Biểu tình lớn ở Argentina yêu cầu đảm bảo ngân sách cho giáo dục công lập
Ngày 2/10, khoảng 1,5 triệu người trên khắp Argentina đã xuống đường biểu tình, hưởng ứng lời kêu gọi của các tổ chức công đoàn ngành giáo dục trong việc yêu cầu Chính phủ của Tổng thống Javier Milei phải đảm bảo ngân sách cho giáo dục công lập.
Đây là cuộc biểu tình nhằm phản đối chủ trương cắt giảm ngân sách giáo dục của Chính phủ Argentina. Ảnh: REUTERS
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai trong năm nay, sau hoạt động tương tự hồi tháng 4, nhằm phản đối chủ trương cắt giảm ngân sách giáo dục của Chính phủ Argentina. Những người tham gia biểu tình khẳng định việc đảm bảo giáo dục công lập và đầu tư cho khoa học là tương lai của đất nước, là mục tiêu xã hội mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải hướng tới.
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Milei khẳng định sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ một đạo luật đã được Quốc hội thông qua vài tuần trước về đảm bảo tài chính cho các trường đại học trên cả nước, do nước này đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng với mức lạm phát lên tới 236,7% trong vòng một năm qua.
Trong một thông cáo cùng ngày, Hiệu trưởng Đại học Buenos Aires (UBA) Ricardo Gelpi kêu gọi Chính phủ Argentina xem xét lại chính sách giáo dục và đảm bảo ngân sách cho hoạt động cho các viện nghiên cứu khoa học của UBA nói riêng và các trường công lập nói chung.
Hệ thống đại học công lập của Argentina hiện có hơn 2 triệu sinh viên, hơn 155.000 giáo sư và 60.000 giảng viên. Trên cả nước có hơn 100 trường đại học, trong đó 50 trường tư thục.
Argentina: Biểu tình phản đối chính sách lương hưu
Ngày 11/9, hàng nghìn người dân Argentina đã tập trung trước trụ sở Quốc hội tại thủ đô Buenos Aires, phản đối chính sách lương hưu của Chính phủ Tổng thống cực hữu Argentina, ông Javier Milei.
Tổng đình công phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" tại Buenos Aires, Argentina, ngày 24/1/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, đụng độ lớn xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình sau khi Hạ viện nước này cùng ngày đã bỏ phiếu cho phép Tổng thống Milei được quyền phủ quyết việc điều chỉnh tăng lương hưu theo tỷ giá lạm phát hằng tháng. Cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để giải tán người biểu tình.
Với 153 phiếu thuận, 87 phiếu chống và 8 phiếu trắng, Hạ viện Argentina đã thông qua quyền phủ quyết của Tổng thống Milei, không cho phép tăng lương hưu hằng tháng trong bối cảnh quốc gia này luôn phải đối diện với tình trạng lạm phát ở mức cao.
Chính phủ Argentina cho rằng không thể thực hiện cải cách lương hưu, bởi chính sách này khiến ngân sách nhà nước thâm hụt 1,2% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Với hơn 46,2 triệu dân, Argentina có 6 triệu người hưu, 64,4% nhận mức lương hưu tối thiểu tương đương 268 USD trong tháng 8.
Cùng ngày, Viện Thống kê và điều tra dân số quốc gia (Indec) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Argentina trong tháng 8 tăng 236,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ cao nhất thế giới, và tăng 4,2% so với tháng 7. Trong 8 tháng đầu năm nay, lạm phát của Argentina tăng 94,8%.
Hơn một nửa dân số Argentina là người nghèo. Trung bình một công dân Argentina cần có thu nhập 311 USD/tháng để không vào danh sách người nghèo và một gia đình 4 người cần có thu nhập 961 USD/tháng để không trở thành hộ nghèo.
Năm 2023, lạm phát của Argentina ở mức 211,4%, tỷ lệ cao nhất kể từ giai đoạn nước này rơi vào vòng xoáy siêu lạm phát 1989-1990. Theo dự báo năm nay, lạm phát của quốc gia Nam Mỹ này sẽ ở mức 122,9% cả năm, với mức tăng từ nay tới cuối năm vào khoảng từ 3,3% đến 3,6%/tháng.
Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó. Đồng tiền mệnh giá 100 peso của Argentina. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong tháng 3/2024, nhóm dịch vụ có mức tăng giá cao nhất là giáo dục (tăng tới 52,7%),...