Binance ‘muôn hình vạn trạng’ lách luật
Những ai để tâm đến thị trường tài chính chắc không lạ gì với cái tên Binance. Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, Binance đã leo lên chiếm vị trí sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới.
Thắng lợi này tuy vậy cũng đem đến nỗi lo cho ban lãnh đạo Binance. Sàn giao dịch này càng lớn mạnh, nhà lập pháp các nước lại càng để tâm tới nó.
Mà điều thu hút nhiều người đến với crypto là giao dịch tiền ảo diễn ra mà không bị nhà cầm quyền kiểm soát. Binance từng phải rời trụ sở và hệ thống máy chủ từ Trung Quốc sang Malta khi Bắc Kinh thắt chặt các quy định về tiền ảo. Họ sẽ còn làm gì nữa để tránh khỏi việc bị kiểm soát bởi chính phủ các nước khác?
Đổi trắng thay đen
Nhà sáng lập và CEO Triệu Trường Bằng của Binance từ trước đến nay lúc nào cũng công khai rằng mình sẵn sàng hợp tác với nhà chức tránh nước sở tại. Một báo cáo mới được Bộ Tư pháp Mỹ công bố lại vẽ ra hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Bộ Tư pháp Mỹ đã phỏng vấn 30 nhân viên cũ, cố vấn và đối tác; đồng thời rà soát hàng trăm nghìn bức thư điện tử có liên quan tới Binance. Kết luận họ đưa ra là Triệu Trường Bằng cùng ban lãnh đạo Binance đang thực hiện một chiến dịch quy mô lớn nhằm đánh lạc hướng các cơ quan luật pháp Mỹ.
CEO Triệu Trường Bằng của Binance.
Chi tiết kế hoạch trên được đề ra trong biên bản ghi nhớ có chữ ký của Triệu Trường Bằng. Bước đầu tiên của kế hoạch là thành lập một sàn giao dịch crypto mới mang tên Binance.US. Binance và Binance.US trên giấy tờ không có quan hệ với nhau. Tuy vậy, trên thực tế Triệu Trường Bằng điều hành mọi hoạt động của Binance.US. Các cấp dưới của vị CEO công khai gọi Binance.US là “công ty con”, là “bình phong” nhằm giảm sự chú ý của nhà chức trách Mỹ tới tập đoàn mẹ Binance.
Bộ Tư pháp Mỹ chỉ nhận ra trò “đổi trắng thay đen” này sau khi nhóm hacker Lazarus tấn công sàn giao dịch crypto Eterbase ở Slovakia để ăn trộm số tiền ảo trị giá 5,4 triệu USD. Chỉ vài tiếng sau vụ tấn công mạng xảy ra ra, nhóm hacker mở hàng chục tài khoản trên Binance để chuyển số tiền ảo thành tiền thật. Những hacker chỉ mất 9 phút để “rửa” khoản tiền “bẩn” 5,4 triệu USD. Họ sử dụng những tài khoản email đánh cắp được để mở ví điện tử trên Binance. Đáng lẽ ra hệ thống kiểm soát an ninh của Binance đã phải ngăn chặn được điều này.
Nhà sáng lập Robert Auxt trả lời tờ Washington Post trong sự tức giận: “Bất kỳ nhà đầu tư tiền ảo chân chính nào cũng tránh xa Binance vì những kẻ tội phạm sử dụng nền tảng này… Binance nói rằng do họ không yêu cầu chủ tài khoản cung cấp tên tuổi nên không thể nào truy được số tiền bị đánh cắp. Họ để cho lỗ hổng quy định này tồn tại nhiều năm liền mà chẳng chịu khắc phục. Công chúng hãy bắt đầu hỏi xem điều này là vô ý hay cố ý?”.
Coinbase, Binance và các sàn tiền ảo khác đang ngày càng trở nên phổ biến ở những nước phương Tây.
Chính phủ Mỹ đã thuê công ty nghiên cứu tài chính crypto Chainalysis mở cuộc điều tra Binance. Theo kết quả mà Chainalysis thu thập được, kể từ khi Binance mở sàn giao dịch vào năm 2015, họ đã xử lý ít nhất 2,35 tỷ USD các giao dịch có liên quan đến hacker, lừa đảo tài chính, buôn bán ma túy. Chỉ trong năm 2020, con số này đã lên mức 770 triệu USD.
Triệu Trường Bằng công khai lên Twitter chỉ trích báo cáo điều tra của Chainalysis và yêu cầu mở một cuộc kiểm toán độc lập. Tuy vậy, không lâu sau đó một nửa bộ phận thanh tra nội bộ của Binance.US bất ngờ từ chức, và công ty này cũng có tổng giám đốc mới. Binance.US quảng cáo việc “thay máu” này là một phần trong kế hoạch minh bạch hóa công ty. Những nhân viên cũ của Binance.US không cùng ý kiến đó.
Một cựu thành viên ban thanh tra của Binance.US nhận xét: “Ông chủ mới ra lệnh cho phòng quản lý khách hàng đẩy nhanh tốc độ xét duyệt khách hàng mở tài khoản mới. Không ít nhân viên và quản lý đã đưa ra ý kiến rằng như thế chỉ làm khó thêm quá trình chống rửa tiền, nhưng tân tổng giám đốc bỏ ngoài tai hết mọi lời cảnh báo”. Người này cũng cho biết nhiều thành viên bộ phận thanh tra từ chức do phải chịu áp lực từ cấp trên. Không loại trừ khả năng ban lãnh đạo Binance.US làm vậy như một cách “đá quả bóng trách nhiệm” xuống cho cấp dưới.
Trong khi Bộ Tư pháp Mỹ đang tiếp tục điều tra Binance, chính phủ một số quốc gia khác đã sớm có hành động. Trung Quốc, Anh, Ai Cập, Algeria, Bolivia và Colombia đã ra lệnh cấm Binance hoạt động tại nước mình. Trong khi đó Thái Lan, Indonesia, Nepal, Iraq và Bắc Macedonia quy định người dân có thể giao dịch trên Binance nhưng không được đổi crypto sang tiền thật. Trong bối cảnh sức hút của tiền ảo có phần suy yếu, các quy định ngặt nghèo trên lại càng đặt thêm áp lực lên Binance.
Tiền ảo đang trở thành “món quà trời cho” đối với các tổ chức tội phạm quốc tế.
Mặt nạ
Video đang HOT
Tháng 8/2021, tờ New York Times cho đăng tải một bài điều tra về hai sàn tiền ảo Wallex và Sarmayex ở Iran. Hai công ty này qua Binance đã giao dịch số crypto trị giá 29 triệu USD trong khi Iran đang bị Mỹ cấm vận tài chính. Sau khi series phóng sự được đăng tải, đã có một nhóm hạ nghị sỹ Mỹ đệ đơn lên quốc hội yêu cầu điều tra và trừng phạt Binance.
Trước những cáo buộc, nghi ngờ và điều tra, Binance đang tìm mọi cách nhằm củng cố uy tín đang bị lung lay của mình. Một cách mà họ đang làm vậy là đầu tư vào truyền thông, trò chơi điện tử và bán lẻ, ba ngành nghề dễ gây dư luận tốt. Triệu Trường Bằng mới đây đã góp 500 triệu USD tiền vốn vào thương vụ tỷ phú Elon Musk mua lại mạng xã hội Twitter. Binance cũng từng thử mua lại tập đoàn truyền thông Forbes, chủ sở hữu tạp chí Forbes nổi tiếng, với giá 200 triệu USD. Chỉ sau khi dư luận và chính phủ Mỹ lên tiếng phản đối, tập đoàn Forbes mới chịu dừng thương vụ này.
Theo các thông tin nội bộ, người đứng đầu chiến dịch xây dựng lại uy tín cho Binance là Dịch Hà, đồng sáng lập và giám đốc bộ phận đầu tư mạo hiểm của tập đoàn. Trước khi Dịch Hà tham gia ngành tài chính, cô là người dẫn chương trình trên truyền hình. Dịch Hà và Triệu Trường Bằng là người yêu cũ từng có với nhau một đứa con trai. Dịch Hà đang sử dụng ngân sách 7,5 tỷ USD của bộ phận mình để đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, tổ chức có khả năng giúp Binance lấy lại uy tín.
Tuy ban lãnh đạo Binance luôn khoe khoang rằng mình rất “thoáng” với nhân viên, nhưng các nhân viên Binance cho biết họ lúc nào cũng phải sống dưới sự kiểm soát của cấp trên. Một nhân viên giấu tên trả lời hãng tin Reuters: “Binance cũng thực hiện những biện pháp bảo mật giống các ngân hàng như sử dụng server email độc lập hay kiểm soát giao dịch hai bước. Nhưng họ còn đi xa hơn thế. Tất cả những máy tính trong một phòng đều được kết nối webcam với máy của trưởng phòng để sếp luôn luôn theo dõi được các nhân viên. Đôi khi ban thanh tra lại gọi ngẫu nhiên một người để tra hỏi về đồng nghiệp của họ. Không biết họ làm gì mà nhiều nữ nhân viên bị tra hỏi xong thì khóc lóc suốt”.
Trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ.
Một mối lo khác của nhiều nhà lập pháp là tầm ảnh hưởng của Binance với một số quốc gia. Trước khi Anh ra lệnh cấm Binance hoạt động tại nước mình, họ có mở một cuộc điều tra có sự cộng tác của chính quyền Malta và quần đảo Cayman. Theo luật chống khủng bố và rửa tiền của Anh, các sàn giao dịch tiền ảo phải đăng ký và chịu sự giám sát của Bộ Tài chính. Các sàn giao dịch bắt đầu hoạt động tại Anh trước tháng 1/2018 sẽ được cho thêm một năm nhằm sắp xếp lại tổ chức của mình trước khi buộc phải đi đăng ký.
Binance cho biết họ nằm trong nhóm được hưởng thời hạn một năm. Nhưng các nhà điều tra Anh phát hiện ra bằng chứng mà Binance đưa ra đã bị làm giả. Một số quan chức Cayman đã sử dụng quyền hạn của mình để bí mật sửa chữa và đóng dấu hồ sơ giả liên quan đến Binance. Chính quyền quần đảo Cayman đang tiếp tục cuộc điều tra 5 quan chức có liên quan đến vụ scandal này. Tuy vậy, nhà chức trách Cayman cũng đã từ chối đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt Binance. Theo nhiều nhà phân tích, không thể chối từ khả năng Cayman không muốn làm mất lòng một tập đoàn lớn đang thực hiện nhiều hoạt động tại quần đảo này.
Hãng tin Reuters mới đây đã thu được một số email, tin nhắn trao đổi giữa ban lãnh đạo Binance và Harry Châu, giám đốc một công ty tiền ảo Mỹ từng nhận tiền đầu tư từ Binance. Trong thư ban lãnh đạo Binance nhờ Harry Châu tư vấn cho việc làm cách nào để tránh được sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Harry Châu khuyên họ thành lập một công ty độc lập tại Mỹ. Công ty này sẽ chỉ có quy mô tầm chung và trao đổi một số loại tiền ảo nhất định, không trao đổi sản phẩm phái sinh. Người dùng tại Mỹ sẽ chỉ được giao dịch qua công ty này. SEC sẽ ít quan tâm hơn đến một công ty nhỏ như vậy.
Harry Châu còn đề xuất cách Binance “đối xử” với các khách hàng hạng sang có nhu cầu giao dịch lớn: Công ty sẽ hướng dụng họ sử dụng hệ thống mạng riêng VPN nhằm che dấu địa chỉ IP của khách hàng, sau đó mới cho phép họ giao dịch trên sàn Binance chính. Việc này sẽ đặt cả khách hàng lẫn Binance ra khỏi quyền hạn pháp lý của SEC. Mặt khác, thay vì nộp lợi nhuận về tập đoàn mẹ, công ty con tại Mỹ sẽ “biến hóa” khoản tiền kiếm được thành chi phí chuyển nhượng quyền được sử dụng thương hiệu Binance. Đây là cách mà nhiều tập đoàn đa quốc gia thường làm để trốn thuế nước sở tại.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là khi Binance thực hiện kế hoạch của Harry Châu, công ty “ma” mà họ lập ra không phải là Binance.US. Doanh nghiệp thay mặt Binance thực hiện giao dịch tại Mỹ là BAM Trading Services đăng ký hoạt động tại bang Delaware. Giám đốc Catherine Coley của BAM trực tiếp báo cáo với Triệu Trường Bằng và hội đồng quản trị Binance.US.
Đứng trước những bằng chứng trên, Binance sẽ làm gì? Mới đây công ty này tổ chức một bữa tiệc mừng 5 năm thành lập tại vườn bách thảo Paris. Triệu Trường Bằng đứng lên phát biểu và được khán giả hỏi về việc các nhà đầu tư và sàn tiền ảo nên làm gì trong bối cảnh thị trường crypto xuống dốc. Vị CEO trả lời: “Điều các bạn nên làm là cúi thấp đầu, tránh mọi sự chú ý không cần thiết và chuẩn bị nguồn lực cho “cơn bùng nổ” tiếp theo của tiền ảo”.
FTX sụp đổ: 'Khoảnh khắc Lehman' của tiền mã hóa đã đến?
Sự sụp đổ của FTX khiến nhiều người liên tưởng đến 'khoảnh khắc Lehman' - sự kiện đánh dấu sự mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - trên thị trường tiền số (crypto).
Ngành công nghiệp tiền điện tử vốn được biết đến với những biến động khó lường, sự giàu có có thể biến mất chỉ sau một đêm. Nhưng ngay cả khi như vậy, những gì đang xảy ra đối với thị trường tiền điện tử cũng dấy lên những cảnh báo đáng lo ngại.
Đối với những người không quan tâm đến lĩnh vực này, thì tin tức về sự sụp đổ của FTX - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới có thể cũng chỉ là một loại câu chuyện mà bạn lướt qua giống như những tin tức về Twitter của tỷ phú Elon Musk mà thôi.
Tuy nhiên, trong thế giới tiền điện tử, nó đã được gọi là "khoảnh khắc Lehman" của ngành - ám chỉ đến sự sụp đổ năm 2008 của Lehman Brothers, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với những người làm trong giới tài chính Phố Wall.
Và rõ ràng, sự sụp đổ của FTX - bao gồm cả nỗ lực không thành công khi bán chính mình cho sàn giao dịch tiền điện tử đối thủ Binance - có thể trở thành câu chuyện về tiền điện tử gay cấn nhất trong năm.
Đồng thời, nó cũng báo hiệu ngành công nghiệp tiền điện tử (crypto) - vốn đã quay cuồng với một năm thua lỗ nặng nề - có thể sẽ còn gặp khó khăn hơn trong một thời gian nữa.
Cuộc ganh đua của FTX và Binance
Có hai sàn xử lý phần lớn giao dịch tiền điện tử trên thế giới được biết tới phổ biến: Binance và FTX.
Binance được điều hành bởi tỉ phú người Trung Quốc Changpeng Zhao hay còn được gọi là CZ.
Hoạt động của Binance có phần bí hiểm - nền tảng không có trụ sở chính thức và gặp khó khăn với các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia nơi nó hoạt động - nhưng cực kỳ thành công và hiện đang kiểm soát khoảng một nửa thị trường trao đổi tiền điện tử.
FTX, có trụ sở chính tại Bahamas, được điều hành bởi Sam Bankman-Fried, một tỷ phú người Mỹ 30 tuổi và là nhà tài trợ chính của đảng Dân chủ. Nền tảng này từng được định giá 32 tỉ USD.
Ở Mỹ, FTX được biết đến nhiều hơn Binance. Một phần vì sàn giao dịch này đã chi hàng triệu USD cho quảng cáo Super Bowl, quyền đặt tên cho các sân vận động thể thao (Miami Heat thi đấu tại FTX Arena) và tổ chức các hội nghị hoành tráng với sự tham gia của những người nổi tiếng như Bill Clinton và Tom Brady.
FTX cũng được coi là (hoặc cho đến tuần này) là một trong những công ty "blue chip" của tiền điện tử - có loại hình kinh doanh ổn định, có vốn hóa tốt, tồn tại ngay cả khi phần còn lại của thị trường tiền điện tử rơi tự do.
Trên thực tế, sàn giao dịch điện tử này đã dành phần lớn thời gian trong năm nay để cứu trợ các công ty tiền điện tử khác và thường được các nhà đầu tư coi là một công ty trưởng thành, có trách nhiệm, không tham gia vào các giao dịch rủi ro, đầu cơ hoặc đánh bạc với tiền của khách hàng.
Bankman-Fried, được biết đến với cái tên SBF, đã trở nên rất nổi tiếng nhờ thành công của FTX.
Doanh nhân 30 tuổi được coi một thanh niên "vàng" của "làng" công nghiệp tiền điện tử. Anh là một tên mọt sách kỳ quặc, khiêm tốn, mặc quần đùi với mái tóc xoăn rối, bù xù với danh tiếng là ông trùm tiền điện tử tuân thủ luật pháp.
Ở chiều ngược lại, tỉ phú của Binance - Zhao được biết đến như một kẻ phá cách.
Ông đã chống lại yêu cầu cần có nhiều quy định về tiền điện tử hơn và Binance đã bị cấm ở một số quốc gia vì hoạt động mà không có giấy phép phù hợp. (Dưới áp lực từ các cơ quan quản lý, Binance đã chặn người dùng Mỹ khỏi nền tảng chính của mình vào năm 2019 và thiết lập Binance.us, một sàn giao dịch riêng biệt được sử dụng để hoạt động hợp pháp ở quốc gia này).
Năm 2022, khi ngành công nghiệp tiền số được giám sát chặt chẽ ở Washington, Bankman-Fried và FTX đã bắt đầu vận động hành lang, chi hàng triệu USD để giành chiến thắng trước các nhà lập pháp hoài nghi và đưa ra các quy định thân thiện với tiền điện tử.
Những nỗ lực vận động hành lang này đã gây chia rẽ. Một số người hâm mộ tiền điện tử ủng hộ việc FTX thúc đẩy ban hành nhiều quy định hơn, nhưng những người khác cáo buộc Bankman-Fried cố gắng chơi xấu các đối thủ trong ngành bằng các quy định có lợi cho mình và vẫn giữ nguyên hoạt động kinh doanh của FTX.
Từ thân tình thành đối nghịch
Tỉ phú Zhao là một trong những người phản đối sự thúc đẩy vận động hành lang của FTX.
"Chúng tôi sẽ không ủng hộ những người vận động hành lang chống lại những người cùng ngành khác," ông viết trên Twitter.
Zhao và Bankman-Fried đã từng rất thân thiện - Binance là nhà đầu tư ban đầu vào FTX và đã nhận được một số lượng lớn mã thông báo FTT, mã thông báo tiền điện tử gốc của sàn giao dịch FTX, khi bán cổ phần của mình trong công ty vào năm ngoái. Tuy nhiên, khi mục tiêu khác nhau họ đã không còn giữ quan hệ thân tình như trước và thậm chí còn trở thành đối thủ của nhau.
Tuần trước, trang tin tức tiền điện tử CoinDesk đã báo cáo về một tài liệu bị rò rỉ tuyên bố qũy đầu cơ tiền điện tử của Bankman-Fried, Alameda Research, có lượng lớn bất thường các mã thông báo FTT.
Báo cáo cho rằng FTX và Alameda, trên danh nghĩa là các doanh nghiệp riêng biệt, nhưng thực tế lại có quan hệ mật thiết với nhau. (Một số thông tin trong ngành đã suy đoán, tỉ phú Zhao và Binance có thể đã làm rò rỉ tài liệu để gây nghi ngờ về sự ổn định của FTX, nhưng Binance phủ nhận điều này.)
Sau báo cáo, tỉ phú Zhao đã phát đi thông báo, Binance sẽ bán toàn bộ cổ phần của mã thông báo FTT - trị giá khoảng 500 triệu USD - vì "những tiết lộ gần đây" về Alameda và FTX. Thông báo đã khiến giá trị của FTT giảm mạnh.
Lo sợ bị mất tiền, các nhà đầu tư đã rút hơn 6 tỷ USD khỏi sàn giao dịch của FTX trong khoảng thời gian ba ngày, khiến công ty phải huy động một khoản tiền mặt để đảm bảo thanh khoản.
Nhà sáng lập Bankman-Fried đã cố gắng trấn an các nhà đầu tư, tweet rằng "FTX vẫn ổn" và "một đối thủ cạnh tranh đang cố gắng "đuổi theo" chúng tôi bằng những tin đồn thất thiệt". Nhưng sự hoảng loạn vẫn tiếp tục, và sau khi cố gắng thu xếp gói cứu trợ từ các nhà đầu tư tư nhân không thành công, hôm 9/11, Bankman-Fried thông báo sẽ bán công ty của mình (ngoại trừ phần do Mỹ quản lý, được gọi là FTX.us) cho Zhao và Binance.
Và cú "twist" không ngờ
Chưa đầy một ngày sau, Binance đã thay đổi quyết định và thông báo từ bỏ thỏa thuận, nói rằng sau khi kiểm tra sổ sách của công ty, họ đã quyết định "các vấn đề của FTX nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc khả năng hỗ trợ của chúng tôi".
Tất cả những thông báo này đều diễn ra theo thời gian thực trên Twitter, nơi cả hai tỉ phú Zhao và Bankman-Fried đều hoạt động. (Và với vị tỉ phú người Trung Quốc tính đến tuần trước, đã là chủ sở hữu một phần của Twitter khi Binance "rót" khoảng 500 triệu USD vào việc tiếp quản nền tảng mạng xã hội của Elon Musk.)
Tương lai nào cho tiền điện tử?
Sự sụp đổ bất ngờ của FTX đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tiền điện tử.
Đầu tiên, điều gì sẽ xảy ra với khách hàng của FTX và tiền của họ? Không giống như tiền gửi trong tài khoản ngân hàng truyền thống, tiền gửi trên các sàn giao dịch tiền điện tử không được chính phủ bảo hiểm và việc liệu FTX có đủ tài sản để thu hút toàn bộ khách hàng còn lại của mình hay không vẫn là một câu hỏi.
Nếu công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản, như các công ty tiền điện tử Voyager Digital và Celsius Network đã làm trong năm nay, các nhà đầu tư có thể phải chấp nhận ra tòa để vớt vát lại số tiền đã bỏ ra của mình.
Thứ hai, tương lai quy định của tiền điện tử có gặp nguy hiểm không? FTX, xét cho cùng, là một trong số ít các công ty tiền điện tử của Mỹ đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động vận động hành lang và Bankman-Fried được coi là "hiệp sĩ áo trắng", người có cơ hội tốt nhất để thuyết phục các nhà lập pháp hoài nghi về giá trị của tiền điện tử. Bây giờ, có vẻ như những nỗ lực đó đã bị đình trệ, và các nhà quản lý sẽ càng có lý do để cho rằng tiền điện tử là một sự rủi ro và nguy hiểm.
Thứ ba, liệu sự sụp đổ của FTX là nguyên nhân cho một sự sụp đổ trên thị trường rộng lớn hơn, như những gì mà Lehman Brothers đã gây ra vào năm 2008(?).
Hiện tại, tin tức đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thị trường tiền điện tử. Giá Bitcoin và Ether đều giảm vào hôm 9/11 và giá của Solana (một loại tiền điện tử mà FTX đã hậu thuẫn) giảm khoảng 20%.
Cổ phiếu của các công ty tiền điện tử được giao dịch công khai, chẳng hạn như Coinbase, cũng giảm.
Các nhà đầu tư của FTX, bao gồm Sequoia Capital, Lightspeed Venture Partners và SoftBank, rất có thể sẽ mất hầu hết hoặc tất cả các khoản đầu tư của họ. Và với mối liên quan của FTX với phần còn lại của nền kinh tế tiền điện tử, có thể phải mất một thời gian nữa chúng ta mới biết được mức độ thiệt hại đầy đủ./.
Nhà đầu tư kỳ cựu đã bị mất 350.000 USD tiền điện tử như thế nào 'Cảm thấy an toàn' là mô tả của Eric Falkenstein về các tài khoản tiền điện tử của mình, trước khi anh bị hack mất số tiền trị giá 350.000 USD. Thị trường tiền điện tử đều đã quen với những vụ hack "như cơm bữa", lợi dụng những lỗ hổng khác nhau của một hệ thống hoặc sàn giao dịch để lấy...