Biểu dương gia đình học tập, dòng họ học tập tiêu biểu
Những năm qua, cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và Hội Khuyến học (KH) huyện Châu Thành quan tâm phát động rộng rãi và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng thực hiện. Qua đó, góp phần tạo môi trường học tập rộng khắp trên địa bàn huyện.
Chủ tịch Hội KH huyện Châu Thành Bùi Quang Hồng cho biết: những năm qua, Hội KH huyện phối hợp chặt chẽ các tổ chức, đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập. Ngoài ra, Hội KH xã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học đến trường. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học giữa chừng đều giảm; tỷ lệ học sinh giỏi, tốt nghiệp THCS, THPT, trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tăng dần qua từng năm học.
Thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, giai đoạn 2013-2018, Hội KH huyện Châu Thành phối hợp các ban, ngành, đoàn thể đã kịp thời khen thưởng, biểu dương các gương điển hình tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài; chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, chung tay xây dựng một xã hội học tập. Đồng thời, không ngừng củng cố các quỹ KH để hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn được đến trường… Đến nay, toàn huyện Châu Thành có 17.237 gia đình học tập (chiếm 40,3% gia đình văn hóa) và 28 dòng họ học tập, nổi bật là thị trấn An Châu và các xã: Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Thành, An Hòa…
Tặng học phẩm cho học sinh nghèo đầu năm học
Để đạt được các danh hiệu nói trên phải dựa vào thành tựu xây dựng các gia đình học tập trong từng địa phương, đơn vị, với những “ngọn cờ” tiêu biểu như: gia đình ông Lê Hoàng Sơn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành); gia đình ông Phan Thành Nghiêm (ngụ ấp Vĩnh Hòa B, xã Cần Đăng); gia đình bà Bùi Thị Thu Trúc (ngụ ấp Bình An 2, xã An Hòa)… Ông Phan Thành Nghiêm chia sẻ: “Gia đình xuất thân từ nông dân nên vợ chồng tôi thường xuyên động viên, nhắc nhở 3 đứa con cố gắng học tập để có cái nghề nuôi sống bản thân. Đáp lại sự mong mỏi đó, các con tôi đều nỗ lực học hành. Đến nay, 2 đứa lớn đã có công việc ổn định, con gái út vào học lớp 9, với thành tích học tập tốt”.
Phát huy truyền thống hiếu học của gia đình và dòng họ, huyện Châu Thành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học gắn liền với xây dựng ấp, gia đình văn hóa, nhất là chú trọng phát triển phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học cộng đồng, dân cư. Qua đó, góp phần gắn kết được 3 môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội, đáp ứng nhu cầu của giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời của cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Hồ Trường Huấn nhấn mạnh: thời gian tới, Hội KH phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp trong huyện tăng cường tuyên truyền, kịp thời khen thưởng, biểu dương các gương điển hình trong phong trào KH; chú trọng phát triển phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ học tập sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời, củng cố, xây dựng quỹ KH, mở rộng các hình thức học tập khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, để mỗi gia đình, dòng họ cùng chung tay xây dựng xã hội học tập…
Video đang HOT
Bài, ảnh: L.H
Theo baoangiang
Nghệ An: Cánh cửa đại học đang dần "khép" lại với cô nữ sinh nghèo hiếu học
Đạt 26,5 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua nhưng chỉ vì một chữ "nghèo", mẹ đẻ ốm đau, bệnh tật, cô nữ sinh ngoan hiền, chăm chỉ đến từ vùng đất Nghi Lộc, Nghệ An có thể sẽ phải tạm gác lại giấc mơ giảng đường đại học.
Ngôi nhà nhỏ đang dần xuống cấp của hai mẹ con Ngọc có hoàn cảnh rất khó khăn
Những ngày qua, đến xóm nhỏ ở xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), người ta sẽ được nghe kể câu chuyện về em Trần Thị Hồng Ngọc (SN 2001, học sinh lớp 12C1, trường THPT Nghi Lộc 4). Ngọc thi được điểm cao và đậu vào khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn với tổng số điểm 26,5 (tính cả điểm ưu tiên). Trong đó, môn Ngữ Văn đạt 9,25 điểm, môn Lịch sử được 7,75 và môn Địa Lý đạt 8,75 điểm. Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa đang háo hức chuẩn bị tư trang nhập học thì cô nữ sinh đến từ vùng đất Nghệ An hiếu học lại thấp thỏm nỗi lo chưa có lời giải cho riêng mình: rồi đây sẽ lấy tiền đâu để ăn học?
Gia đình Ngọc chỉ có hai mẹ con, bữa rau bữa cháo nương tựa vào nhau sống qua ngày. Vốn đã khó khăn, một biến cố lớn còn ập đến với gia đình em khi năm 1985, Bà Trần Thị Hạt (57 tuổi, mẹ của Ngọc) tham gia lao động đoàn xã và bị cây đè trúng, buộc phải chặt bỏ cánh tay trái. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, 3 năm trước, bà Hạt lại bị mắc chứng bệnh ung thư tuyến giáp, bệnh tình ngày một trở nặng nên tháng nào cũng phải vay mượn tiền để đi bệnh viện chữa trị.
Vượt lên hoàn cảnh éo le, bi đát của mình, trong suốt 12 năm học, Ngọc luôn là học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt, Ngọc học giỏi đều tất cả các môn từ khối A cho đến khối C. Khi bước vào cấp 3, Ngọc đã hướng cho mình theo học khối C. Và rồi, hạnh phúc vỡ òa khi em nhận được kết quả trúng tuyển vào ngôi trường đại học mà em từng mơ ước.
Cầm giấy báo nhập học trong tay, Ngọc lại thấp thỏm nỗi lo "rồi đây sẽ lấy tiền đâu để ăn học"?
Nhưng niềm vui ấy chẳng thể trọn vẹn khi đến ngày nhập học, em không có tiền để đặt chân đến mảnh đất thủ đô vốn dĩ chi phí đã đắt đỏ, trong khi mẹ lại đang mang trọng bệnh cần tiền chữa trị thường xuyên. Nghĩ đến tương lai mờ mịt của mình, Ngọc nghẹn lời và tuôn trào nước mắt:
"Mẹ em bệnh nặng, tháng nào cũng phải đi viện điều trị, nhà thì không có tiền. Giờ em mà đi học nữa thì thật không biết xoay xở vào đâu. Có lẽ em sẽ đi làm thuê, kiếm tạm việc để có tiền cho mẹ chữa bệnh, sau em đi học lại cũng chưa muộn".
Ngoài việc học giỏi, Ngọc thường phụ mẹ việc nhà, mẹ con động viên nhau sống tốt
Bà Trần Thị Hạt (mẹ của Ngọc) cho biết, biết con đậu điểm cao trong kỳ thi vừa rồi, xóm làng ai cũng mừng cho mẹ con nhưng đó là nỗi lo dài của cả hai ở phía trước.
"Tôi làm mẹ đơn thân, một mình nuôi con từ nhỏ. Hoàn cảnh khó khăn, con thiệt thòi nhiều so với bạn bè nó. Tôi chỉ biết tự động viên mình cố gắng làm lụng nuôi con ăn học. Giờ lại mắc bệnh, không biết sắp tới có lo nổi cho con ăn học tiếp không nữa, từ bỏ ước mơ của con thì thấy có lỗi với con lắm", bà Hạt rưng rưng.
Còn đó những nỗi lo dài của mẹ con ở phía trước.
Cô Nguyễn Thị Nhàn (Giáo viên chủ nhiệm của em Ngọc) cho biết, Ngọc là một học sinh ngoan ngoãn, học giỏi. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em vẫn luôn nỗ lực cố gắng vươn lên. Ngoài việc là học sinh giỏi, Ngọc còn rất hòa đồng và năng nổ trong các hoạt động của trường, lớp.
"Mỗi lần biết điểm và nhận giấy báo nhập học, em đều gọi báo cho tôi. Em vừa khóc vừa nói có lẽ phải dừng việc học vì hoàn cảnh không cho phép, em phải cất giấy báo này trong tủ làm kỷ niệm thôi. Nghe đến đó, cô trò lại rơi nước mắt", cô Nhàn chia sẻ.
Bà Hạt mất một cánh tay lại bị mắc bệnh tình ngày một nặng khiến cuộc sống của mẹ con cô nữ sinh rất khó khăn
Thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng trường THPT Nghi Lộc 4 cho biết, hiện phía nhà trường đang tập trung kêu gọi sự hỗ trợ của các tập thể, cá nhân, các mạnh thường quân giúp đỡ một trường hợp học sinh học giỏi nhưng vì nhà nghèo nên không thể đi học đại học. Biết tin em Ngọc đạt điểm cao nhưng sẽ không đi học vì không có tiền, rất đông các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong nhà trường đã đến hỏi thăm, động viên chia sẻ.
"Trước mắt nhà trường đến hỏi thăm, động viên em Ngọc và gửi chút quà nhỏ của trường để động viên em ấy đi nhập học. Phía nhà trường sẽ cố gắng liên hệ kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ để giúp em có tiền nhập học. Với một học sinh giỏi như em Ngọc mà phải dừng lại ước mơ của mình thì thật đáng tiếc cho tương lai của em. Hy vọng sự chung tay của tất cả mọi người sẽ giúp em Ngọc tiếp tục theo đuổi việc học, viết tiếp ước mơ...", thầy Nguyễn Văn Phương chia sẻ.
Mọi sự quan tâm, giúp đỡ để em Trần Thị Hồng Ngọc có thể tiếp tục đến với cánh cửa của giảng đường đại học, có thể liên hệ qua số điện thoại:
0834.841.410 (em Ngọc) hoặc 0843.034.174 (bà Hạt - mẹ của em Ngọc)
Trần Phong
Theo congluan.vn
Bố vừa mất, mẹ bị ung thư, nữ sinh nghèo Hà Tĩnh nuốt nước mắt trước cánh cửa Đại học Dược Hà Nội Trúng tuyển vào Trường Đại học Dược Hà Nội với số điểm 25,45 nhưng em Hồ Thị Thủy (thôn Hòa Lạc, xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đành nuốt nước mắt và đang cố "quên" ước mơ giảng đường khi bố vừa qua đời, mẹ đang chống chọi với bệnh ung thư giai đoạn cuối. Chỉ sau mấy tháng trời chống...