Bình Dương đầu tư giao thông kết nối vùng
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tỉnh Bình Dương có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển khá đồng bộ.
Tỉnh đã chủ động hợp tác với các địa phương lân cận, đồng thời nghiên cứu, tìm các giải pháp mới để đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn, vừa tiết giảm ngân sách, vừa giảm ùn tắc giao thông, qua đó tạo kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng.
Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn thông xe góp phần giúp tỉnh Bình Dương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Ảnh: Q. Chiến
“òn bẩy” phát triển
Ngày 28-7, huyện Bàu Bàng tổ chức lễ thông xe tuyến đường Mỹ Phước – Bàu Bàng, công trình chào mừng ại hội đại biểu ảng bộ huyện lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tuyến đường dài 6,8 km, quy mô sáu làn xe, có vỉa hè, cây xanh, tổng mức đầu tư 592,6 tỷ đồng từ vốn doanh nghiệp và vốn ngân sách (130 tỷ đồng sử dụng đền bù giải phóng mặt bằng), tuyến đường đã kết nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn tại thị xã Bến Cát, thông suốt từ huyện Bàu Bàng đến quốc lộ 1 dài hơn 37 km. Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng Lê Khắc Tri cho biết: Từ một huyện nông nghiệp, nằm cuối tỉnh Bình Dương và giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), quốc lộ 13 trước đây đã góp phần giúp Bàu Bàng thu hút 1.000 dự án; trong đó hơn 800 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 29.736 tỷ đồng và 184 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên đến 3,6 tỷ USD, đã đưa Bàu Bàng trở thành địa phương có ngành công nghiệp phát triển. Hiện nay, đường Mỹ Phước – Bàu Bàng kết nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực lưu lượng giao thông trên tuyến quốc lộ 13 hiện tại và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến các sân bay, cảng biển.
Xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông được Bình Dương thực hiện rất sớm (từ năm 1997), qua việc đầu tư mở rộng nâng cấp quốc lộ 13 theo hình thức BOT. Công trình có chiều dài 62 km, sáu làn xe, nối TP Hồ Chí Minh đến Bình Phước, kết nối quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên hiện nay), đã tạo động lực cho Bình Dương cùng các tỉnh miền ông Nam Bộ và Tây Nguyên phát triển. ại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đánh giá, việc tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông của tỉnh đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ; hình thức đầu tư BOT cũng phát huy hiệu quả tích cực trong hệ thống đường bộ. Một số dự án BOT trên địa bàn như dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13; dự án nâng cấp đường T 743B đoạn Miếu Ông Cù – ông Tân; dự án nâng cấp, mở rộng đường T 741 kết nối đến tỉnh Bình Phước; dự án nâng cấp, mở rộng cầu Phú Cường và đường Huỳnh Văn Cù kết nối với TP Hồ Chí Minh,… Từ quốc lộ 13, các tuyến đường khác tiếp tục hình thành, góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương đưa công nghiệp về phía bắc của tỉnh, đánh thức các vùng đất thuần nông như Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên có điều kiện phát triển mạnh các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp. Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương Bùi Minh Trí cho biết: Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương có 31 KCN, tổng diện tích 12.721 ha, trong đó có 29 KCN với diện tích hơn 11 nghìn ha đã đi vào hoạt động hiệu quả, thu hút hơn 2.900 dự án, bao gồm 648 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn đầu tư 71.280 tỷ đồng) và 2.256 dự án FDI (24,3 tỷ USD). Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo việc làm cho gần 472.500 lao động; hằng năm đạt doanh thu khoảng 32,4 tỷ USD và đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 719 triệu USD,…
Chủ động, đổi mới cách làm
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng chia sẻ, tỉnh Bình Dương đã phát huy tính chủ động trong đầu tư giao thông kết nối với các địa phương lân cận, làm cầu từ Bình Dương qua Tây Ninh, đang chuẩn bị xây dựng cầu nối với ồng Nai. Với TP Hồ Chí Minh, thành phố làm cầu Phú Long, nối quận 12 với TP Thuận An, còn Bình Dương làm cầu Phú Cường nối TP Thủ Dầu Một với huyện Củ Chi; hai cầu này trong nhiều năm qua vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hai địa phương, vừa góp phần kết nối vùng thuận lợi. Bên cạnh đó, những tuyến đường như vành đai 3, vành đai 4 được T.Ư quy hoạch, tỉnh đã chủ động làm trước đoạn đi qua địa bàn. i trước đón đầu, tỉnh Bình Dương còn mở đường Mỹ Phước – Tân Vạn đến huyện Bàu Bàng, kết nối và đi ngang qua tất cả 29 KCN đang hoạt động của tỉnh, giúp hàng hóa của địa phương cũng như các nơi vận chuyển đến cảng Cát Lái, Cái Mép nhanh chóng và thuận lợi. Mới đây, hai tỉnh Bình Dương, ồng Nai đã thống nhất làm cầu Bạch ằng 2 bắc qua sông ồng Nai, kết nối thị xã Tân Uyên (Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (ồng Nai). Cầu được giao Ban Quản lý dự án ầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư, với tổng mức 658 tỷ đồng; trong đó phần xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương dài khoảng 2,8 km, quy mô bốn làn xe do tỉnh Bình Dương đầu tư, phần cầu vượt sông ồng Nai, quy mô bốn làn xe dài 540 m, kinh phí xây dựng 491 tỷ đồng, mỗi địa phương đóng góp 50%. Phó Trưởng Ban Quản lý dự án tỉnh Bình Dương Nguyễn Vĩnh Toàn cho biết: ể dự án sớm triển khai, hoàn thành đưa vào sử dụng, tỉnh Bình Dương sẽ ứng trước kinh phí xây dựng phần cầu vượt sông, tỉnh ồng Nai sẽ cân đối hoàn trả sau khi hoàn thành.
Giữa tháng 7 vừa qua, HND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên bốn tuyến đường của tỉnh theo hình thức đối tác công – tư (PPP), gồm: đường Mỹ Phước – Tân Vạn; đường T 746, đường T 747 B và đường T 743. Về quy mô, tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn có sáu cầu vượt và sáu hầm chui trên tuyến chính; 15 hầm chui đường ngang; 28 cầu vượt cho người đi bộ; bảy đường gom dân sinh dọc tuyến; duy tu, sửa chữa đường và xây dựng trạm thu phí. Các tuyến đường T 746, đường T 747B và đường T 743 được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hằng năm; trùng tu, đại tu, bảo dưỡng cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh theo quy định. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 9.600 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M), nguồn vốn thực hiện là các khoản thu từ trạm thu phí, vốn tự có của nhà đầu tư và vốn vay. Dự kiến dự án thực hiện trong 30 năm, sau đó nhà đầu tư sẽ bàn giao lại cho cơ quan nhà nước quản lý, vận hành trong tình trạng dự án vẫn hoạt động khai thác tốt. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm cho biết: Mục tiêu đầu tư dự án này nhằm tạo ra hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và thông thoáng, chống ùn tắc và kẹt xe tại các điểm nóng, tạo cảnh quan đô thị. Dự án đồng thời bảo đảm các khoản chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì khả năng khai thác trong tình trạng tốt nhất; giảm chi phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn; hạn chế ô nhiễm, nâng cao chất lượng sống cho người dân trong vùng.
ánh giá một cách tổng thể, hệ thống giao thông của Bình Dương vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của tỉnh và khu vực, nhiều tuyến đường trọng yếu tại địa phương thường xuyên xảy ra ùn tắc. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách ối thoại chính sách của Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Trần Thành Trọng cho rằng: Những năm gần đây, do gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, các cảng biển, cảng hàng không đã quá tải, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho hay, tỉnh đang nghiên cứu, tính toán phương thức kết nối vùng trong thời gian sắp tới, hướng đến phát triển đường thủy nội địa nhằm giảm áp lực cho đường bộ. Các doanh nghiệp trên địa bàn mong muốn tỉnh nhanh chóng đầu tư tuyến vận tải thủy kết nối với TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Kế hoạch xóa 7 điểm đen tai nạn giao thông ở TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình để xóa bảy điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn TP.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Công tác xử lý điểm đen tai nạn giao thông (TNGT) là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm thuộc nhóm giải pháp "Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu" của chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT giai đoạn 2016-2020. Hiện tại, TP.HCM vẫn còn bảy điểm đen TNGT cần được xóa bỏ.
Triển khai nhiều biện pháp hạn chế tai nạn
Bảy điểm đen giao thông trên địa bàn TP gồm: Trước nhà 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1; đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ đường Yersin đến đường Nguyễn Thái Học, quận 1; đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2; nút giao Mỹ Thủy, quận 2; cầu Nguyễn Tri Phương, quận 5; cầu Sài Gòn 2, quận Bình Thạnh; vòng xoay An sương, quận 12 và huyện Hóc Môn.
Theo ghi nhận của PV, đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) và nút giao Mỹ Thủy (quận 2) là hai điểm đen TNGT khiến nhiều người ngao ngán nhất.
Cụ thể, tại đường Nguyễn Duy Trinh, lượng xe container di chuyển vào hai cảng Cát Lái và Phú Hữu rất lớn. Xe container và xe tải hầu như chiếm các làn đường khiến người đi xe máy phải leo lên vỉa hè để thoát khỏi "ma trận" này.
Theo quan sát, dọc đường này, Sở GTVT và UBND quận 2 đã lắp biển cảnh báo nguy hiểm để các tài xế lưu ý khi di chuyển qua đây.
Sở GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, rà soát hệ thống biển báo giao thông đường bộ; duy tu, sửa chữa mặt đường; lắp đặt mô giảm tốc trên đoạn đường này.
Đồng thời, tại đây đơn vị chức năng cũng tăng cường giám sát qua hệ thống camera, cung cấp hình ảnh, video các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tình trạng lưu thông vào giờ cấm.
Ngoài ra, sở này cũng đề nghị chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan sớm đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30 m.
Tại nút giao Mỹ Thủy, so với trước đây, tình trạng kẹt xe, xung đột giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, để tách riêng dòng xe máy và xe container thì cần phải thi công hoàn chỉnh dự án nút giao thông này.
Theo ghi nhận, các nhà thầu đang tiếp tục thi công nhiều hạng mục cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án nút giao Mỹ Thủy).
Người đi xe máy phải leo lên lề để tránh xe container. Ảnh: ĐÀO TRANG
Nhiều giải pháp được thực hiện
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết tiêu chí xác định điểm đen là tình hình TNGT xảy ra trong một năm thuộc một trong các trường hợp sau: Hai vụ TNGT có người chết; ba vụ tai nạn trở lên, trong đó có một vụ có người chết; bốn vụ tai nạn trở lên nhưng chỉ có người bị thương.
Về kế hoạch xóa các điểm đen giao thông năm 2020, Sở GTVT sẽ chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai các giải pháp thông qua việc xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng điểm.
Trong đó chủ yếu thực hiện theo hai nhóm giải pháp chính là công trình và phi công trình.
Đối với giải pháp công trình: Tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án giao thông theo quy định; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; nhanh chóng thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đối với giải pháp phi công trình: Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, hiệu quả; bảo trì hệ thống hạ tầng đường bộ hiện hữu; cải tạo kích thước hình học, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách...
Đồng thời, các đơn vị chức năng tăng cường công tác xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp xử lý các sự cố thông qua các nhóm phản ứng nhanh của TP.
Thời gian qua, Sở GTVT đã tổ chức phân luồng giao thông, cấm một số loại xe tải lưu thông trên phần đường hỗn hợp tại khu vực điểm đen đường Nguyễn Văn Linh; tăng giờ cấm xe tải lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh.
Tại vòng xoay Mỹ Thủy, Sở GTVT tách pha đèn dành cho xe hai bánh đi thẳng không lưu thông cùng thời điểm pha đèn dành cho ô tô rẽ phải. Sở GTVT cũng bổ sung vạch sơn kẻ chữ số tốc độ tối đa cho phép, vạch sơn kênh hóa dòng xe; bổ sung 29 biển cảnh báo; tăng cường phản quang tại các đầu dải phân cách.
Ngoài ra, tại các khu vực điểm đen, sở sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử phạt như bổ sung camera giám sát, xử phạt nguội.
Đảm bảo trật tự ATGT phục vụ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3763/SGTVT-QLKCHTGT về phối hợp đảm bảo trật tự ATGT, phục vụ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020-2021. Theo đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông chủ động phối hợp với UBND các...