Big Tech Trung Quốc tăng cường sa thải nhân viên
Các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là đã sa thải nhiều nhân viên hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, gây ra “sự hoảng loạn cho rất nhiều người”.
Theo South China Morning Post, một làn sóng cắt giảm việc làm mới đang làm rung chuyển các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc khi năm 2021 sắp kết thúc. Gã khổng lồ video ngắn Kuaishou, đối thủ của ByteDance, và nền tảng phát trực tuyến iQiyi thuộc sở hữu của Baidu đều được cho là đang cắt giảm nhân sự.
Thắt chặt quy định của Bắc Kinh đối với lĩnh vực internet và sự cạnh tranh gia tăng đang gây áp lực tài chính lên các gã khổng lồ công nghệ
Mặc dù việc các công ty công nghệ ở đại lục sa thải nhân viên hoạt động kém hiệu quả vào cuối năm là điều bình thường, nhưng đợt cắt giảm việc làm lần này có vẻ sâu rộng hơn, đặc biệt sau một năm chính quyền Bắc Kinh thắt chặt quy định nghiêm ngặt đối với lĩnh vực công nghệ.
Video đang HOT
Công ty ứng dụng di động chia sẻ video Kuaishou được niêm yết tại Hồng Kông bắt đầu sa thải nhân viên nhận được điểm thấp trong các bài đánh giá hiệu suất. Những nhân viên bị sa thải được đề nghị nhận bồi thường dựa trên số năm họ đã phục vụ, cộng với một tháng lương, ba nguồn thạo tin cho biết. “Điều này đã gây ra sự hoảng sợ cho rất nhiều người trong công ty vì việc sa thải dường như bắt đầu với các trưởng nhóm được trả lương cao”, một trong ba nguồn tin nói.
Theo trang Yicai và cổng thông tin Sina của Trung Quốc, iQiyi được niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) cũng đã khởi động làn sóng sa thải vào đầu tháng này, cắt giảm hơn 30% công việc tại các bộ phận chi phí cao như tiếp thị và phân phối. Nhân viên bị sa thải tại iQiyi được cho là đã được đề nghị mức bồi thường tương tự như đồng nghiệp ở Kuaishou. Tình trạng sa thải của iQiyi có thể tiếp tục kéo dài đến Tết Nguyên đán, khi các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc thường chia tiền thưởng hằng năm. Hiện cả iQiyi và Kuaishou đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Làn sóng sa thải mới diễn ra sau khi ByteDance cho thôi việc hơn 1.000 nhân viên trong đơn vị giáo dục trực tuyến, đây là kết quả khi chính phủ Trung Quốc buộc các công ty dạy thêm phải trở thành tổ chức phi lợi nhuận. Tình trạng cắt giảm việc làm đã mở rộng đến Guagualong, dịch vụ gia sư hỗ trợ trí tuệ nhân tạo hàng đầu của ByteDance hướng đến trẻ từ 2 đến 12 tuổi được tạo ra vào năm ngoái. Ngay cả các nhóm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách mới của Bắc Kinh, như dịch vụ học tiếng Anh cho người lớn OpenLanguage và nền tảng chia sẻ kiến thức Xuelang, cũng phải trải qua cắt giảm việc làm.
Việc các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sa thải nhân viên được coi là dấu hiệu cho thấy triển vọng việc làm trong lĩnh vực internet của nước này đang giảm sút. Bên cạnh những khó khăn về quy định kiểm soát của Bắc Kinh, những công ty như Kuaishou và iQiyi còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và áp lực dòng tiền.
Hoạt động của iQiyi kém hơn trong quý trước, với khoản lỗ ròng tăng 41,6% lên 1,7 tỉ nhân dân tệ, mặc dù doanh thu tăng 6% lên 7,6 tỉ nhân dân tệ. Giám đốc điều hành iQiyi Tim Gong Yu tháng trước cho biết thách thức lớn nhất đối với ngành là “nguồn cung cấp” video trực tuyến thiếu hụt, do dịch Covid-19 và “sự kiểm duyệt mạnh mẽ hơn”.
Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm
Việc làm mới tại các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang bị thu hẹp do động thái gia tăng kiểm soát của Bắc Kinh và tình trạng tiền lương trì trệ.
South China Morning Post dẫn dữ liệu từ 51job.com cho thấy, cơ hội việc làm tại các công ty internet ở Trung Quốc dành cho sinh viên mới tốt nghiệp thấp hơn 15% so với năm ngoái, tính đến giữa tháng 10.2021. Ngược lại, số lượng việc làm có sẵn trong ngành tiêu dùng và ô tô tăng hơn 10%.
Nhu cầu đối với nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn cũng tăng hơn bao giờ hết, khi ngành này phải vật lộn với thách thức mới từ cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung và tình trạng thiếu chip toàn cầu. Theo 51job.com, ngành bán dẫn đã tuyển thêm 65% số nhân viên mới trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2020.
Nhân viên sản xuất chip tại một nhà máy của Công ty bán dẫn Jiejie ở Giang Tô, Trung Quốc
Tuy nhiên, chỉ 1,1% tân binh là kỹ thuật viên bán dẫn, một công việc có kỹ năng tương đối cao. Vị trí có nhiều người thuê nhất trong quý là nhà điều hành sản xuất, ở mức 6,4%. Vị trí kỹ sư bán hàng và kỹ sư kiểm soát chất lượng cũng có nhu cầu cao, lần lượt chiếm 5,9% và 3,4% trong tổng số nhân viên mới.
Vì Trung Quốc hết sức thúc đẩy khả năng tự cung cấp công nghệ, nên ngành công nghiệp bán dẫn đã được bảo vệ khỏi những tác động tồi tệ nhất từ việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát đối với lĩnh vực công nghệ nói chung. Động thái này đang diễn ra dưới hình thức một loạt luật, quy định và hình phạt mới. Một số gã khổng lồ công nghệ đã bị phạt và bị điều tra bao gồm Tencent Holdings, Meituan và Didi Chuxing.
Luật bảo mật dữ liệu mới cũng khiến các nền tảng internet Trung Quốc khó kiếm tiền từ dữ liệu người dùng. Một phần của động lực đằng sau việc thắt chặt quy định là lời thề ngăn chặn "sự bành trướng vốn một cách mất trật tự" của chính quyền Bắc Kinh.
Các cuộc càn quét kiểm soát khu vực tư nhân đã đẩy nhiều lao động trẻ Trung Quốc tại các công ty internet chuyển sang theo đuổi công việc dân sự và nhà nước, vốn đảm bảo khả năng có việc làm cao hơn nhưng lương thấp hơn. Năm 2020, hơn 1,5 triệu người đã đăng ký kỳ thi bắt buộc để cạnh tranh vào một vị trí trong cơ quan quyền lực cấp nhà nước, nhiều hơn 110.000 người so với năm trước đó.
Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nên các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc đang tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ. Cửa ngõ vào Mỹ Vài tháng qua, Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ mới nổi trong nước sắp lên sàn chứng khoán Mỹ (IPO)....