Biểu tình, bạo lực bùng phát tại châu Âu vì lệnh hạn chế Covid-19
Các cuộc biểu tình đã bùng phát tại nhiều nước châu Âu cuối tuần qua nhằm phản đối chính sách thắt chặt và hạn chế do Covid-19 của chính phủ các nước, trong bối cảnh số ca mắc liên tục gia tăng.
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát ở Brussels, Bỉ ngày 20/11 (Ảnh: AFP).
Hàng loạt chính phủ các quốc gia châu Âu đã ban bố các lệnh hạn chế để đối phó với làn sóng dịch bệnh đang nghiêm trọng trở lại tại nhiều nước ở châu lục này, không lâu sau khi các nước mở cửa và sống chung với Covid-19. Các biện pháp hạn chế bao gồm cấm tụ tập đông người, quy định bắt buộc tiêm chủng hay chỉ người tiêm chủng đầy đủ mới được vào các địa điểm công cộng… Các lệnh hạn chế đã khiến nhiều người bất bình, đổ xuống đường phản đối.
Tại Hà Lan, bạo loạn đã nổ ra tại thành phố Hague vào hôm 20/11 vì các biện pháp chống dịch mới của chính phủ. Trong cuộc bạo loạn, cảnh sát cơ động buộc phải dùng vòi rồng để ngăn chặn các nhóm người biểu tình quá khích.
Sau khi ghi nhận các ca mắc Covid-19 ngày càng gia tăng, Hà Lan đã chính thức đóng cửa một phần đất nước trong vòng 3 tuần, và có kế hoạch cấm những người chưa tiêm phòng vaccine tới một số địa điểm công cộng.
Theo báo cáo, 5 cảnh sát bị thương trong cuộc đụng độ tại thành phố Hague, một người được đưa đến bệnh viện vì bất tỉnh và hai người bị tổn thương thính giác do tiếng pháo lớn. Cảnh sát cho biết thêm, cửa sổ của xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân đã bị tấn công bằng đá trên đường di chuyển.
Tại thủ đô Amsterdam, hàng nghìn người biểu tình đã tham dự một cuộc tuần hành vì hòa bình chủ yếu vào ngày 20/11. Đài truyền hình trung ương của Hà Lan NOS đưa tin bạo loạn cũng xảy ra ở thị trấn Urk và các thành phố ở tỉnh Limburg phía nam nước này. Các cuộc biểu tình diễn ra sau các cuộc đụng độ bạo lực vào tối ngày 19/11 tại thành phố cảng Rotterdam, trong đó cảnh sát buộc phải nổ súng để giải tán đám đông, và 51 người đã bị bắt.
Tại Áo, ước tính có khoảng 40.000 người tham gia biểu tình trên đường phố Vienna và đây cũng là cuộc biểu tình lớn nhất nhằm phản đối các lệnh thắt chặt vì Covid-19, khi chính phủ thông báo áp dụng lại lệnh phong tỏa hoạt động một phần trên toàn quốc vào đầu tuần, từ 22/11 và bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin từ tháng 2 năm sau cho người dân.
Bộ trưởng Nội vụ Áo – Karl Nehammer cho biết trong cuộc họp báo, một số ít người biểu tình có khuynh hướng sử dụng bạo lực.
Video đang HOT
Nhấn để phóng to ảnh
Rất đông người biểu tình tại trung tâm thủ đô Vienna, Áo ngày 20/11 (Ảnh: Reuters).
Hơn 1.400 cảnh sát Áo đã được triển khai trên khắp đất nước để duy trì trật tự công cộng. Thông cáo của cảnh sát cho biết thêm, bình xịt hơi cay đã được sử dụng trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Vienna.
Còn tại Pháp, hàng chục cảnh sát tinh nhuệ và sĩ quan chống khủng bố đã được cử đến hòn đảo Guadeloupe thuộc vùng Caribê, sau khi các vụ cướp bóc và đốt phá qua đêm xảy ra, bất chấp lệnh giới nghiêm qua đêm.
Tỉnh trưởng của hòn đảo hôm thứ 6 đã ban hành lệnh lưu trú tại nhà sau khi các cuộc biểu tình phản đối việc tiêm vacxin dẫn tới bạo lực vào đêm hôm trước. Bộ Nội vụ Pháp cho biết 31 người đã bị bắt.
Tại Croatia, khoảng 15.000 người hôm thứ Bảy đã biểu tình ở Zagreb chống lại các biện pháp chống dịch của chính phủ. Từ đầu tuần ngày 22/11, chỉ những người có hộ chiếu Covid mới có thể vào các tòa nhà chính phủ và công cộng ở nước này.
Italy siết 'thẻ xanh' làm việc chặt nhất châu Âu, biểu tình bùng phát
Các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Italy khi một trong những biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt nhất ở châu Âu có hiệu lực, yêu cầu tất cả người lao động, từ thẩm phán đến người giúp việc, phải xuất trình Thẻ Xanh mới được làm việc.
Người biểu tình phản đối Thẻ Xanh ở Rome ngày 15/10/2021. Ảnh: AP
Ngày 15/10, cảnh sát Italy được lệnh triển khai, một số trường học cho nghỉ học sớm và các đại sứ quán đưa ra cảnh báo nguy cơ biểu tình phản đối Thẻ Xanh (chứng nhận tiêm chủng hoặc có miễn dịch với COVID-19) có thể trở thành bạo lực.
Nhưng đến cuối ngày, các cuộc biểu tình phần lớn diễn ra trong hòa bình, bao gồm cả sự kiện tại Rạp xiếc Maximus - trung tâm của Rome, nơi một số người biểu tình tặng hoa cho lực lượng cảnh sát để tỏ dấu hiệu ôn hoà.
"Chúng tôi không ở đây để gây bạo lực hay bất cứ điều gì tương tự, chúng tôi ở đây vì họ đang tước đi quyền của chúng tôi, chúng tôi thậm chí không thể đi làm được nữa", một người biểu tình tên Elena Campisi phàn nàn.
"Thẻ Xanh" (Green Pass) là bằng chứng công nhận đã tiêm chủng, xét nghiệm âm tính gần đây, hoặc đã phục hồi sau COVID-19 trong vòng 6 tháng.
Italy đã yêu cầu người dân phải xuất trình Thẻ Xanh khi tiếp cận tất cả các môi trường trong nhà, bao gồm nhà hàng, bảo tàng, nhà hát, tàu hoả... Tuy nhiên, việc bổ sung yêu cầu trình Thẻ Xanh mới được làm việc đã làm dấy lên cuộc tranh luận và phản đối gay gắt ở quốc gia từng là tâm chấn ban đầu của đại dịch COVID-19, và đã tiếp tục duy trì yêu cầu đeo khẩu trang cũng như thúc đẩy tỉ lệ tiêm chủng thuộc hàng cao nhất ở châu Âu.
Người dân biểu tình ôn hoà tại Bologna, Italy, ngày 15/10/2021. Ảnh: AP
Loris Mazzarato, một người biểu tình chống vaccine, tuyên bố: "Hôm nay họ đang dẫm lên Hiến pháp của chúng ta. Tôi nói không với sự phân biệt đối xử này."
Mazzarato nằm trong số hàng trăm người biểu tình ở Trieste, nơi làn sóng phản đối của công nhân cảng đang đe dọa ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại.
Quy định mới tại Italy, quốc gia áp đặt lệnh đóng cửa đầu tiên ở phương Tây, được cho là đặt ra một sức ép với người lao động và sử dụng lao động. Máy quét điện tử có thể đọc mã QR với Green Pass đã được thiết lập ở những khu vực làm việc lớn, chẳng hạn như văn phòng của Thủ tướng Ý Mario Draghi hay trụ sở công ty đường sắt nhà nước Trenitalia.
Còn tại những nơi làm việc nhỏ hơn, từ nhà hàng đến câu lạc bộ quần vợt, người sử dụng lao động phải tải xuống một ứng dụng có thể quét mã. Mặc dù không rõ Italy sẽ thực thi yêu cầu nghiêm ngặt như thế nào, nhưng nỗi sợ hãi về việc bị kiểm tra tại chỗ đã khiến các nhà tuyển dụng phải tuân thủ quy định.
Người lao động quét Thẻ Xanh ở máy trước khi vào văn phòng làm việc tại Trenitalia, ngày 15/10/2021. Ảnh: AP
Các hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động không kiểm tra Thẻ Xanh của nhân viên là từ 400 đến 1.000 euro. Một người lao động không xuất trình Thẻ Xanh tại nơi làm việc được coi là vắng mặt mà không có lý do chính đáng; nếu xuất hiện mà không có Thẻ Xanh hợp lệ, họ có thể bị phạt từ 600 euro - 1.500 euro.
Mục tiêu của yêu cầu nghiêm ngặt nói trên là khuyến khích tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nữa tại Italy, hiện đã vượt 81% dân số trên 12 tuổi tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Và những ngày cuối tuần này, số lượng mũi tiêm đã tăng vọt tới 34% so với đầu tuần.
Nhưng đối với những người không thể hoặc không muốn tiêm vaccine, yêu cầu Thẻ Xanh buộc họ phải xét nghiệm 48 giờ một lần để có thể đi làm. Những người có tình trạng sức khỏe đã được chứng minh là không thể tiêm vaccine được miễn trừ khỏi quy định này.
Tiêm chủng COVID-19 tại Italy. Ảnh: Getty Images
Để hỗ trợ người lao động, một số nhà tuyển dụng đang cung cấp các xét nghiệm miễn phí tại nơi làm việc. Hiện tại, các xét nghiệm nhanh có giá từ 8 euro cho trẻ em đến 15 euro cho người lớn.
Năng lực xét nghiệm từng là "gót chân Achilles" của Italy trong làn sóng dịch đầu tiên. Thống đốc vùng Veneto, Luca Zaia, đã cảnh báo rằng nước này sẽ không thể đáp ứng kịp nhu cầu xét nghiệm mới. Ông đã kêu gọi chính phủ cho phép mọi người trình kết quả từ bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà thay vì phải đến hiệu thuốc để làm xét nghiệm nhanh.
Trong khi đó, những người ủng hộ quy định của chính phủ thì nói rằng yêu cầu nghiêm ngặt về Thẻ Xanh là cần thiết để bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và cho phép nền kinh tế của Italy, vốn đã giảm 8,9% vào năm ngoái, phục hồi hơn nữa.
Biểu tình phản đối Thẻ Xanh ở Turin, Italy ngày 15/10/2021. Ảnh: AP
Cần hiểu rõ hơn là quy định mới không phải là bắt buộc tiêm vaccine hoàn toàn, vì Thẻ Xanh còn chấp nhận xét nghiệm âm tính hoặc bằng chứng đã khỏi bệnh COVID-19. Ở Italy, chỉ những nhân viên chăm sóc sức khỏe mới được yêu cầu bắt buộc tiêm chủng, trong khi giáo viên và quản lý trường học phải có "Thẻ xanh" để làm việc kể từ ngày 1/9.
Tuy nhiên, yêu cầu về Thẻ Xanh lao động của Italy đã chặt hơn tất cả các quốc gia châu Âu khác. Pháp đã áp dụng "Thẻ virus" kể từ mùa Hè để được tiếp cận các hoạt động trong nhà, nhưng không bắt buộc tất cả người lao động phải có để làm việc. Chỉ những người tương tác với công chúng, và một số nhóm cụ thể như nhân viên y tế, chăm sóc người già, nhà tâm lý học, lính cứu hoả... mới phải tiêm phòng bắt buộc.
Ở Hy Lạp, người sử dụng lao động phải duy trì hồ sơ về tình trạng tiêm chủng của nhân viên tại nơi làm việc. Người lao động phải mang theo giấy chứng nhận tiêm chủng có thể được quét bằng ứng dụng của chính phủ hoặc trả tiền để xét nghiệm hàng tuần.
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden vào tháng 9 đã áp đặt các quy tắc sâu rộng bắt buộc tất cả các chủ sử dụng lao động với hơn 100 công nhân phải yêu cầu họ tiêm phòng hoặc xét nghiệm hàng tuần - một quy định ảnh hưởng đến khoảng 80 triệu người Mỹ.
Taliban giao tranh ác liệt với phe kháng chiến, Mỹ cảnh báo nội chiến Tướng Mỹ cảnh báo Afghanistan có nguy cơ xảy ra nội chiến khi cuộc giao tranh giữa Taliban và lực lượng kháng chiến vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các thành viên của lực lượng kháng chiến chống Taliban đứng gác tại một tiền đồn ở Kotal-e Anjuman thuộc huyện Paryan của tỉnh Panjshir vào ngày 23/8, khi Taliban bao vây khu...