89km (chiếm 55% tổng chiều dài tuyến) và được chia làm 3 phân đoạn.
Đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn Trạch) dài 20,81km, quy mô 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, bao gồm 2 dự án thành phần: Dự án thành phần 1A: Dài 8,75 km được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Hàn Quốc (Bộ Tài chính đang đàm phán hiệp định vay với Chính phủ Hàn Quốc) và vốn đối ứng (Ngân sách Thành phố chi trả giải phóng mặt bằng đoạn trên địa bàn TP.HCM dài 2,45km với kinh phí GPMB khoảng 148,91 tỷ đồng)
Dự án thành phần 1B dài 8,96km theo hình thức hợp đồng BOT (trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng do Nhà đầu tư BOT chi trả là 1.053,08 tỷ đồng).
Đối với Đoạn 3 (Bình Chuẩn - QL 22) dài 10,87km; Đoạn 4 (QL 22 - Bến Lức) dài 22,21km, ngày 13/12/2019, Tổng công ty Cửu Long đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất thay đổi phương án đầu tư dự án thành phần đoạn Bình Chuẩn - QL 22 và dự án thành phần đoạn QL 22 - Bến Lức thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 3 TP.HCM sang hình thức đầu tư công sử dụng vốn vay ODA của ADB và EDCF. Bộ GTVT đang xem xét.
Về tiến độ dự kiến triển khai các phân đoạn trong thời gian tới, Tổng công ty Cửu Long dự kiến lựa chọn xong nhà đầu tư và khởi công vào quý III năm 2021 đối với dự án thành phần 1A và 1B thuộc Đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn Trạch) dài 20,81km.
Đối với các đoạn 3 (Bình Chuẩn - QL22) và đoạn 4 (QL22 - Bến Lức) sẽ triển khai công tác GPMB để đẩy nhanh tiến độ dự án khi có nguồn vốn.
Trong đó, phía Tổng công ty Cửu Long đề xuất cần ưu tiên tập trung nguồn lực để xây dựng trước 4,7km đoạn Vành đai 3 nối từ nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đến nút giao giữa Vành đai 3 với QL 22 (thuộc phân đoạn Bình Chuẩn - QL 22) nhằm nhanh chóng phát huy hiệu quả của tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2025 để giảm tải cho tuyến QL.22 hiện hữu đã quá tải.
Ông Nguyễn Văn Nên cùng Bí thư Bình Phước bàn làm cao tốc TPHCM-Chơn Thành Quy hoạch tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 73 km vừa được Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên và Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi họp bàn triển khai với sự tham dự của nhiều lãnh đạo, các cơ quan tham mưu hai địa phương. Sáng 18/3, tại TPHCM, Thường trực Thành...