Big Tech Trung Quốc là đích đến của nhiều sinh viên đại học
Những công ty Big Tech Trung Quốc vẫn là lựa chọn hấp dẫn đối với sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau, dù các công ty này có nhiều mặt tối và đang bị Bắc Kinh tăng cường giám sát.
Sinh viên đại học tham quan triển lãm công nghệ ở thành phố Hoài Nam, Trung Quốc
Theo SCMP , công ty tuyển dụng Universum đã khảo sát 58.644 sinh viên từ 108 trường đại học ở Trung Quốc. Phần lớn sinh viên đều chọn muốn làm việc tại Huawei và Alibaba. Các sinh viên này có thể đến từ ngành kinh doanh, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, thậm chí cả ngành nhân văn.
Kể từ năm 2018 đến nay, Huawei và Alibaba luôn đứng đầu trong những cuộc khảo sát công ty yêu thích của sinh viên. Ngoại lệ duy nhất là năm 2019, khi Xiaomi là lựa chọn thứ hai đối với các sinh viên kỹ thuật.
Các công ty Big Tech khác trong danh sách của Universum năm nay gồm có Tencent, Xiaomi, Baidu và JD.com.
Video đang HOT
Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của công nghệ trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc. Lĩnh vực này chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020, khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trên mạng nhiều hơn vì không thể ra đường trong đại dịch Covid-19.
Theo tài liệu của Học viện Thông tin Trung Quốc và Công nghệ Viễn thông, phân khúc này của nền kinh tế có vốn hóa lên đến 39.200 tỉ nhân dân tệ (tương đương 6.000 tỉ USD) vào năm 2020, tăng 3.300 tỉ nhân dân tệ so với năm 2019.
Những công việc liên quan đến công nghệ thông tin và internet là lựa chọn phổ biến nhất đối với sinh viên mới ra trường trong ba năm qua. Một số sinh viên chọn con đường livestream và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội sau khi tốt nghiệp đại học. Theo 58.com, những sinh viên theo nghề này có mức thu nhập trung bình hằng tháng cao nhất so với bạn cùng trang lứa.
Boss Zhipin – một nền tảng tuyển dụng trực tuyến cho biết những sinh viên có khả năng công nghệ và biết livestream được săn đón nhiều nhất sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng phải đương đầu với nhiều mặt tối của ngành công nghệ. Văn hóa 996 – làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần – đã trở thành tiêu chuẩn bất thành văn đối với nhiều công ty Big Tech.
Vấn nạn phân biệt tuổi tác trong ngành cũng ngày càng gay gắt. Nhân viên từ 35 tuổi trở lên nếu không ở các vị trí quan trọng thì dễ bị các công ty đào thải để tuyển những người trẻ tuổi, năng động hơn.
Mặt tối của ngành công nghệ đã khiến một số sinh viên tốt nghiệp chuyển sang các ngành dân sự với số giờ làm việc bình thường và nhiều đặc quyền hấp dẫn khác.
Được biết, có hơn 1,58 triệu ứng viên đăng ký tham gia kỳ thi tuyển công chức quốc gia của Trung Quốc năm nay, tăng vọt so với năm 2009 (1,05 triệu) và 2003 (125.000). Họ sẽ cạnh tranh để giành lấy 25.700 công việc tại cơ quan nhà nước, do đó tỷ lệ chọi là 1/61.
'Big Tech' Trung Quốc xóa H&M khỏi nền tảng trực tuyến
Tìm kiếm về "H&M" đã không mang lại kết quả nào trên các ứng dụng bản đồ, trang thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe và nền tảng giao hàng của Trung Quốc kể từ ngày 26.3.
Một cửa hàng H&M ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Meituan, Didi, Baidu và nhóm các ông lớn công nghệ của Trung Quốc mới đây xóa bỏ sự hiện hiện trực tuyến của thương hiệu H&M ra khỏi nền tảng của họ, trong bối cảnh dư luận ở Trung Quốc đang dấy lên cuộc tranh cãi trước quan điểm của nhà bán lẻ thời trang đa quốc gia Thụy Điển về việc không dùng bông Tân Cương, theo South China Morning Post.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc không nêu tên bất kỳ công ty cụ thể nào, nhưng cuộc tẩy chay của người tiêu dùng đối với các thương hiệu nước ngoài, bao gồm H&M, Nike, Adidas và Burberry, đang không ngừng lan rộng khắp cả nước như một động thái phản ứng dữ dội đáp lại việc các thương hiệu này tuyên bố từ chối dùng bông Tân Cương.
H&M từ năm ngoái đã trở thành mục tiêu tẩy chay hàng đầu khi bày tỏ lo ngại trước những cáo buộc nhà sản xuất bông ở Tân Cương sử dụng lao động cưỡng bức. Tìm kiếm về "H&M" hầu như không hiển thị kết quả trên các ứng dụng bản đồ, trang thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe và nền tảng giao hàng của Trung Quốc kể từ ngày 26.3. Cụ thể, vào sáng cùng ngày, một đơn đặt hàng thực phẩm giao đến một cửa hàng H&M đã bị gã khổng lồ dịch vụ giao hàng Meituan từ chối. Đặt xe đến cửa hàng H&M trên ứng dụng gọi xe Didi Chuxing cũng không thể thực hiện được vì ứng dụng cho rằng địa chỉ cửa hàng là không hợp lệ.
Hơn nữa, sản phẩm của H&M đã bị chặn mua trên các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Taobao, JD.com và Pinduoduo. Tại Trung Quốc, nơi dân số internet lớn nhất thế giới chủ yếu dựa vào các dịch vụ trực tuyến để mua sắm, ăn uống, học tập, đi lại, việc mất quyền truy cập vào các nền tảng này đồng nghĩa với việc H&M bị cắt khỏi một trong những kênh giao tiếp quan trọng nhất với người tiêu dùng đại lục.
Tuy nhiên, việc tẩy chay không ảnh hưởng đến các tài khoản mạng xã hội chính thức cùng với phiên bản trang web tiếng Trung của H&M. Chúng vẫn còn hiện diện trên ứng dụng đa năng WeChat của Tencent Holding và Weibo.
Cách đây hai ngày, H&M đã đưa ra một tuyên bố trên Weibo, nói rằng cam kết của công ty về "hành vi kinh doanh có trách nhiệm không đại diện cho bất kỳ quan điểm chính trị nào", công ty "tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc và cam kết đầu tư, phát triển lâu dài tại thị trường này".
Song, một số người dùng mạng xã hội Trung Quốc không bị thuyết phục về sự chân thành từ phản hồi mới nhất của H&M. "Vui lòng ra khỏi thị trường Trung Quốc và đừng có hành động như thế này", hoặc "chúng tôi đang chờ các cửa hàng thực của bạn đóng cửa", là những bình luận được nhiều người bình chọn nhất xuất hiện trong tuyên bố trên Weibo của thương hiệu thời trang Thụy Điển.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng quay lưng lại với các thương hiệu quốc tế khác, bao gồm Nike, Adidas và Burberry, sau khi họ đưa ra những tuyên bố tương tự về tình trạng lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Nhưng cho đến nay, các công ty này vẫn còn hiện diện trên các nền tảng công nghệ của Trung Quốc.
"Bí mật" phía sau thành công của startup Việt trong đại dịch Covid-19 Đằng sau thành công của các startup Việt là hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ, biết nắm bắt cơ hội và lựa chọn lối đi phù hợp để tiến nhanh đến mục tiêu đặt ra. Lợi thế từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Theo ông Trần Kiến Uy, Giám đốc vận hành (COO) của Katalon, các startup ở Việt Nam nếu...