Biết là trường ĐH ‘ma’, học viên vẫn xin xác nhận tốt nghiệp
Dù Trường ĐH Irvine (Hoa Kỳ) bị xếp vào nhóm trường ĐH không được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận văn bằng, nhưng gần đây học viên vẫn quay trở về đơn vị liên kết đào tạo xin xác nhận tốt nghiệp.
Trường đại học rút kinh nghiệm gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh chưa tốt nghiệp
Trường đại học nào mở nhiều ngành mới, tuyển sinh ngành Tôn giáo học?
Trường ĐH Irvine (Hoa Kỳ) đã từng liên kết đào tạo với Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội. Dù chương trình đào tạo liên kết này đã bị chấm dứt từ năm 2008 do không đảm bảo chất lượng nhưng gần đây vẫn có học viên (khóa 2007-2009) quay lại Khoa Quản trị và Kinh doanh xin giấy xác nhận đã tốt nghiệp chương trình đào tạo liên kết này.
Theo giải thích của Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội thì đây là một chương trình đào tạo đã được ĐH Quốc gia Hà Nội cho phép thực hiện. Thời gian đầu chương trình không đòi hỏi học viên phải có bằng tiếng Anh, nhưng sau khi có kiện cáo, thanh tra thì chương trình đòi hỏi học viên phải có bằng tiếng Anh mới được tốt nghiệp.
Nhiều học viên sau khi bổ sung được bằng tiếng Anh lại có nhu cầu về khoa xin giấy xác nhận tốt nghiệp. Họ đều là những người học thật, nên khoa xác nhận tốt nghiệp cho họ trên cơ sở bảng điểm, luận văn của họ lưu trữ tại trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết việc đơn vị liên kết đào tạo phía Việt Nam (Khoa quản trị và Kinh doanh) xác nhận cho học viên đã theo học nếu nội dung xác nhận đúng với thực tế quá trình đào tạo để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học viên thì không trái với quy định của pháp luật.
Cục Quản lý chất lượng cũng khẳng định giấy xác nhận tốt nghiệp của Khoa Qản trị và Kinh doanh không có giá trị pháp lý thay cho bằng tốt nghiệp.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng lý giải, trường ĐH Irvine, Hoa Kỳ là cơ sở giáo dục không được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Hoa Kỳ cho phép đào tạo, cấp bằng thạc sĩ và không được tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT không công nhận văn bằng thạc sĩ của Trường ĐH Irvine cấp theo chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Irvine và Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội. Điều này được căn cứ trên quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành năm 2007 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trước đó, vào năm 2010, báo chí Việt Nam đã đặt câu hỏi về chất lượng của nhiều trường ĐH nước ngoài đang liên kết với các cơ sở đào tạo ở Việt Nam.
Trong đó có đề cập đến việc liên kết giữa Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội và trường ĐH Irvine (Hoa Kỳ). ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chính thức dừng chương trình liên kết đào tạo này từ năm 2008.
ĐH Kinh tế tuyển thẳng thí sinh thi 'Đường lên đỉnh Olympia'
ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tuyển thẳng thí sinh là thành viên cuộc thi tháng của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" cùng một số điều kiện kèm theo.
Năm 2020, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tuyển sinh 6 chương trình đào tạo chính quy do trường cấp bằng, gồm: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế và Kinh tế phát triển.
5 tổ hợp xét tuyển của trường là A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh), D09 (Toán, tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên) và D10 (Toán, tiếng Anh, Địa lý).
Trường tuyển sinh theo 5 phương thức là xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020; xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; xét tuyển SAT, ACT; xét tuyển A-Level; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Điểm mới trong đề án tuyển sinh năm nay là học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào ĐH Kinh tế Hà Nội.
Theo đó, thí sinh hệ không chuyên khi xét tuyển bằng phương thức này phải có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí như: từng đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh hỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội; hoặc từng đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm.
Nếu không đáp ứng 2 tiêu chí trên, thí sinh vẫn có thể đăng ký xét tuyển khi có điểm trung bình học tập chung (5 học kỳ) từ 8.5 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (trong 5 học kỳ) đạt từ 9.0 trở lên.
Bên cạnh đó, ĐH Kinh tế Hà Nội cũng bổ sung thêm tiêu chí cho phương thức xét tuyển thẳng học sinh THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và THPT chuyên cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Thí sinh là học sinh THPT chuyên khi xét tuyển phải có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và có điểm trung bình học tập mỗi học kỳ (trong 5 học kỳ) đạt từ 8.0 trở lên. Điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (trong 5 học kỳ) của thí sinh phải đạt từ 8.0 trở lên.
Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển ở 2 phương thức tuyển thẳng và xét tuyển hệ học sinh không chuyên, học sinh THPT chuyên vào ĐH Kinh tế Hà Nội phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Năm 2020, ĐH Kinh tế Hà Nội xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36. Trong đó, các điểm thành phần môn Toán đạt tối thiểu 35/60 và môn Khoa học tối thiểu 22/40.
Thí sinh có hạnh điểm 3 năm học THPT, có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của nhà trường được xét tuyển thẳng vào ĐH Kinh tế khi đáp ứng một trong các tiêu chí.sau:
Thứ nhất, thí sinh là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.
Thứ hai, thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán, Vật lý, Tiếng anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 8,0 trở lên.
Năm 2020, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN xét tuyển theo 5 phương thức Năm 2020, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tuyển sinh 6 ngành đào tạo và sử dụng 5 phương thức để xét tuyển. 6 ngành đào tạo của trường bao gồm Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế và Kinh tế phát triển. Sử dụng 5 phương thức xét tuyển Cụ thể,...