Bình Định chi hơn 200 tỷ đồng nâng cấp bảo tàng Quang Trung
Sau hơn 35 năm xây dựng, một số hạng mục bảo tàng Quang Trung đã xuống cấp, cảnh quan chưa tương xứng với tầm vóc của Khu di tích quốc gia đặc biệt.
Bảo tàng Quang Trung ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) được khởi công xây dựng nâng cấp, hôm 1/12. Dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 211 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác.
Phối cảnh dự án nâng cấp bảo tàng Quang Trung. Ảnh: Phương Thảo
Dự án bao gồm nhiều hạng mục phía trong bảo tàng, chia ra làm 3 khu. Khu A mở rộng, cải tạo, nâng cấp nhà trưng bày bảo tàng; khu đền thờ; cải tạo nhà diễn võ thành khu chiếu phim 3D, trụ cờ; cải tạo hồ cảnh phía Tây, mở rộng hồ cảnh phía Đông…
Khu B cải tạo nâng cấp nhà làm việc, nhà tiếp khách, xây mới nhà biểu diễn võ… Khu C nâng cấp hạ tầng kỹ thuật ở sân vườn, đường đi, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Khu D phục dựng lại chợ Trầu, xây dựng quầy lưu niệm, chòi nghỉ chân.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Ngô Đông Hải cho biết, dự án nâng cấp Bảo tàng Quang Trung nhằm phục vụ nhu cầu thực tế trong việc bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị lịch sử – văn hóa của khu di tích điện thờ Tây Sơn Tam kiệt.
Video đang HOT
“Dự án còn phục vụ nghiên cứu văn hóa lịch sử oai hùng của phong trào nông dân Tây Sơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ngành du lịch Bình Định”, ông Hải nhấn mạnh.
Bảo tàng Quang Trung được khánh thành năm 1979 trên khuôn viên 95.000 m2 với lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại, bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên…
Qua hàng chục năm, hiện một số hạng mục công trình bị xuống cấp, không gian cảnh quan chưa tương xứng với tầm vóc của một Khu di tích quốc gia đặc biệt.
Phương Thảo
Theo VNE
Hà Nội: Chưa sử dụng, nhà chờ xe buýt "5 sao" đã hoen gỉ, nhếch nhác
Sau hơn một năm xây dựng, hệ thống nhà chờ xe buýt hiện đại bậc nhất tại Hà Nội vẫn chưa được đưa vào sử dụng, đang trong tình trạng bụi bặm, cũ bẩn, nhếch nhác thậm chí hoen gỉ.
Hà Nội: "Nhà chờ xe buýt 5 sao" bụi bẩn và nhếch nhác
Bụi bặm, cũ bẩn, nhếch nhác thậm chí hoen gỉ, là những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được ở một số nhà chờ xe buýt thuộc diện hiện đại nhất ở Hà Nội.
Nhà chờ xe buýt đầu tiên được xây dựng nằm ở ngã tư Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương, được khởi công từ tháng 3/2014. Nhưng hơn một năm sau, công trình vẫn không được đưa vào sử dụng. Đây là một trong chuỗi nhà chờ của tuyến xe buýt nhanh Hà Nội BRT (từ bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Kim Mã). Khi đi vào sử dụng, nhà chờ này sẽ được trang bị máy bán vé, máy quét thẻ, soát vé tự động.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhếch nhác của các nhà chờ là do ban quản lý dự án trong quá trình thi công đã không thiết lập rào chắn, bảo vệ công trình, tại hầu hết các nhà chờ đều không có người trông coi, bảo vệ.
Một số nhà chờ biến thành nơi nghỉ trưa, thậm chí có người vô ý thức còn biến nó thành nhà vệ sinh công cộng.
Theo dự kiến, quý đầu năm 2016, tuyến xe buýt nhanh Hà Nội BRT sẽ được đưa vào sử dụng. Công trình này được kỳ vọng sẽ là bước đột phá của giao thông Hà Nội trong thời gian tới.
Nhà chờ mẫu được xây dựng trên dải phân cách tại ngã tư Hoàng Đạo Thúy và Lê Văn Lương mang tên gọi "Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy", được khởi công vào tháng 03/2014
Sau hơn một năm hoàn thành cơ bản nhưng chưa đưa vào sử dụng, hiện tại nhà chờ này đang bị bao phủ bởi lớp bụi bẩn, nhếch nhác.
Bụi bám kín bên trong "nhà chờ xe buýt 5 sao"
Diện mạo bên trong nhà chờ xe buýt
Trọng Trinh
Theo Dantri
Văn Phong - đập nước trăm tuổi đắp bằng cây rừng Vốn được cụ Văn Phong dùng cây rừng đắp để lấy nước tưới tiêu, hiện đập làm bằng bêtông dài gần 550 m và được xem là một trong những đập dâng lớn nhất nước. Đập dâng Văn Phong (thôn Phú Lạc), xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) vừa được Nhà nước đầu tư nâng cấp hợp phần chứa nước, trở...