‘Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu’

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực

Sáng 18/12, các đại biểu tham dự hội thảo về “ xã hội hóa giáo dục” khẳng định, cần phải để cho toàn xã hội làm giáo dục, tất cả cho giáo dục và giáo dục cho mọi người. Xã hội hóa giáo dục bao hàm cả xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người đối với lĩnh vực trồng người.

Đại biểu Thái Xuân Đào cho rằng, cộng đồng phải coi việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của địa phương chứ không phải của riêng ngành giáo dục. Cần phải xã hội hóa để tạo cơ hội cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, suốt đời, khuyến khích và tạo điều kiện để cả xã hội tham gia phát triển giáo dục.

Để làm được điều này, PGS Lê Hồng Sơn (Hội Khuyến học Việt Nam) đề xuất, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa loại hình trường, lớp và các hình thức giáo dục. Một giải pháp hữu hiệu và quan trọng để thực hiện xã hội hóa giáo dục là tổ chức đại hội giáo dục.

“Đây là hội nghị dân chủ của cộng đồng dân cư bàn về giáo dục, tổ chức ở từng cấp chính quyền, với sự tham gia của người dân”, PGS Sơn nói và cho rằng, đại hội sẽ đánh giá tình hình phát triển giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch và phát triển giáo dục. Ngoài ra, đại hội cần bầu ra Hội đồng giáo dục địa phương, gồm đại diện người dân, tổ chức đoàn thể, lãnh đạo ban ngành…

Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu - Hình 1

Cả xã hội cần quan tâm đến giáo dục bởi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Ảnh minh họa: AT.

Theo ông Sơn, đại hội giáo dục huy động được sự tham gia dân chủ và của toàn dân vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo mang đặc thù địa phương và phát huy được sự đóng góp của nhân dân vào phát triển, xây dựng xã hội học tập. “Có thể xem đạo hội giáo dục như một hội nghị Diên Hồng của địa phương bàn về giáo dục”, PGS Sơn nói.

Còn PGS Đặng Quốc Bảo thông tin, xã hội hóa giáo dục đã huy động nguồn tài chính trong và ngoài nước để phát triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, trợ giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Xã hội hóa giáo dục làm tăng ngân sách của giáo dục ước tính 25 – 30% tổng số ngân sách Nhà nước. Nhờ xã hội hóa mà 76 – 80% số cháu nhà trẻ, 60% mẫu giáo, 0,4% tiểu học, hơn 2% THCS, 30% THPT, 21% sinh viên được học trong các trường ngoài công lập.

Video đang HOT

Theo PGS Bảo, giáo dục được cho là quốc sách hàng đầu nhưng thực tế thì chưa được như thế. Ông Lý Quang Diệu từng tâm sự với các nhà lãnh đạo Việt Nam “có thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế”. Thế nhưng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, một nguồn vốn rất lớn đang trong tình trạng “vốn chôn” trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực…

“Không thể coi việc tiếp tục mở thêm trường ngoài công lập, có thêm các hình thức thu từ người học, phụ huynh là việc làm bình thường của xã hội hóa giáo dục. Cách làm này chỉ phù hợp với những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21″, PGS Bảo nói.

Theo vị giáo già, trong bất cứ trường hợp nào, mở thêm một trường học là bớt đi một nhà tù, trừ các nhà trường đội lốt, trá hình cho âm mưu trục lợi bất chính. Vì vậy, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển trường ngoài công lập để bất cứ học sinh, sinh viên nào học trường ngoài công lập đều được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ nhà nước, bởi nhà nước có trách nhiệm cung ứng dịch vụ giáo dục cho họ. Khi nhà nước không có khả năng lo chỗ học cho học sinh hoặc họ không chọn dịch vụ cung ứng từ nhà nước thì họ vẫn phải được hưởng quyền lợi trên.

“Khi nào tạo nên sự cộng hưởng ba trạng tháng: Tổ chức nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của các mạng lưới đoàn thể xã hội phục vụ cho mục tiêu xã hội hóa giáo dục, lúc đó xã hội hóa giáo dục sẽ phát triển bền vững chứ không ăn đong như hiện nay”, PGS Bảo nhận xét.

Hoàng Thùy

Theo VNE

Tham nhũng giáo dục núp vỏ xã hội hóa

Từ tiền tưới cây, thuê bảo vệ, quét rác, xây bể bơi, mua điều hoà, đến... cái chổi quét lớp, cũng yêu cầu phụ huynh "xã hội hóa"!

Tại hội thảo về xã hội hoá giáo dục ngày 18/12, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng hình thức này đã xuất hiện nhiều biến tướng.

Cố tình hiểu nhầm xã hội hóa

Theo TS.Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, xã hội hoá là sự chuyển đổi từ chỗ chỉ dựa vào Nhà nước bao cấp hoàn toàn sang việc huy động nguồn lực trong dân để "cởi trói" cho giáo dục.

Tuy nhiên, trong quá trình huy động đóng góp tiền của dân đã dẫn đến nhiều hệ luỵ tiêu cực, mà những quốc gia tham gia viện trợ cho giáo dục Việt Nam, thời gian qua đã gọi chỉ danh là "tham nhũng trong giáo dục".

Ông Lâm dẫn chứng bằng số liệu khảo sát gần đây của Công ty Tư vấn Quản lý và chuyến đổi tổ chức thực hiện ở 3 lĩnh vực giáo dục có thể xã hội hoá bao gồm: tuyển sinh đầu cấp, các khoản thu phí và dạy thêm học thêm.

Theo đó, có khoảng 20% số học sinh hiện đang học trái tuyến. Tỷ lệ này cao nhất tại các thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Lý do phụ huynh "quyết tâm" cho con học trái tuyến là: chọn trường công, chất lượng đào tạo tốt, gần nhà và chi phí phù hợp...

Trong đó, hầu hết nhà trường, phụ huynh được khảo sát đều thừa nhận học sinh phải đóng góp nhiều khoản phí khác nhau dưới danh nghĩa "tự nguyện - xã hội hoá".

Tham nhũng giáo dục núp vỏ xã hội hóa - Hình 1

Dưới "chiêu" xã hội hóa, lãnh đạo nhà trường này đã "ép" phụ huynh đóng tiền xây bể bơi (Ảnh minh họa: Dân Việt)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Việc học thêm xuất hiện ở hầu hết các trường. Trong đó, do nhà trường tổ chức chiếm 40%, do thầy cô dạy thêm riêng 49%, do cơ quan ngoài tổ chức 36%. Mức tiền chi cho việc học thêm hàng tháng trung bình là 470.000 đồng/ học sinh/ tháng.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng nhận định: "Nhiều người đang cố tình hiểu nhầm bản chất của xã hội hoá giáo dục. Theo họ, xã hội hoá giáo dục chỉ là: phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập có thể tự chủ tài chính và dân phải góp các khoản tiền để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất".

Chính việc hiểu sai bản chất dẫn đến xã hội hoá bị lợi dụng: "Nhiều nơi kêu gọi phụ huynh "xã hội hoá" từ tiền tưới cây, thuê bảo vệ, quét rác, xây bể bơi, mua điều hoà, đến... cái chổi quét lớp. Nguyên tắc tự nguyện bị lấp liếm dưới vỏ bọc Hội phụ huynh, như thế là trái luật. Xã hội hoá không chỉ là thu tiền", GS Dong nói.

Chi cho giáo dục chiếm hơn 30% thu nhập

Nhiều ý kiến cho rằng, mặt trái của xã hội hoá giáo dục còn khiến người nghèo đang khó tiếp cận hơn với các dịch vụ phúc lợi trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu của TS. Dương Việt Anh, Trung tâm Hội nhập và Phát triển về "sự tiếp cận các dịch vụ giáo dục của người nghèo ở nông thôn trong bối cảnh xã hội hoá" cho thấy: Gần 95% học sinh đang theo học tại các trường dân lập ở nông thôn là con em các hộ nông dân và phần lớn là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tham nhũng giáo dục núp vỏ xã hội hóa - Hình 2

Người nghèo đang ngày càng khó tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao (Ảnh minh họa)

Theo đó, người nghèo đang chịu rào cản lớn hơn về học phí và phụ phí nếu so với 5 năm trước. Cụ thể, khi xã hội hoá giáo dục, các khoản phụ phí và học phí ngày càng tăng khiến khoản chi cho giáo dục của mỗi gia đình phải chiếm hơn 30% thu nhập, điều này hạn chế các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ giáo dục chất lượng cao.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục đề xuất cần xây dựng một cơ chế bảo đảm cho học sinh nghèo có thể tiếp cận với dịch vụ giáo dục tốt nhất ở mọi hoàn cảnh. Làm thế nào để ngay cả khi học ở trường dân lập hay công lập học sinh cũng có thể được hưởng các chính sách phúc lợi giáo dục của Nhà nước.

Từ đây, ông Bảo đưa ra giải pháp xây dựng quỹ "phát triển giáo dục". "Nên ban hành các sắc thuế đặc biệt đánh vào các loại hàng xa xỉ như thuốc lá, rượu, các cửa hàng sang trọng, dịch vụ cao cấp... Tiền thuế này sẽ được chuyển về quỹ "phát triển giáo dục" nhằm đầu tư mạnh hơn và có chiều sâu hơn cho hệ thống giáo dục bền vững", ông Bảo nói.

Tuyết Mai (Khampha.vn)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vũ Văn Lịch khóc nức nở, khai cướp ngân hàng VietinBank để được đi tùVũ Văn Lịch khóc nức nở, khai cướp ngân hàng VietinBank để được đi tù
15:41:40 23/04/2025
Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo HyunLộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun
15:22:47 23/04/2025
Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hayCon trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay
15:19:53 23/04/2025
Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?
14:30:56 23/04/2025
Hot: Hai "nam thần" U23 Việt Nam lứa Thường Châu công khai bạn gái, hai nàng WAG chạm mặt, đàng trai có hành động gây đỏ mặtHot: Hai "nam thần" U23 Việt Nam lứa Thường Châu công khai bạn gái, hai nàng WAG chạm mặt, đàng trai có hành động gây đỏ mặt
16:18:25 23/04/2025
Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng vángBị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng
16:27:00 23/04/2025
Manh mối hé lộ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớnManh mối hé lộ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn
16:02:34 23/04/2025
Hoa hậu Việt 'trả lại' vương miện ngay giây phút đăng quang giờ ra sao?Hoa hậu Việt 'trả lại' vương miện ngay giây phút đăng quang giờ ra sao?
15:10:40 23/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bến Tre: Người đàn ông chửi bới tại bệnh viện, đăng clip lên mạng xã hội

Bến Tre: Người đàn ông chửi bới tại bệnh viện, đăng clip lên mạng xã hội

Tin nổi bật

20:12:25 23/04/2025
Người đàn ông lớn tiếng chửi bới giữa Khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Biết tin con dâu thất nghiệp, mẹ chồng tức tốc vượt 400 cây số đến thăm và đưa tặng món đồ khiến tôi bật khóc

Biết tin con dâu thất nghiệp, mẹ chồng tức tốc vượt 400 cây số đến thăm và đưa tặng món đồ khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

20:09:20 23/04/2025
Trong khi tôi luôn cố giữ khoảng cách với mẹ chồng, thì bà lại tìm cách lại gần tôi, ấm áp như mẹ ruột. Lấy chồng 3 năm rồi nhưng tôi vẫn chưa muốn về nhà chồng ở.
Nữ thần Vpop đẹp "át vía" cả dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam, lộ quá khứ "động trời" liên quan đến Hương Giang

Nữ thần Vpop đẹp "át vía" cả dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam, lộ quá khứ "động trời" liên quan đến Hương Giang

Nhạc việt

20:05:21 23/04/2025
Diện lên mình bộ đầm đen cúp ngực, nhấn nhá với thiết kế tay bồng lạ mắt, Bùi Lan Hương toả ra khí chất như minh tinh điện ảnh Trung Quốc ở thế kỷ trước, càng ngắm càng mê mẩn.
Vinicius tự dập tắt giấc mộng Saudi Arabia

Vinicius tự dập tắt giấc mộng Saudi Arabia

Sao thể thao

20:04:40 23/04/2025
Dù nhận được lời đề nghị hấp dẫn từ các CLB Saudi Arabia, nhưng chân sút Vinicius Junior vẫn quyết định ở lại Real Madrid và sẽ sớm ký hợp đồng gia hạn.
1 triệu lượt xem clip 18s Xuân Hinh diễn 1 vai không lời: Chỉ cười và nháy mắt nhưng được ví như nam thần

1 triệu lượt xem clip 18s Xuân Hinh diễn 1 vai không lời: Chỉ cười và nháy mắt nhưng được ví như nam thần

Sao việt

20:00:10 23/04/2025
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Vua hài đất Bắc Xuân Hinh đã chia sẻ lại đoạn video dài khoảng 18 giây ghi lại khoảnh khắc ông đu trend nụ cười Kim Seon Ho đang gây sốt khắp cõi mạng.
Nhan sắc tựa nàng thơ của cô gái 17 tuổi đóng phim Victor Vũ

Nhan sắc tựa nàng thơ của cô gái 17 tuổi đóng phim Victor Vũ

Hậu trường phim

19:51:53 23/04/2025
Đoàn Minh Anh - nữ diễn viên 17 tuổi gây chú ý khi được đạo diễn Victor Vũ giao vai Nga trong phim Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu .
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Thế giới

19:35:10 23/04/2025
Bà cho biết thị trường lao động hiện đang vững chắc và nhìn chung cân bằng, nhưng tiến triển trong việc kiểm soát lạm phát đã chậm lại và lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2% của Fed.
Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?

Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?

Netizen

18:49:06 23/04/2025
Eve Jobs không chỉ nổi tiếng với danh xưng con gái của Steve Jobs - huyền thoại sáng lập Apple, mà còn là một người mẫu kiêm vận động viên cưỡi ngựa đầy tài năng, là người dẫn đầu thế hệ it girl mới tại Mỹ trong những năm đầu gần đây.
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?

Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?

Tv show

18:34:32 23/04/2025
Gia Khiêm lên tiếng chia sẻ về lý do tham gia chương trình Tân binh toàn năng. Nam ca sĩ thừa nhận vì muốn thoát khỏi hình ảnh nhí trước đây, thực hiện theo đuổi đam mê âm nhạc.
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Sức khỏe

18:17:44 23/04/2025
Ngoài ra, điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng bao gồm việc theo dõi và quản lý các biến chứng liên quan, như theo dõi sự phát triển, kiểm soát cân nặng và sàng lọc ung thư.
Từng trải qua bi kịch gia đình, người phụ nữ 56 tuổi sống một mình và khiến triệu người ngưỡng mộ với căn nhà nhỏ ấm cúng, đầy sức sống

Từng trải qua bi kịch gia đình, người phụ nữ 56 tuổi sống một mình và khiến triệu người ngưỡng mộ với căn nhà nhỏ ấm cúng, đầy sức sống

Sáng tạo

17:52:49 23/04/2025
Giờ đây, ở tuổi 56, bà sống một mình, cải tạo lại tổ ấm chỉ rộng 58m thành không gian yên bình và đầy cảm hứng. Hành trình này đã chạm đến trái tim hàng triệu người.