Bình Định: Cần gần 200 cán bộ quản lý rừng nhưng… chỉ có 44 người
Tỉnh Bình Định đang cần gần 200 cán bộ để quản lý 150.000ha rừng, nhưng thực tế địa phương này chỉ có 44 người. Điều đáng ngạc nhiên, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng… vẫn giảm đến gần 90%.
Tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Bình Định khóa XII (ngày 14.7), ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – cho biết: “Thời gian qua, việc phản ánh tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất… là vấn đề gây bức xúc dư luận, được lãnh đạo địa phương rất quan tâm. Sau nhiều cuộc họp, ngày 7.9.2016, UBND tỉnh ban hành chỉ thị nhằm siết chặt quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó đến nay, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng giảm đến gần 90%”.
Theo ông Dũng, trước khi có chỉ thị nói trên, tại Bình Định, từ đầu năm 2016 đến tháng 9.2016 đã xảy ra 213 vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng,… mất đến 262ha đất rừng. Nhưng từ khi có chỉ thị đến nay, chỉ xảy ra 41 vụ và bị phá 26ha rừng.
Ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
“Điều này chứng tỏ, chỉ thị của tỉnh đã đi vào cuộc sống, mặc dù ban đầu có ý kiến nói qua nói lại nhưng giờ đang thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, không thể nào chấm dứt được tình trạng phá rừng vì diện tích rừng rất lớn (khoảng 150.000ha) nhưng Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ có 44 người, quá mênh mông. Còn lại giao cho cán bộ lâm nghiệp xã; những cán bộ này lại không chuyên trách quản lý” – ông Dũng lý giải.
Ông Dũng cũng cho rằng: “Nếu như thực hiện chỉ tiêu đúng theo quy định thì tỉnh Bình Định phải có ít nhất gần 200 cán bộ quản lý rừng. Cán bộ quản lý rừng không thể đi suốt ngày để tuần tra, kiểm tra. Vì vậy, tôi đề nghị cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền người dân bảo vệ rừng”.
Theo UBND tỉnh Bình Định, 6 tháng đầu năm 2017, tỉnh này đã xảy ra 25 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích 9,74ha, 3 vụ cháy rừng trồng phi lao tại huyện Phù Mỹ với diện tích 1,6ha, các ngành chức năng đã thực hiện phá bỏ cây trồng trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật 167,06ha.
Video đang HOT
Tỉnh Bình Định yêu cầu tăng cường bảo vệ rừng, chấm dứt tình trạng lấn chiếm, phá rừng. Ảnh: D.T
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Chủ tịch HĐND tỉnh – cho rằng: “Dù bảo vệ rừng được 99%, nếu còn có 1% phá rừng thì vẫn có thể giải quyết được, chứ không phải không thể. Chúng ta chỉ nói không thể với những cái xuất phát từ nguyên nhân khách quan như do trời, thời tiết… Còn việc phá rừng là nguyên nhân chủ quan thì phải ngăn chặn, đề nghị phải xử lý kịp thời, kiên quyết”.
Ông Tùng ra “tối hậu thư”, trong thời gian tới địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
“Thủ tướng nói rồi, ở tỉnh có phá rừng thì Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm, huyện có phá rừng Chủ tịch huyện chịu trách nhiệm. Đề nghị các huyện chỉ đạo chấm dứt tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép” – ông Tùng yêu cầu.
Theo Danviet
Cựu lâm tặc hoàn lương chuộc lỗi với rừng xanh
Từng ngồi tù vì phá rừng và chống người thi hành công vụ, Cao Xuân Lành - chàng trai Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Mình Hóa (Quảng Bình) nay lại là người bảo vệ rừng.
"Lâm tặc" một thời
Mới bước ra từ hang đá, cũng như những người đồng bào Rục khác ở bản, cuộc sống của Cao Xuân Lành - 1 người Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình chủ yếu dựa vào việc săn bắt, hái lượm, khai thác sản vật từ rừng. Là thanh niên khỏe mạnh, siêng năng nhưng do thiếu hiểu biết về pháp luật, Cao Xuân Lành coi việc vào rừng khai thác gỗ là một công việc hàng ngày để mưu sinh. Với Lành, đó không phải là việc làm vi phạm pháp luật.
Để trồng keo, Lành bỏ tiền mua dây thép gai rồi kỳ công rào bảo vệ vườn. Ảnh: P.P
"Sau khi được đặc xá trở về địa phương, Cao Xuân Lành đã bỏ hẳn việc khai thác gỗ rừng trái phép và chăm chỉ lao động lắm. Nay Lành trở thành một trong những người mê trồng rừng số 1 ở bản Ón rồi. Không những thế Lành còn biết giúp đỡ, vận động thanh niên trong bản cùng trồng rừng để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh với những đối tượng phá rừng trái phép" . Ông Trần Xuân Tư -
Trưởng bản Ón
Nhiều năm khai thác gỗ trái phép, Cao Xuân Lành đã trở thành một "lâm tặc" cộm cán ở bản Ón. Không dừng lại ở việc phá rừng, đã nhiều lần Lành đã có những hành vi chống đối lại lực lượng kiểm lâm. Đỉnh điểm là ngày 27.7.2011, tổ công tác của Trạm kiểm lâm Thượng Hóa (Hạt Kiểm lâm Minh Hóa) gồm 3 người đi tuần tra tại khu vực rừng ở bản Ón đã phát hiện trong lán của Lành có nhiều gỗ không có giấy tờ hợp lệ nên đã lập biên bản và tiến hành tiêu hủy tại chỗ. Ngay sau đó, tổ công tác đã bị Cao Xuân Lành cùng các đối tượng khác dùng hung khí khống chế rồi bắt giữ và đòi tiền chuộc với giá 25 triệu đồng.
Nhờ sự vận động của chính quyền, người uy tín trong bản, Lành và nhóm của anh mới thả 3 cán bộ kiểm lâm đồng thời ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng. Việc làm manh động đã khiến Cao Xuân Lành phải trả giá bằng án phạt tù hơn 1 năm.
Hoàn lương trả nợ rừng
Nhận thức được việc làm sai trái của mình nên vào trại Cao Xuân Lành đã ăn năn hối cải, cải tạo tốt. Chưa đầy 1 năm Lành đã được đặc xá. Trở về địa phương, Lành tiếp tục được chính quyền địa phương, bà con dân bản quan tâm, động viên giúp đỡ nên đã bỏ hẳn "nghề" lâm tặc và quyết tâm chuộc lỗi với rừng. Lành mạnh dạn nhận gần 10ha đất trống, đồi trọc cách nhà chừng 2km để trồng rừng. Lúc mới ra tù, tài sản còn lại của gia đình là con trâu đã được Lành đem bán để phát cây, mua giống trồng rừng. Hàng ngày, vợ chồng Lành băng đèo vượt suối vào rừng để dọn thực bì, làm hàng rào và trồng những mầm cây đầu tiên. Cả năm quần quật với việc trồng rừng, gần 5 ha cây rừng đã được vợ chồng Lành phủ kín. Trồng xong rừng cũng là lúc cuộc sống gia đình anh lâm vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Trồng rừng là để lâu dài, không phải ngày một ngày hai thu hái được. Nhưng dù khó khăn, Lành vẫn quyết không quay lại con đường làm lâm tặc.
Cao Xuân Lành trong vườn keo của gia đình ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: P.P
Để nuôi vợ và 4 đứa con đang trong độ tuổi ăn học, anh tiếp tục vào rừng nhưng không phải để khai thác gỗ mà chỉ lấy những sản vật nhỏ từ rừng như lá nón, mây, măng, cỏ máu, mật ong rừng... về bán kiếm tiền đong gạo. Ở nhà, vợ Lành cũng phải tần tảo nuôi thêm vài con gà. Bán gà xong, vợ anh lại dành dụm mua lợn rồi tiếp tục bán lợn mua trâu bò. Ngoài ra, anh còn đầu tư trồng lúa rẫy, sắn, ngô để đáp ứng nguồn lương thực hàng ngày.
Sau những ngày tháng vất vả, bây giờ Cao Xuân Lành đã được đánh giá là người "mê trồng rừng số 1" ở bản Ón. Toàn bộ 10ha đất rừng mà vợ chồng anh nhận được nay đã được phủ xanh bởi những cánh rừng keo xanh tốt.
Năm vừa qua, Lành khoe với chúng tôi đã bán được lứa keo đầu tiên thu về gần 200 triệu đồng. Nhờ nguồn thu từ trồng rừng, cuộc sống của gia đình Cao Xuân Lành đã dần ổn định, không còn thiếu đói lúc giáp hạt. Cao Xuân Lành cũng dựng được một căn nhà gỗ khá khang trang và nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền khác.
"Trước đây, để có cái ăn, miềng phải vô rừng chặt gỗ, rồi phạm phải một sai lầm lớn là bắt cóc cán bộ kiểm lâm. Chừ nhờ các cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp đỡ cấp đất và bày cách trồng cái rừng để sống. Trồng được cái rừng, miềng sẽ có nhiều tiền hơn, cuộc sống sẻ ấm no hơn. Chừ miềng không đi chặt gỗ phá rừng nữa mô" - Lành chia sẻ.
Nhận xét về Cao Xuân Lành, ông Trần Xuân Tư - Trưởng bản Ón cho biết: "Sau khi được đặc xá trở về địa phương, Cao Xuân Lành đã bỏ hẳn việc khai thác gỗ rừng trái phép và chăm chỉ lao động lắm. Nay cậu ấy trở thành một trong những người mê trồng rừng số một ở bản Ón rồi. Không những thế Lành còn biết giúp đỡ, vận động thanh niên trong bản cùng trồng rừng để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh với những đối tượng phá rừng trái phép".
Theo Danviet
Vào khu bảo tồn thiên nhiên cưa trộm gỗ pơ mu về đóng giường Là cán bộ trẻ, được đánh giá là "nhiệt huyết", nhưng Hoài rủ thêm hai người khác chung vốn mua xăng vào rừng cắt trộm gỗ pơ mu về đóng vật dụng gia đình. Vi Văn Hoài tại tòa hôm nay. Ngày 12/4, tại trụ sở xã Nậm Giải (Quế Phong, Nghệ An), TAND huyện Quế Phong mở phiên sơ thẩm xét xử...