Big Tech quay lưng, dịch vụ đám mây tại Nga có bị gián đoạn?
Các gã khổng lồ công nghệ Bắc Mỹ và châu Âu đã nhận được lời kêu gọi dừng hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại thị trường Nga.
Một số công ty như Microsoft đã ngừng nhận khách hàng mới tại Nga kể từ khi cuộc chiến nổ ra cuối tháng trước. Nhưng nhiều công ty khác lựa chọn không kết thúc hợp đồng với các khách hàng hiện tại, trừ khi họ nằm trong danh sách cấm vận và kiểm soát xuất khẩu.
Các công ty và cơ quan chính phủ Moscow từ lâu đã dựa vào công nghệ do phương Tây phát triển để làm nền tảng cho các hệ thống CNTT do họ sở hữu và điều hành. Những máy chủ (server) của IBM, Dell và HP đang đứng đầu thị trường tại đây.
Không chỉ vậy, các ứng dụng của SAP, Microsoft, IBM, Oracle và Salesforce.com cũng rất phổ biến, xuất hiện trong nhiều mặt đời sống, giúp người dân và doanh nghiệp tại Nga có thể gửi thư điện tử, phân tích dữ liệu, lưu trữ hồ sơ và quản lý các hoạt động nói chung.
Đối với một số công nghệ, nhà cung cấp không thể tắt từ xa, nhưng có những lựa chọn để làm nghẽn hệ thống của khách hàng.
Video đang HOT
Theo 2 cựu nhân viên bán hàng cấp cao của IBM tại Đông Âu, các tổ chức ngân hàng, viễn thông, vận tải và các tổ chức khác tại Nga có thể sẽ gặp khó khăn nếu nhà cung cấp ngừng cung cấp các bộ phận thay thế, bản vá bảo mật, cập nhật hay hỗ trợ kỹ thuật.
Khách hàng khi đó buộc phải tìm kiếm các giải pháp thay thế, thậm chí là phải ghi chép bằng bút và giấy nếu các dịch vụ chuyển sang trạng thái ngoại tuyến (offline) hoặc xuống cấp do không được cập nhật đầy đủ.
Thị trường đám mây tại Nga cũng đã phát triển nhanh chóng trong 2 năm qua với sự thúc đẩy của đại dịch Covid, dù vậy tỉ trọng chi tiêu cho dịch vụ này cũng chỉ chiếm 5% tổng chi tiêu CNTT nội địa, so với 19% của Mỹ.
Tuy nhiên, phần lớn các công ty Nga đều tránh phụ thuộc hoàn toàn vào dịch vụ đám mây, đặc biệt là các nhà cung cấp Mỹ như Microsoft Azure và Google Cloud. Do đó, việc bị cắt khỏi các dịch vụ đám mây sẽ không khiến công ty Nga bị tê liệt quá mức.
Ngày 7/8, Salesforce cho biết đã bắt đầu dừng việc làm ăn với các khách hàng Nga, vốn không chiếm số lượng đáng kể của công ty.
Amazon Web Services cho biết khách hàng lớn nhất của họ ở Nga là các công ty có trụ sở chính ngoài lãnh thổ nước này. Hơn nữa, công ty lâu nay cũng áp dụng chính sách không kinh doanh với chính phủ Nga.
Trong khi đó, IBM và Oracle khẳng định đã dừng mọi hoạt động tại Nga. Microsoft, HP, Dell và SAP nói rằng họ đã ngừng bán sản phẩm tại đây. Google Cloud thì từ chối bình luận về vấn đề trên.
Việc Big Tech quay lưng với thị trường Nga có thể sẽ đưa các công ty tại đây quay về với những sản phẩm “cây nhà lá vườn” như MyOffice hay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước gồm Yandex và Active Cloud, dù giá thành và chất lượng dịch vụ có thể không tốt bằng.
Blake Murray, chuyên gia nghiên cứu tại Canalys cho biết các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent có thể sẽ nhảy vào lấp chỗ trống. Năm ngoái, Huawei cũng đã mở 1 trung tâm dữ liệu tại Moscow dành cho cộng đồng nghiên cứu và giảng dạy người Nga.
Big Tech rút khỏi Nga: Được nhiều hơn mất?
Những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang tự tạo ra cơ hội khi ngừng các dịch vụ của mình tại Nga.
Trước diễn biến phức tạp tại miền Đông Ukraine, Apple đã ngừng hoàn toàn quan hệ với thị trường Nga, trong khi các công ty như YouTube , Meta và Microsoft đang hạn chế các kênh truyền thông đa phương tiện của Nga như RT và Sputnik ở châu Âu.
Các "ông lớn" công nghệ cho rằng, các động thái này cùng với hành động hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến có thể cải thiện vị thế của họ trong lòng người tiêu dùng.
"Nếu một thương hiệu từng gây ấn tượng xấu với người dùng trong quá khứ, đây có thể trở thành cơ hội sửa chữa danh tiếng cho thương hiệu của họ", theo nhà phân tích cấp cao của Forrester, Alla Valente.
Biến bất lợi thành lợi thế
Khi xác định ngưng các dịch vụ tại Nga, các tập đoàn buộc phải chấp nhận sẽ mất đi một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành "đòn tâm lý" giúp các thương hiệu này gây dựng được cảm tình từ các thị trường còn lại trên thế giới.
Trong số đó, Apple là tập đoàn có lập trường mạnh mẽ nhất đối với Nga. Công ty đã ngừng hoàn toàn việc bán sản phẩm, hạn chế các dịch vụ như Apple Pay, xóa ứng dụng RT và Sputnik khỏi App Store toàn cầu (trừ Nga) và vô hiệu hóa thông tin giao thông trực tiếp trong Apple Maps.
Trên thực tế, Apple không có bất kỳ cửa hàng chính hãng nào ở Nga, các sản phẩm của họ đều được bán thông qua các nhà bán lẻ bên thứ ba. Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho hay, rút khỏi Nga sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Apple.
Nhìn chung, các thương hiệu gắn bó với Ukraine sẽ được hưởng lợi từ sự chú ý tích cực mà họ nhận được và có thể thu hút khách hàng mới, những đối tác kinh doanh mới.
Ngoài ra, các công ty công nghệ cho rằng, việc này có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên và đóng vai trò như một công cụ tuyển dụng mạnh mẽ cho các nhân viên trong tương lai. Họ chắc chắn điều này sẽ nâng cao "chỉ số hạnh phúc" của nhân viên mình bằng cách hỗ trợ Ukraine.
Internet thế giới trước nguy cơ 'tan đàn, xẻ nghé' Xung đột leo thang giữa các quốc gia trên thế giới có thể đẩy nhanh quá trình chia nhỏ Internet, hay còn gọi là 'splinternet'. Các gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang chịu áp lực từ cả Nga và phương Tây để phản ứng đối với cuộc giao tranh giữa Nga - Ukraine. Các chuyên gia nhận định, căng thẳng leo thang...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Có thể bạn quan tâm

"Anh trai vượt ngàn chông gai" chính thức công bố tên phim tư liệu
Hậu trường phim
14:27:16 28/04/2025
"Ngủ quên" trước hiểm họa thực phẩm chức năng giả: Trách nhiệm thuộc về ai?
Pháp luật
14:25:08 28/04/2025
Chìa khóa nâng tầm mọi phong cách công sở gọi tên blazer
Thời trang
14:23:33 28/04/2025
Ông Trump tìm cách trấn an người Mỹ về cuộc chiến thuế quan
Thế giới
14:19:43 28/04/2025
Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em
Sức khỏe
13:58:48 28/04/2025
Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi
Tin nổi bật
13:54:35 28/04/2025
Gil Lê phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao việt
13:54:22 28/04/2025
Trời nóng mà có món này, cả nhà "vét sạch" mâm cơm
Ẩm thực
13:49:19 28/04/2025
Hot: G-Dragon lộ hint "yêu lại" mỹ nữ nóng bỏng nhất showbiz, còn ở chung nhà?
Sao châu á
13:27:19 28/04/2025
Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025