Biểu hiện và cách xử trí bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, có thể diễn biến nhanh từ thể nhẹ sang thể nặng không tiên lượng trước được.
Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, người dân không nên chủ quan với SXH.
Khám bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện E. Ảnh: Trần Anh
Biểu hiện của bệnh
Dấu hiệu ở bệnh nhân bị nhẹ: Sốt cao liên tục 39 – 40 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày hoặc kéo dài hơn. Bệnh nhân có hiện tượng đau đầu dữ dội vùng trán, sau đầu; trên cơ thể xuất hiện những nốt phát ban và mẩn đỏ.
Thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Bệnh nhân đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).
Trong trường hợp khi đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu tiểu cầu trong máu hạ thấp, người bệnh cần phải được theo dõi tránh dẫn đến tình trạng xuất huyết trong gây nên các biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân thể nặng nếu không được cứu chữa kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết
Video đang HOT
Giai đoạn 1: Vì triệu chứng điển hình của bệnh này là sốt cao rất giống với các loại sốt virus thông thường, đặc biệt là ở giai đoạn 1 khi người bệnh mới bị mắc nên đa số mọi người thường chủ quan và chỉ điều trị tại nhà. Các biểu hiện ở giai đoạn này đó là sốt cao 39 – 400C liên tục, khó giảm và hay bị đau đầu. Lúc này người bệnh nên đi xét nghiệm dengue NS1 Ag để xem mình có bị mắc SXH hay không, nếu kết quả dương tính cần nhanh chóng điều trị.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, với các triệu chứng nặng như trên, bắt đầu xuất huyết nội tạng, nôn mửa, mất máu, thần kinh yếu và bị choáng, sốt li bì, mê sảng. Thời điểm này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và làm xét nghiệm tiểu cầu.
Giai đoạn 3: Khi đã vượt qua giai đoạn 2 thì đây là thời điểm hồi phục. Các triệu chứng về xuất huyết mất dần, thể trạng khỏe mạnh lên, tiểu cầu tăng và tiêu hóa ổn định trở lại.
Đi khám ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh
Đến nay, bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh do virus dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh SXH lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh SXH như tránh muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt bọ gậy muỗi, lăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi; đồng thời thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Người dân tuyệt đối không tự theo dõi và truyền dịch tại nhà, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc điều trị càng thận trọng, cần làm theo hướng dẫn của thầy thuốc. Việc điều trị sốt SXH phải tuân theo phác đồ điều trị được áp dụng trong các cơ sở y tế.
Bị sốt xuất huyết: Nên và không nên uống thuốc gì?
Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết, bạn phải sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
Trẻ em bị sốt xuất huyết. Ảnh minh họa ST
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây nên, với bệnh cảnh là sốt cao liên tục, kéo dài trong vòng từ 2 đến 7 ngày, có biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thức khác nhau, tiểu cầu hạ, nặng hơn có thể dẫn tới sốc, nguy hiểm tới tính mạng.
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh sốt xuất huyết không dẫn tới dị dạng thai nhi. Tuy nhiên ở những trường hợp sốt xuất huyết nặng sẽ có nguy cơn sẩy thai hoặc đẻ non. Ảnh minh họa Boldsky
Đối với phụ nữ mang thai, nếu bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng thì có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non, do đó càng cần phải có chỉ định của bác sỹ mới được dùng thuốc.
Nếu bị sốt xuất huyết, bạn có thể sử dụng Paracetamol. Dù Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao và/ hoặc dùng lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc).
Bác sỹ khuyên người bệnh chỉ nên dùng Paracetamol khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên liều dùng như thế nào phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh hoạ Boldsky
Còn khi dùng với liều điều trị được bác sĩ chỉ định trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì Paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Tuyệt đối không dùng các thuốc hạ sốt có chứa Aspirin vì khi bị sốt xuất huyết uống aspirin sẽ gây chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được nhất là xuất huyết đường tiêu hóa. Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.
Tuyệt đối không dùng Aspirin vì Aspirin làm tăng độ acid vốn thấp ở dạ dày trẻ, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa. Ảnh minh hoạ Boldsky
Đặc biệt đối với trẻ em, tuyệt đối không được dùng thuốc có chứa Aspirin vì Aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (hội chứng gây phù não và suy gan nhiễm mỡ). Ngoài ra Aspirin làm tăng độ acid vốn thấp ở dạ dày trẻ, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Người bệnh sốt xuất huyết rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống - uống oresol bù chất điện giải. Ảnh minh hoạ Boldsky
Người bị sốt xuất huyết rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống - uống oresol bù chất điện giải.
Không dùng kháng sinh khi bị sốt xuất huyết do dễ gây tai biến. Ảnh minh họa Boldsky
Khi bị sốt xuất huyết, bạn không nên dùng kháng sinh. Bởi kháng sinh tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virus bằng cách thực bào nhưng lại làm cho virus phát triển nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.
10 điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức đúng về căn bệnh này dẫn đến những hậu quả khôn lường về tính mạng. Dưới đây là 10 điều bác sĩ khuyến cáo mọi người cần biết để nhận diện và điều...