Bình Định: Cây rừng bị đốn hạ để lấy gỗ về ‘mổ hòm’, làm nhà ma?
Nhiều cây rừng tại các khu vực ven suối Cố, suối Chuối, Đá Trãi, Dông Mít Mài… ở H.Vân Canh (Bình Định) bị chặt phá, trong đó nhiều cây có đường kính từ 30 cm đến gần 1 m.
Chiều 20.3, một lãnh đạo UBND H.Vân Canh (Bình Định) cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa phương và các cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường các cây rừng bị đốn hạ để có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.
Một cây gỗ lớn ở khu vực rừng H.Vân Canh bị chặt phá. Ảnh BẢO THOA
Theo thông tin ban đầu, trong quá trình tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng phát hiện 4 cây gỗ bị chặt phá tại tiểu khu 36, thuộc khu vực rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh quản lý.
Vị lãnh đạo huyện cho rằng những cây gỗ rừng bị chặt phá nói trên là do đồng bào dân tộc thiểu số đi “mổ hòm” về mai táng cho người chết hoặc để làm nhà ma.
“Tập tục của đồng bào là khi có người chết họ đi mổ hòm về để mai táng. Có thể bà con hạ một cây bị bộng (rỗng ruột – PV) nên họ hạ cây thứ 2, thứ 3… Những cây này bị hạ lâu rồi, từ trước Tết Nguyên đán chứ không phải gần đây”, vị này nói.
Video đang HOT
Một cây gỗ rừng bị đốn hạ bỏ lại hiện trường . Ảnh BẢO THOA
Tuy nhiên, một người dân ở H.Vân Canh cho biết có nhiều cây rừng bị chặt phá nằm rải rác tại các khu vực ven suối Cố, suối Chuối, Đá Trãi, Dông Mít Mài… trong thời gian gần đây.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại hiện trường, khu vực rừng ở suối Cố lên đến Đá Trãi có hơn 10 cây rừng tự nhiên bị cưa hạ, đường kính từ 30 cm đến gần 1 m, thậm chí có cây rừng có gốc 2 đến 3 người ôm không hết… Tại suối Chuối (nhánh của suối Cố) cũng có 5 cây rừng cổ thụ khác bị cưa hạ, gốc cây vẫn còn chảy nhựa, ngọn lá vẫn còn tươi.
Thủ phạm dùng cưa máy cắt các cây gỗ thành những đoạn dài tầm 3 m rồi xẻ thành ván để vận chuyển đi nơi khác.
Một gốc cây lớn có dấu vết đốn hạ còn rất mới. Ảnh BẢO THOA
Một gốc cây khác cũng có dấu vết mới bị đốn hạ. Ảnh BẢO THOA
Một cán bộ Hạt Kiểm lâm phụ trách địa bàn tại trạm của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh (Bình Định), xác nhận vụ việc phá rừng và đơn vị đã cử lực lượng kiểm tra hiện trường. Qua kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 4 cây gỗ bị chặt phá tại tiểu khu 36, thuộc rừng phòng hộ Vân Canh.
“Theo quan sát thì có thể các cây bị khai thác để làm nhà. Các cây rừng bị cưa hạ cách đây vài tháng. Chúng tôi ở trạm trực liên tục nhưng không biết đối tượng vận chuyển đi đường nào. Chúng tôi sẽ có báo cáo lên cấp trên để thành lập đoàn tiến hành kiểm tra”, vị cán bộ này cho hay.
Một số gỗ bị xẻ chưa được vận chuyển đi nơi khác. Ảnh BẢO THOA
Còn ông Y Ka Lạch, nhân viên bảo vệ rừng tại trạm của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh cho biết trong quá trình làm nhiệm vụ cũng bắt quả tang một số người chặt phá rừng. Trạm cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng nhưng một số đối tượng nhậu say vào là kéo đến trạm hăm dọa chém, giết.
Bìa gỗ xẻ bị lâm tặc bỏ lại ở hiện trường. Ảnh BẢO THOA
Tối 20.3, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin về các cây rừng bị chặt phá nói trên. Ngay trong chiều 20.3, các lực lượng chức năng của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định và của H.Vân Canh đã đến hiện trường để kiểm tra, sau đó tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
Khởi tố hình sự vụ chặt phá rừng phòng hộ
Ngày 17/2, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự đã được Viện KSND huyện Xuân Lộc phê chuẩn.
Theo điều tra, chiều 21/9/2022, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai phối hợp Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, Công an huyện và chính quyền địa phương kiểm tra tại khoảng 1, tiểu khu 205, phân trường Trản Táo (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý) đã phát hiện 5 người là Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Viết Hùng, Vy A Tắc, Ừng A Phúc và một người chưa rõ lai lịch (đã bỏ trốn) đang dùng cưa máy cắt hạ cây rừng trồng phòng hộ.
Các đối tượng bị bắt quả tang khi đang chặt cây tại rừng phòng hộ.
Qua thống kê, đã có 85 cây muồng, sao, dầu bị cưa hạ với tổng khối lượng gần 40m3 gỗ các loại. Sau đó, lực lượng phối hợp đã đưa những người này về Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Long Khánh và Chi cục Kiểm lâm để làm việc. Lực lượng phối hợp đã tạm giữ 5 xe máy, 4 cưa máy, và nhiều dụng cụ chặt đốn cây rừng để phục vụ công tác điều tra.
Lực lượng phối hợp vận chuyển số gỗ khai thác trái phép về nơi tập kết.
Quá trình xác minh, lực lượng phối hợp xác định việc khai thác rừng phòng hộ của nhóm người trên chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, là hành vi khai thác rừng trái pháp luật. Toàn bộ gỗ bị đốn hạ từ những cây rừng trên đã được cơ quan chức năng huy động nhiều xe cơ giới chở về tập kết tại Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Long Khánh.
Đây là lần đầu tiên Đồng Nai khởi tố vụ án hình sự về hành vi chặt phá rừng phòng hộ.
Tạm đình chỉ công tác cán bộ bảo vệ rừng vì hàng chục cây gỗ tự nhiên bị chặt hạ Ông Nguyễn Văn Đức - trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ - bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ vụ việc hàng chục cây gỗ tự nhiên bị chặt hạ. Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường cây rừng tự nhiên bị chặt hạ - Ảnh:...