Bình Định xây khu nghỉ dưỡng cao cấp cho nhà khoa học
Bình Định đang mời gọi nhà đầu tư xây khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhà khoa học trong nước, quốc tế đến TP Quy Nhơn.
Trao đổi với Zing.vn chiều 8/7, ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, địa phương đang mời gọi nhà đầu tư xây khu resort cao cấp ven biển Quy Hòa, TP Quy Nhơn, nhằm phục vụ chỗ ở tại chỗ, tiết kiệm thời gian đi lại các nhà khoa học trong nước, quốc tế.
Bãi biển Quy Hòa, nơi Bình Định dự kiến xây khu nghỉ dưỡng cao cấp cho các nhà khoa học. Ảnh: Minh Hoàng.
“Trước mắt, chúng tôi xây khoảng 130 căn hộ cao cấp, tạo chỗ ở thuận lợi cho các nhà khoa học trong nước, nước ngoài khi đến đây dự hội thảo, hội nghị quốc tế. Về lâu dài ven biển Quy Hòa sẽ hình thành tổ hợp resort nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghỉ dưỡng, ấp ủ ý tưởng, nghiên cứu các công trình khoa học”, ông Dũng nói.
Hiện Bình Định mời kiến trúc sư Jean – Francois Milou (Pháp) quy hoạch, thiết kế 130 ha thung lũng Quy Hòa để xây dựng không gian đô thị khoa học.
GS David Gross (Nobel Vật lý 2004) và GS Jerome Friedman (Nobel Vật lý năm 1990) đã cam kết với Bộ Khoa học và Công nghệ đồng bảo trợ lập Viện Nghiên cứu khoa học Việt Nam tại khu vực này.
GS Jerome Friedman cho hay, trong lĩnh vực khoa học, Việt Nam có hai nhu cầu lớn, đó là kết nối gần hơn với giới khoa học quốc tế và tăng cường các hoạt động khoa học trong nước, tạo cơ hội để các nhà khoa học trẻ tài năng không phải ra nước ngoài tìm việc.
“Việc tạo ra một Viện nghiên cứu khoa học xuất sắc kết hợp Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành sẽ phục vụ cho cả hai mục đích này”, vị giáo sư khẳng định.
Video đang HOT
GS Frederic Ogee (thứ hai từ trái sang) – Phó hiệu trưởng Đại học Paris 7 (Pháp) cùng đoàn công tác khảo sát Bệnh viện Mắt Bình Định. Ảnh: N.Tú.
Cùng ngày, GS Trần Thanh Vân, người sáng lập Hội “Gặp gỡ Việt Nam” cho biết, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Paris (Pháp) Yves Demay cùng các nhà khoa học đã đến thăm, làm việc tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn).
Mỗi năm, Đại học Bách khoa Paris có chỉ tiêu tuyển 100 sinh viên nước ngoài nhưng chỉ có khoảng 5 sinh viên Việt Nam đủ điều kiện theo học tại trường.
“Chúng tôi sẽ cử giáo viên đến Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn hướng dẫn thủ tục, cách thi tuyển vào trường và bổ sung kiến thức cần thiết cho những học sinh quan tâm”, ông Yves Demay chia sẻ.
Trước sự hợp tác quốc tế này, ông Mai Anh Dũng – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Mai Anh Dũng nhấn mạnh, đây là “cơ hội vàng” mở cửa cho những học sinh của trường thực hiện ước mơ sang Pháp du học.
Hai ngày trước, GS Frederic Ogee – Phó hiệu trưởng Đại học Paris 7 dẫn đầu đoàn công tác đã đến khảo sát một số bệnh viện, cơ sở y tế Bình Định, nhằm thu thập thông tin xây dựng Đề án lập khoa Y Dược tại Đại học Quy Nhơn.
Kết thúc chuyến khảo sát, GS Frederic Ogee khẳng định, cùng sự hỗ trợ, hợp tác của Đại học Paris 7 và Đại học Y Dược TP HCM, Đại học Quy Nhơn chắc chắn mở khoa Y Dược thành công.
Ông đề xuất, trước mắt, Bình Định cần có chính sách thu hút sinh viên y khoa năm cuối từ các trường đại học khác ở Việt Nam tiếp tục đưa đi đào tạo hoặc nghiên cứu (có thể gửi sang Pháp) để họ có thể trở thành đội ngũ cán bộ giảng dạy đầu tiên ở đây.
“Không chỉ chú trọng đến chất lượng đào tạo, về lâu dài, chúng tôi muốn mở rộng hợp tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả ở Bình Định”, vị giáo sư lạc quan nói.
Theo Zing
ĐH Y dược TP HCM liên kết đào tạo 'chui'
ĐH Y dược TP HCM đã liên kết đào tạo "chui" và sử dụng phôi văn bằng của ĐH Tây Nguyên để đóng dấu cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
Đó là một trong nhiều thiếu sót, sai phạm của ĐH Y dược TP HCM được nêu ra trong kết luận thanh tra do Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Tự ý liên kết đào tạo
Từ năm 2006 đến năm 2008, không có văn bản cho phép tuyển sinh của Bộ GD&ĐT nhưng hai trường vẫn tiếp tục tuyển sinh, đào tạo theo hình thức trên. Tổng số đã tuyển sinh từ năm 2006-2008: ngành dược 117, ngành răng hàm mặt 59.
ĐH Y dược TP HCM có nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý đào tạo. Ảnh:Tuổi Trẻ.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ rõ trách nhiệm đối với các thiếu sót, sai phạm thuộc về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo; phòng đào tạo; ban quản lý đào tạo khoa y; trưởng phòng đào tạo; trưởng khoa y và các bộ phận, cá nhân có liên quan ở từng thời kỳ tương ứng.
Hiệu trưởng đương nhiệm và phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo chịu trách nhiệm đối với các thiếu sót, sai phạm từ khi được bổ nhiệm đến thời điểm thanh tra.
Năm 2008, ĐH Y dược TP HCM được Bộ GD&ĐT giao bổ sung 50 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ đa khoa và 50 chỉ tiêu đào tạo dược sĩ để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng viên cho khoa y dược của ĐH Đà Nẵng.
Năm 2009, ĐH Y dược TP HCM vẫn tiếp tục liên kết với ĐH Đà Nẵng để tuyển sinh mà không đề nghị Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu. Số lượng đã tuyển: Bác sĩ đa khoa 18, dược sĩ 27.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT còn chỉ rõ nhà trường báo cáo chưa chính xác về đội ngũ giảng viên, số liệu kiểm tra thực tế thấp hơn 197 giảng viên (quy đổi) so với số liệu đã báo cáo Bộ GD&ĐT.
Có 21/23 hồ sơ được kiểm tra không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, 2/3 hồ sơ có văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp chưa thực hiện việc công nhận văn bằng.
Chưa cấp bằng cho "bác sĩ học 27 năm mới xong"
Theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, liên quan đến việc cho phép các sinh viên hết thời gian tối đa được phép học, học lại, thi lại tốt nghiệp không đúng quy định, kiểm tra hồ sơ cấp bằng của 16 trường hợp có phản ánh việc đào tạo quá thời gian học tập cho thấy trường đã cấp bằng cho 13 trường hợp có thời gian học tập từ 10 đến 27 năm, trong đó trường hợp N.V.C - nhân vật trong bài viết "27 năm mới học xong bác sĩ" đã có bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Lê Quan Nghiệm - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Y dược TP HCM cho biết: "Tuy đã cấp bằng cho N.V.C rồi nhưng hiện nhà trường chưa phát cho ông này do có kiến nghị, tố cáo. Nhà trường đã thống nhất sẽ hủy bỏ kết quả tốt nghiệp và bằng tốt nghiệp của ông N.V.C".
Ông Nghiệm còn cho biết thêm nhà trường đang rà soát lại các trường hợp vượt quá thời gian tối đa được phép học của khoa y, các trường hợp đã bị buộc thôi học và các trường hợp phát sinh khác (nếu có) để xử lý.
Từ nay đến ngày 30/6, trường sẽ kiểm tra, rà soát toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường. Đồng thời sẽ rà soát toàn bộ các trường hợp trúng tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã được miễn thi ngoại ngữ, yêu cầu các trường hợp chưa có chứng chỉ bổ sung chứng chỉ theo đúng quy định, trường hợp không bổ sung được thì hủy kết quả trúng tuyển.
Kết luận thanh tra đột xuất
Theo ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, việc ban hành kết luận thanh tra đã được xem xét trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế và giải trình của trường.
"Đây là kết luận thanh tra đột xuất vì vậy tập trung đánh giá sâu, đúng bản chất, nguyên nhân khách quan và chủ quan của các vấn đề thuộc nội dung thanh tra đặc biệt là các thiếu sót sai phạm. Kiến nghị xử lý đảm bảo theo luật nhưng có tính đến yếu tố thực tiễn, các đề nghị xử lý của Bộ Y tế, của trường. Các trường hợp xử lý vượt thời gian trường cần rà soát và thực hiện theo đúng quy định", ông Bằng nói.
Theo Trần Huỳnh/ Tuổi Trẻ
Loạn liên kết đào tạo, ai chịu trách nhiệm? Liên thông, liên kết đào tạo giữa các trường luôn là câu chuyện nhạy cảm của nhiều trường. Hậu quả của việc không kiểm soát được vấn đề này vẫn là người học chịu thiệt. Từ cuối năm 2015, với mong muốn được học liên thông từ CĐ lên ĐH, anh H.N.H đã đi tìm các trường phù hợp nộp hồ sơ. Sau...