Big Tech và ‘đấu trường’ hộ chiếu vaccine điện tử
Triển khai công cụ giúp người dùng chứng minh đã tiêm vaccine có thể là cơ hội để Big Tech tỏa sáng sau thất bại với ứng dụng truy vết năm ngoái.
Giới phân tích nhận định, các ứng dụng sử dụng Bluetooth để phát hiện tiếp xúc gần đã không đạt được kết quả mong đợi, dù được triển khai ở nhiều nơi. Việc chuyển hướng sang hộ chiếu vaccine điện tử sẽ đơn giản hơn, nhưng các công ty công nghệ lớn sẽ phải cạnh tranh trên một thị trường đông đúc và đối mặt với những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng.
Cuối tháng 8, Samsung cho biết đã hợp tác với tổ chức The Commons Project (Mỹ) để hỗ trợ người dùng thiết bị Galaxy lưu trữ hồ sơ tiêm chủng Covid-19. Trước tiên, người dùng tải ứng dụng CommonHealth miễn phí từ Google Play và làm theo hướng dẫn để truy cập hồ sơ vaccine từ các hệ thống y tế có tham gia chương trình. Sau đó, thông tin tiêm chủng sẽ được lưu trữ trong ví điện tử Samsung Pay.
Sam Gazeley, nhà phân tích tại ABI Research, nhận định: “Nếu Big Tech có thể đưa ra các ứng dụng hộ chiếu vaccine tốt, về lâu dài dài sẽ cắt giảm được khối lượng các giải pháp ứng dụng đang tràn ngập trên thị trường. Nó cũng hữu ích khi loại bỏ nguy cơ gian lận từ các ứng dụng giả mạo đang lưu hành”.
Người dùng điện thoại và đồng hồ Samsung có thể lưu thẻ tiêm chủng thông qua Samsung Pay.
Video đang HOT
Một số ứng dụng xác minh tiêm vaccine, như NYC Safe của New York, đã vấp phải chỉ trích từ một số chuyên gia về quyền riêng tư khi cho phép người dùng tải lên bất cứ ảnh gì lên làm thẻ chứng nhận tiêm chủng.
Một số chuyên gia cho rằng các công ty như Samsung, Google và Apple có thể đóng vai trò quan trọng trong khu vực tư nhân để xác thực thông tin tiêm chủng.
Hồi tháng 6, Google thông báo người dùng Android có thể lưu trữ kết quả xét nghiệm hoặc giấy xác nhận tiêm vaccine Covid-19 từ các tổ chức y tế ngay trên thiết bị. Trong khi đó, bản cập nhật iOS 15 của Apple, dự kiến ra mắt vào mùa thu này, có thể lưu hồ sơ vaccine và kết quả xét nghiệm trong ứng dụng Sức khỏe của iPhone.
Các ứng dụng hộ chiếu vaccine điện tử xuất hiện trên App Store cũng đều trải phải qua quy trình xem xét nghiêm ngặt. Apple chỉ phê duyệt ứng dụng từ các tổ chức được chứng nhận về vấn đề sức khỏe. Đầu năm nay, hãng phát hành một bản cập nhật liên quan tới ứng dụng thẻ thông hành điện tử nhằm đưa ra các yêu cầu về quyền riêng tư khi xây dựng hệ thống. Các nhà phát triển có thể sử dụng khung PassKit của Apple để tích hợp ứng dụng hộ chiếu vaccine điện tử trên Apple Wallet.
Ứng dụng Excelsior Pass của New York hiển thị bằng chứng về việc tiêm chủng hoặc xét nghiệm Covid-19 âm tính
Thách thức phía trước
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin Big Tech sẽ thành công. Theo Albert Cahn, Giám đốc điều hành dự án Giám sát Công nghệ tại Trường Luật NYU, các ứng dụng hộ chiếu vaccine điện tử có thể gây ra nhiều ra nhiều vấn đề liên quan tới quyền riêng tư và tạo ra cảm giác được bảo vệ giả tạo khi người dân đến những địa điểm đông người.
Cahn nói: “Các công ty công nghệ từng hứa hẹn các ứng dụng truy vết sẽ ngăn chặn đại dịch, và kết quả là chúng không giúp ích được gì. Bây giờ, nếu ứng dụng hộ chiếu vaccine điện tử sẽ lại thất bại một lần nữa, tôi e chúng sẽ gây tổn hại lâu dài đến lòng tin của công chúng”.
Ông cho biết, thực tế là một số ứng dụng hộ chiếu vaccine điện tử rất dễ giả mạo. Không phải người dân nào cũng sở hữu smartphone và những câu hỏi dai dẳng xung quanh cách xử lý dữ liệu người dùng cũng sẽ hạn chế sự thành công của các công cụ này. Theo ông, mối lo hàng đầu hiện nay là dữ liệu vị trí và dữ liệu y tế được thu thập. Thống đốc bang Florida Ron DeSantis hồi tháng 4 đã cấm sử dụng hộ chiếu vaccine trong bang với lý do lo ngại về quyền tự do và riêng tư.
Một vấn đề lớn khác bắt nguồn từ việc mỗi nơi lại yêu cầu một loại hộ chiếu vaccine khác nhau. Trong khi đó, Samsung từ chối tiết lộ liệu có mở ví kỹ thuật số cho các ứng dụng khác ngoài CommonHealth hay không. “Nếu không được chấp nhận chung trên diện rộng, tác động của nó đối với việc cắt giảm phiền phức sẽ vẫn còn hạn chế”, Gazeley nói.
Bắc Kinh triệu tập Big Tech vì vấn đề bảo mật dữ liệu
12 doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc vừa được triệu tập để thông báo về các thay đổi trong vận hành để tuân thủ Luật Bảo mật dữ liệu quốc gia.
Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) Trung Quốc truyền đạt chỉ thị từ Chủ tịch nước Tập Cận Bình về "bảo vệ an ninh dữ liệu quốc gia và điều chỉnh phát triển kinh tế của các nền tảng Internet". Bộ đã gặp gỡ các công ty vào ngày 28/7, nhưng không nói rõ chỉ thị được ông Tập Cận Bình đưa ra khi nào.
Đại diện của 12 hãng công nghệ lớn được yêu cầu "đối xử với bảo vệ an toàn dữ liệu như điều quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh", ủng hộ nỗ lực của đất nước trong "bảo vệ tính toàn vẹn, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia".
Các hãng tham gia cuộc họp bao gồm Meituan, Xiaomi, JD.com, Weibo, Baidu, Pinduoduo, 58.com, Qi An Xin Technology và Ant Group. Cuộc họp cho thấy, an ninh mạng vẫn là vấn đề được quan tâm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh, với trọng tâm ngăn chặn dữ liệu nhạy cảm lộ lọt ra nước ngoài, cũng như cấm các doanh nghiệp Internet lạm dụng thông tin cá nhân của người dùng.
Theo Luật Bảo mật Dữ liệu mới vừa được thông qua tháng 6 và có hiệu lực từ ngày 1/9, các công ty chuyển giao "dữ liệu lõi" của đất nước ra nước ngoài mà không được cho phép sẽ đối mặt với án phạt tối đa 10 triệu NDT, thậm chí có thể bị buộc đóng cửa. Trong khi đó, Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân - đại diện cho quy định đầu tiên của Trung Quốc về dữ liệu riêng tư - dự kiến được đưa ra cuối năm nay.
Thung lũng Silicon thắng đậm trong mùa Covid-19 Các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon liên tục đạt lợi nhuận kinh doanh kỷ lục, bất chấp những rào cản do đại dịch gây ra. Đại dịch Covid-19 đang đảo lộn nhiều thứ ở thung lũng Silicon. Làn sóng thất nghiệp đe doạ hàng triệu kỹ sư chất lượng cao ở đây. Nhiều văn phòng làm việc bị bỏ...