Bình Dương cho phép nhiều dịch vụ hoạt động, khôi phục kinh tế
Bình Dương cho phép trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tiện lợi, tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… hoạt động từ 1/10.
Khuya 1/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh ký văn bản 4988 tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Bình Dương tiếp tục dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ như quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử; hoạt động chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.
Người dân nghe thông tin Bình Dương trở lại trạng thái bình thường mới từ ngày 1/10 nên ra đường mua thực phẩm. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bình Dương cho phép người dân giữa các huyện vùng xanh được lưu thông bình thường, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch khi qua các chốt kiểm soát. Riêng, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát sẽ tổ chức lưu thông liên phường trong nội bộ của từng địa phương.
Các địa phương như TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên tổ chức giao thông theo tinh thần “an toàn đến đâu, mở rộng lưu thông đến đó”.
Khi tham gia lưu thông, người dân sử dụng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực; không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát .
Theo nội dung văn bản, Bình Dương cho phép 7 nhóm được hoạt động trở lại; trong đó, mục sản xuất, thương mại, dịch vụ có 9 lĩnh vực được hoạt động.
Thẻ xanh COVID là điều kiện buộc có để đi làm, đi chợ
Người bán hàng ở chợ truyền thống, chợ đầu mối, người đi chợ, người lao động đi làm phải có "thẻ xanh COVID" theo tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 mà UBND TP.HCM vừa ban hành.
Video đang HOT
Kiểm soát người ra vào tại chợ đâu mối Thủ Đức (tháng 6-2021)- Ảnh: D.N.HÀ
UBND TP.HCM vừa ban hành tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh như các chợ truyền thống, chợ đầu mối, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ.
Theo đó, tất cả người bán hàng, người đi chợ, người lao động ít nhất phải có "thẻ xanh COVID" giới hạn (tiêm ngừa 1 mũi vắc xin được 14 ngày)...
Tại chợ truyền thống, cả người bán lẫn người mua phải có thẻ xanh COVID, bộ phận nhân viên quản lý chợ và những người ít tiếp xúc với khách hàng ít nhất phải đạt thẻ xanh COVID giới hạn.
Đối với chợ có nhà lồng phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu 4m2/người và khoảng cách 2m giữa hai người kế cận, tiêu chí 4m2/người không áp dụng đối với chợ không có nhà lồng.
Chợ phải có phương án kiểm soát người ra - vào chợ, có sơ đồ bố trí lối vào và lối ra và phải bảo đảm biện pháp an toàn trong giao nhận hàng hóa. Những người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, mệt mỏi, đau rát họng sẽ không được bố trí làm việc hoặc vào chợ.
Chợ phải có thiết bị y tế, thiết bị nhận diện thẻ xanh, quét mã QR, khai báo y tế điện tử..., có phương án phòng chống dịch bảo đảm vệ sinh môi trường, có kế hoạch truyền thông.
Còn người ra vào chợ đầu mối ít nhất phải có thẻ xanh COVID giới hạn, bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhiều người phải có thẻ xanh COVID.
Người mua và bán ở chợ truyền thống phải có thẻ xanh COVID- Ảnh: N.TRÍ
Tại chợ đầu mối, ngoài những điều kiện trên còn phải có phương án hạn chế người ra vào chợ bằng mã QR hoặc thẻ từ, khuyến khích áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hàng hóa giao qua phương tiện trung gian, trách tiếp xúc trực tiếp.
Có kế hoạch tổ chức hệ thống logictis nội bộ, áp dụng công nghệ tự động hóa các khâu nhằm giảm người làm việc trực tiếp. Chợ phải có phương án phòng chống dịch, kế hoạch truyền thông về dịch COVID -19...
*Với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có phương án tổ chức sản xuất an toàn và được quyền chọn một trong những mô hình an toàn phù hợp với thực tế để hoạt động.
100% người lao động tham gia phải đạt thẻ xanh COVID hoặc thẻ xanh COVID giới hạn, được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi vào làm việc (test nhanh hoặc PCR).
Có kế hoạch và tự tổ chức xét nghiệm, tầm soát định kỳ cho người lao động test nhanh hoặc PCR. Nhóm thông thường xét nghiệm 7 ngày một lần, nhóm nguy có cao được xét nghiệm 3 ngày một lần.
Nơi làm việc phải bảo đảm diện tích tối thiểu 4m 2 /người, khoảng cách 2m, nếu không đủ không gian thì phải có vách ngăn hoặc người lao động phải đeo tấm chắn giọt bắn.
Những đơn vị có tổ chức bữa ăn phải bố trí bồn rửa tay, nước sát khuẩn tại khu vực nhà ăn, người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe, thực hiện giãn cách khu vực nhà ăn, không nói chuyện khi ăn...
Nơi lưu trú của người lao động phải đáp ứng theo quy định của ngành y tế, việc lưu thông phải theo cung đường xanh. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có phần mềm giám sát lưu thông và lưu trú của người lao động.
*Đối với văn phòng làm việc của đơn vị sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ: người lao động tối thiểu phải có thẻ xanh COVID giới hạn, bộ phận tiếp xúc với bên ngoài phải có thẻ xanh COVID, người trở lại làm việc lần đầu phải có kết quá xét nghiệm âm tính.
Cơ quan, đơn vị Nhà nước muốn hoạt động phải đạt 16/22 tiêu chí an toàn
Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn TP.HCM, theo đó, cơ quan, đơn vị muốn hoạt động phải đạt ít nhất 16/22 tiêu chí.Các tiêu chí bắt buộc gồm:
- Phải có ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, các tổ an toàn COVID-19 của đơn vị.
- Phải có kế hoạch và các phương án phòng chống COVID-19.
- Phải đảm bảo 5K.
- Xây dựng kế hoạch công tác/ phương thức làm việc của cán bộ công chức và người lao động theo quy định
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và khử khuẩn môi trường nơi công sở.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm soát dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị.
- Bố trí, công việc của cán bộ, công chức, người lao động làm việc trực tiếp tại cơ quan đơn vị phù hợp.
- Đảm bảo an toàn phòng dịch khu vực bếp ăn và xung quanh.
Ngoài ra, còn có các tiêu chí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại trụ sở, địa điểm của cơ quan, đơn vị làm việc và khi trở về nơi lưu trú.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các sở - ban ngành, đơn vị sự nghiệp, chủ tịch UBND TP Thủ Đức, chủ tịch UBND các quận - huyện chịu trách nhiệm thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị mình theo các tiêu chí quy định.
Các cơ quan, đơn vị được xếp loại an toàn trở lên được hoạt động theo hướng dẫn thay đổi phương thức làm việc theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị được xếp loại không an toàn thì tạm thời thực hiện phong tỏa cơ quan, đơn vị và thực hiện phương án hoạt động "3 tại chỗ" cho đến khi được thay đổi xếp loại từ an toàn trở lên.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan khác hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chí và xếp loại các cơ quan, đơn vị theo quy định, đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, Thanh tra TP, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Bộ Tiêu chí theo quy định.
Sau 31/12, dịch vụ nhạy cảm ở Bình Dương có thể hoạt động lại Sau ngày 31/12, nếu Bình Dương kiểm soát được dịch Covid-19, không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", các dịch vụ nhạy cảm như massage, karaoke, quán bar, vũ trường có thể hoạt động trở lại. Trường hợp Bình Dương kiểm soát dịch bệnh thành công, các dịch vụ kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có thể hoạt động trở lại sau ngày 31/12....