Biểu tình Hong Kong: 10.000 HS-SV bãi khóa ngày đầu năm học
Người đứng đầu ngành giáo dục Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung nhấn mạnh nhà chức trách phản đối mọi cuộc bãi khóa và sẽ theo dõi sát tình hình.
Hàng trăm học sinh, sinh viên (HS-SV) Hong Kong sáng 2-9, ngày đầu tiên của năm học mới, đã tham gia bãi khóa nhằm góp thêm tiếng nói vào cuộc biểu tình kéo dài hơn hai tháng nay, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Theo SCMP, hàng ngàn HS-SV Hong Kong dự kiến kéo vào trung tâm thành phố tham gia một cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép đưa người phạm tội sang Trung Quốc đại lục xét xử. Dự luật này hiện đã bị tạm gác.
Sinh viên mặc đồ bảo hộ để tham gia biểu tình tại ĐH Trung văn Hương Cảng. Ảnh: SMCP
Các trường bị bãi khóa gồm các trường cao đẳng, đại học tư thục danh giá và trường trung học công lập.
Cuộc bãi khóa do nhóm chính trị Demosisto do Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sáng lập tổ chức. Đây là một phần trong chiến dịch rộng hơn liên quan tới dự luật dẫn độ.
Các nhà tổ chức ước tính có khoảng 10.000 HS-SV của 200 trường học sẽ bãi khóa, nửa trong số này sẽ tham gia biểu tình tại quảng trường Edinburgh Place ở khu thương mại trung tâm. Cuộc biểu tình dự kiến bắt đầu vào 10 giờ 30, song đã tạm hoãn 2 giờ do thời tiết xấu.
Trên đường Chai Wan, HS-SV và cựu SV từ ba trường học gần đó gồm Trường Shau Kei Wan, Trường Shau Kei Wan East và Trường Salesian English kết thành chuỗi trên một dây thừng dài 650 m dẫn tới đường quốc lộ phía Đông.
Hầu hết những người biểu tình mặc áo thun đen làm đồng phục, trong khi một số SV tình nguyện phân phát thức ăn cho những người chưa kịp ăn sáng.
Video đang HOT
Một học sinh tham gia bãi khóa. Ảnh: SCMP
“Chúng tôi hy vọng có thêm nhiều SV ý thức được tính chất nghiêm trọng của dự luật dẫn độ này” – Yannis Ho Tsz-yan, SV và là thành viên của nhóm phản đối dự luật dẫn độ tại Trường Shau Kei Wan East, nói.
Trường Shau Kei Wan East không yêu cầu HS phải xin phép cha mẹ mới được tham gia bãi khóa.
Heiley Leung Hei-yee, học sinh Trường Shau Kei Wan và không tham gia bãi khóa, nói: “Tôi ủng hộ những gì các bạn HS đang đấu tranh nhưng tôi lo trường sẽ phạt tôi”. Heiley cho biết không có ý định tham gia bãi khóa.
Một trong những người tổ chức cuộc bãi khóa, tên Richard học tại Trường Shau Kei Wan, ước tính có khoảng 500 HS tham gia hoạt động này.
Hiệu trưởng Trường Shau Kei Wan East Tony Lai Ping-fai và Phó Hiệu trưởng Yip Wing-cheong từ chối bình luận khi cả hai đến trường ngày 2-9.
Tại Trường ĐH St Francis’ Canossian, sáu SV đội mũ bảo hiểm vàng, kính bảo hộ, mặt nạ quỳ trước lối vào trường và cầm các tấm áp phích ghi thông điệp phản đối chính quyền. Họ nói rằng hy vọng bà Lam sẽ lắng nghe và đồng ý các yêu cầu chính đáng của người biểu tình, trong đó có rút hoàn toàn dự luật dẫn độ.
Ở nơi khác, khoảng 50 HS của Trường trung học Ying Wa ở Sham Shui Po, trường lâu đời nhất Hong Kong, đã tổ chức một cuộc mít-tinh bên ngoài cổng trường. Bowie Tang, một HS THPT, cho hay một cuộc đi bộ từ các lớp học sẽ bắt đầu vào ngày 3-9.
Cảnh sát chống bạo động của Hong Kong. Ảnh: SCMP
Lo Hau-man, cha một HS Trường trung học Ying Wa, nói rằng ông có mặt ở đây để ủng hộ con trai mình.
“Nó đủ lớn để tự quyết định có bãi khóa hay không và nó có thể tự học vì vậy tôi không lo lắng điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự chuẩn bị của nó cho kỳ thi năm nay” – ông nói.
Allan Cheng Kwun-kit, Hiệu trưởng Trường Ying Wa, nói rằng trường sẽ cung cấp hội trường cho những HS tham gia bãi khóa vào ngày 3-9, song vẫn chưa quyết định về việc sắp xếp vào tuần tới nếu HS tiếp tục kêu gọi bãi khóa vào mỗi thứ Hai.
“Trường chúng tôi có lập trường trung lập và cởi mở về việc bãi khóa, song yêu cầu tôn trọng lẫn nhau đối với các SV có niềm tin trái ngược” – ông Cheng nói.
Học sinh Trường Ying Wa tham gia bãi khóa sáng 2-9. Ảnh: SCMP
Cảnh sát chống bạo động đã được nhìn thấy ở Trường trung học La Salle. Tại đây, khoảng 50 HS đã đến sớm hơn bình thường để tham gia biểu tình ngồi ôn hòa tại nhà nguyện của trường, trong khi một nhóm cựu SV đội mũ đen và đeo khẩu trang phát tờ rơi ở cổng trường.
Đa phần giao thông bình thường bất chấp người biểu tình đe dọa chặn các con đường lớn như đường hầm Cross-Harbour, đường hầm Western Harbour và đường hầm Lion Rock.
Người đứng đầu ngành giáo dục Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung nhấn mạnh nhà chức trách phản đối mọi cuộc bãi khóa và sẽ theo dõi sát tình hình. Ông cũng nói rằng nhà chức trách sẽ gọi giáo viên chủ nhiệm đến nếu có gì bất thường và sẽ để trường học quyết định có trừng phạt hay không nếu cần thiết.
Người đứng đầu ngành giáo dục của Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung. Ảnh: SCMP
Cuộc bãi khóa của HS Hong Kong đến sau một ngày cuối tuần bất ổn với việc cảnh sát dùng vòi rồng và hơi cay nhằm vào những người biểu tình đeo mặt nạ. Những người biểu tình này đã đốt các rào chắn khiến cảnh sát bắn súng cảnh cáo.
Phát biểu ngày 2-9, quan chức an ninh hàng đầu Hong Kong John Lee cho rằng “những người biểu tình cực đoan” đang hành động bất hợp pháp và các hành động bạo lực của họ đang leo thang tới mức khủng bố.
Ngày 1-9, người biểu tình làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động tại sân bay Hong Kong, khiến các dịch vụ xe lửa, xe buýt phải hủy và những hành khách đến nơi lâm vào cảnh không có phương tiện để vào trung tâm thành phố. Giao thông đến sân bay cũng tắc nghẽn.
Theo PLO
Trường Đại học Thành Đông 10 năm một chặng đường xây dựng và phát triển
Trường Đại học Thành Đông được thành lập theo quyết định số 1489/QĐ -TTg ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, là trường đại học tư thục đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thành Đông đã trở thành trường đại học đa ngành, đa cấp đào tạo, có uy tín trong nước và khu vực. Hiện nay, nhà trường đang được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo 04 ngành ở trình độ thạc sĩ; 14 ngành ở trình độ đại học và đã xây dựng Đề án đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh được Hội đồng thẩm định quốc gia chấp thuận và đang trình Bộ GD&ĐT phê duyệt; lưu lượng sinh viên toàn trường là 4.212 sinh viên và gần 400 học viên cao học; đội ngũ cán bộ cơ hữu là 232 người, trong đó có 72% có trình độ trên đại học, 38% có trình độ, chức danh là GS, PGS, TS. Đầu năm 2019, nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 ngành ở trình độ đại học gồm: Y học cổ truyền và Dược học; đây là 02 trong 4 ngành thuộc khối khoa học sức khỏe mà nhà trường đang đào tạo; các ngành mới này đều là những ngành có nhu cầu lớn trong xã hội, đã mở ra cho Trường Đại học Thành Đông một hướng đi mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khối ngành khoa học sức khỏe.
Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư, nâng cấp từng ngày; đến nay, 100% phòng học, phòng thí nghiệm đều được gắn máy điều hòa, máy chiếu projecter, camera giám sát, toàn trường được phủ WIFI miễn phí; khuôn viên nhà trường rộng 17,06 ha, là một môi trường xanh, sạch, đẹp. Ký túc xá có gần 100 phòng khép kín có sức chứa gần 600 sinh viên được thiết kế khang trang, tiện ích. Khu thể thao đa năng và sân bóng đá cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn FIFA phục vụ 24/7 cho nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên toàn trường.
Chất lượng đào tạo của nhà trường chuyển biến rõ nét và được thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường năm học 2018 - 2019 đạt trên 92%, trong đó có trên 70% xếp loại khá, giỏi. Tính đến nay nhà trường đã làm lễ tốt nghiệp cho trên 2.931 cử nhân, kỹ sư và 297 thạc sỹ; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường sau 6 tháng có việc làm chiếm 86%. Các cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ do nhà trường đào tạo được các cơ sở sử dụng lao động đánh giá cao, sinh viên ra trường làm việc ngay mà không cần đào tạo lại.
Nhà trường là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân Điều dưỡng sang làm việc tại CHLB Đức mà không cần đào tạo lại về chuyên môn, hiện nay đang có gần 200 sinh viên theo học chương trình này và đã có 21 cử nhân Điều dưỡng sang làm việc tại CHLB Đức; nhà trường cũng là 1 trong 4 điểm thi năng lực tiếng Nhật (Nattest) có uy tín nhất Việt Nam, mỗi năm tổ chức thi cho trên 3000 thí sinh, và nhà trường cũng là điểm thi năng lực tiếng Hàn (KLAT) đầu tiên của Việt Nam.
Bên cạnh công tác đào tạo được chú trọng, Trường Đại học Thành Đông còn đăc biêt quan tâm đến công tác hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Trong những năm qua, Trường Đại học Thành Đông đã ký kết hợp tác đào tạo với nhiều đối tác nước ngoài quan trọng như Học viện Taiken (Nhật Bản); Hội đồng Anh (Bristish Council), Tập đoàn Korian (CHLB Đức), các trường đại học GimHae, HyupSung, Cho Puck, Kun Chang, Catholick Wang dang, Songgok, Munkyung, Yemung (Hàn Quốc)...
Chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp đào tạo, có chất lượng cao, uy tín trong khu vực và quốc tế. Chặng đường phát triển của Trường Đại học Thành Đông sẽ con nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự tâm huyết của HĐQT, Ban Giám hiệu, sự nhiệt huyết của cán bộ, giảng viên nhà trường sẽ là nguồn truyền cảm hứng, là sức mạnh để xây dựng Đại học Thành Đông phát triển bền vững, xứng đáng là địa điểm lựa chọn tin cậy của học sinh, sinh viên.
Theo kiemsat.vn
Sinh viên, học sinh Hong Kong lên kế hoạch tổng bãi khóa Sinh viên, học sinh Hong Kong hy vọng sự kiện bãi khóa và tẩy chay lớp học có thể thu hút thêm nhiều chú ý về yêu cầu của người biểu tình. Sinh viên từ 10 trường đại học và học sinh từ hơn 100 trường phổ thông ở Hong Kong dự kiến sẽ cùng tham gia một chiến dịch tẩy chay lớp...