Biết điểm rồi, cao hay thấp thì vẫn phải nỗ lực bước tiếp nhé team 2000 ơi!
Sau hôm nay, tất cả chúng ta rồi sẽ bước đến những con đường khác nhau. Dù cuộc đời bắt bạn lựa chọn điều gì thì hãy luôn vững bước đến trạm cuối thành công và hạnh phúc nhé!
Hôm nay, hơn 1 triệu sĩ tử cả nước đã có kết quả của kì thi THPT Quốc gia 2018. Sau hôm nay, mỗi người sẽ phải lựa chọn cho mình một con đường khác nhau. Đó là thể là trường Đại học, là trường Cao đẳng, là đi du học hoặc bước thẳng vào trường đời.
Rất nhiều người có lẽ đã vỡ oà ra trong sung sướng và hạnh phúc vì những cố gắng và nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng. Có người sẽ tiếc nuối vì đã bỏ lỡ quyền cho bản thân được có nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội hơn. Có người dù kết quả không cao nhưng chấp nhận rằng mình đã cố hết sức. Giờ đây, dù kết quả thế nào, bạn không thể thay đổi được nó nữa. Quan trọng là, hãy chuẩn bị thật tốt để bước tiếp với lựa chọn, với con đường tương lai của mình.
Dù thế nào, hãy mạnh mẽ và vững vàng nhé!
Đừng nhớ điểm đại học bao nhiêu, hãy nhớ mình đã mạnh mẽ để bắt đầu chẳng đường khó khăn này thế nào!
Ừ thì điểm thấp một chút nên chúng ta phải vất vả, phải cố gắng, phải nỗ lực hơn nhiều chút. Cuối cùng thì, ai rồi cũng sẽ đến được ga cuối thôi!
Thực tế cuộc sống khắc nghiệt hơn điểm ĐH rất nhiều. Cố gắng để ngày mai không tồi tệ là giỏi rồi chứ ngày mai có tươi sáng hay không thì khó nói lắm!
Đại học không đảm bảo cho ai bất cứ thứ gì cả. Đừng kì vọng cũng đừng thất vọng. Hãy cố gắng thích nghi và chấp nhận sống chung với những thứ mà mình đã chọn nhé!
Đường dài mới biết ngựa hay, 30 chưa phải là Tết. Đừng so sánh hay hơn thua bản thân mình với ai cả. Chỉ cần cố gắng tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua là được rồi!
Không bận học nữa thì hãy giành thời gian tự hỏi mình muốn gì, cần gì thì sẽ biết nên làm gì tiếp theo thôi!
Video đang HOT
Không ai chấm điểm nữa nên hãy tự giải bài toán của cuộc đời mình, theo cách riêng của mình đi nhé!
Chúng ta rồi sẽ ổn thôi!
Theo Helino
Điểm thi Lịch sử thấp: "Tôi thấy mừng vì đó là thực chất"
"Điểm thi môn Lịch sử quá thấp là nỗi đau của ngành Giáo dục nhưng tôi thấy mừng vì đó là thực chất, còn hơn "mưa" điểm 10 mà không đánh giá đúng năng lực thực tế". Đó là nhận xét của GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chủ biên Chương trình môn Lịch sử mới), về điểm thi môn Lịch sử, kì thi THPT quốc gia 2018.
Đề thi đã đổi mới
Chiều 11/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi môn Lịch sử kì thi THPT quốc gia 2018. Với phổ điểm trung bình chỉ khoảng 3,79 điểm cho môn Lịch sử, ông nhận định gì?
Tôi thấy kết quả như thế là thấp. Với kết quả thi thấp như vậy, xã hội lo ngại, người làm giáo dục cũng lo ngại về giáo dục trong nhà trường.
Cùng với Lịch sử, tôi cho rằng cả môn Ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Sở dĩ tôi nói vậy bởi ở môn Ngoại ngữ, thế hệ học sinh phổ thông năm nay, trung bình chỉ có khoảng 40% học sinh có điểm trên 5. Cùng với môn Lịch sử có điểm thi cũng rất thấp, tôi cho rằng đó là sự cảnh báo nghiêm khắc bởi hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và xã hội quan tâm đến là hoàn toàn chính đáng.
Ngành giáo dục, trực tiếp là nhà trường và các thầy cô, trong đó có bản thân tôi, phải chịu trách nhiệm về điều này, đồng thời cần có giải pháp lâu dài và đúng đắn.
GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chủ biên Chương trình môn Lịch sử mới. (Ảnh: Thảo Phạm).
Theo ông, kết quả điểm thi môn Lịch sử quá thấp như trên thể hiện điều gì? Do đề thi quá khó hay vì lý do gì khác?
Về đề thi, tôi đã theo dõi trên Dân trí và đọc gần hết mã đề thi môn Lịch sử năm nay, về cả câu hỏi và cả đáp án thì thấy, đề thi năm nay đảm bảo chất lượng, khoa học cả về nội dung và hình thức cũng như về cách ra đề. Khác với những năm khác, đề thi Lịch sử năm nay thực sự đã đổi mới.
Những năm trước, việc ra đề thi Lịch sử cả trắc nghiệm và tự luận đều kiểm tra năng lực ghi nhớ, nhận biết kiến thức kiểu học thuộc. Đó chỉ là cấu phần thấp đánh giá năng lực lịch sử.
Đề thi năm nay đã bắt đầu tiệm cận theo hướng đánh giá năng lực, có 4 cấp độ ghi nhớ, thông hiểu, nhận biết và vận dụng. Cách ra đề thi này hoàn toàn khoa học, từ phạm vi ra đề thi đến nội dung, kiến thức và có ưu việt rất ít câu hỏi mang tính đánh đố hoặc hỏi sự kiện ngày tháng, gây phản cảm như mọi năm.
Đề thi năm nay có những câu hỏi trực diện nhưng có những câu hỏi theo kỹ thuật "gây nhiễu" để đánh giá học sinh ở mức nhạy bén, sâu sắc. Có thể điều này được đưa vào kỹ thuật ra đề và chỉ những em có kiến thức suy luận tốt mới làm được còn những em chưa được làm quen sẽ không nhận ra.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, đề thi như thế hoàn toàn đúng đắn, khoa học và đủ độ tin cậy về chuẩn mực ra đề chứ không có sai sót gì khiến cho kết quả bài làm của thí sinh thấp.
Duy chỉ có một điều tôi thấy Ban ra đề cần rút kinh nghiệm là năm nay đề thi khá dài. Chẳng hạn ở 10 câu hỏi nâng cao, tôi tính ra chỉ có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Các em hầu như không có thời gian suy nghĩ.
Vì thế tôi nghĩ nên chăng, cần phải rút kinh nghiệm để sang năm cần trau chuốt câu hỏi khoa học hơn và không nhất thiết phải dài đến thế. Làm sao ra đề có độ dài vừa phải nhưng vẫn đầy đủ.
Năm nay số lượng thí sinh đăng kí tự chọn môn Lịch sử khá cao nhưng điểm thi lại thấp. Phải chăng do thí sinh đăng kí tổ hợp nhưng chỉ chú trọng môn xét tuyển và bỏ qua môn Lịch sử?
Theo tôi, cũng có thể các em chọn tổ hợp thi nhưng ngành tuyển sinh không có môn Sử hoặc các em có thể có học nhưng điểm thi không cao.
Ngoài ra, cũng có thể do cách dạy học chưa đổi mới nhưng đã thay đổi cách thi nên các em chưa bắt kịp.
Mặc dù vậy, tôi cho rằng cần phải thay đổi cách ra đề theo hướng mới này để "kích hoạt" và không thể quay lại cách thi cũ vì không thể giữa những con công lại lẫn vào các con vẹt học thuộc.
Một điểm nữa là môn Lịch sử hầu hết các em chọn chỉ để xét tốt nghiệp. Tôi biết nhiều em có tâm lý chỉ cần 2-3 điểm môn này là được xét tốt nghiệp rồi nên các em không tập trung học.
Các năm trước, học sinh với tâm lý coi đây là môn học thuộc, có thể ăn may nhờ trúng tủ nên ngày càng nhiều em chọn môn này. Tuy nhiên đề thi năm nay phân hóa rõ hơn, không phải cứ học thuộc là làm được nên kết quả cũng có biểu hiện thấp hơn đáng kể.
Cần phải thay đổi cách ra đề theo hướng mới này để "kích hoạt" và không thể quay lại cách thi cũ. (ảnh minh họa)
"Nỗi đau của ngành nhưng là điều... đáng mừng"
Ông thấy đề thi Lịch sử trên đây và cách dạy học bộ môn này hiện nay có "vênh" nhau? Nên chăng năm tới đây, đề thi cần quay lại như cũ khi chương trình học mới chưa được áp dụng?
Đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực như năm nay, giúp lộ ra những điểm yếu trong cách dạy và học môn học này.
Mặc dù rất buồn vì kết quả này nhưng cũng phải nhìn nhận đó là thực tế có ích để chúng ta thay đổi tích cực hơn chứ không phải để "vùi dập" môn học này.
Theo tôi, nguyên nhân khiến điểm thi Lịch sử thấp một phần do cách thức giáo dục sai lầm, vẫn đang tiếp cận nội dung chưa sang tiếp cận năng lực, nặng về ghi nhớ kiến thức.
Chúng ta dạy Lịch sử từ Hai Bà Trưng đến chiến thắng Nguyên Mông nhưng không dạy các em biết học Lịch sử để làm gì. Trong khi cách ngành nghề từ phim ảnh, thời trang, du lịch... đều dựa trên kiến thức lịch sử rất nhiều nhưng khi tuyển sinh lại không có môn Lịch sử.
Do đó nên chăng, sau này phải thay đổi cách thức tuyển sinh các trường nghề, các trường ĐH- CĐ phải có môn Lịch Sử để các em lựa chọn và học nghiêm túc chứ không phải thay đổi ở cách thức ra đề nữa.
Là Chủ biên Chương trình Lịch sử mới, theo ông, với đề thi Lịch sử năm nay, cần nhanh chóng thay đổi cách dạy và học Lịch sử?
Đề thi này cho thấy cần phải thay đổi cách học và dạy môn Lịch sử nhưng không được nóng vội mà phải khoa học và đảm bảo lộ trình.
Đề thi năm nay đã có tiệm cận rất tốt với chương trình phổ thông mới của môn Lịch sử. Mặc dù chưa hoàn hảo và chưa thể thay đổi 100% nhưng đấy đã là một cách tiếp cận rất khoa học và đúng đắn.
Hiện chúng tôi đã xây dựng và đang hoàn thiện chương trình môn Lịch sử theo hướng đây đúng là môn khoa học, giống như bất kỳ môn khoa học khác chứ không phải môn học nhồi nhét kiến thức, nặng tính tuyên truyền.
Cái thứ hai, chúng ta phải nói cho con em chúng ta biết học Lịch sử sẽ mang lại lợi ích gì cho cuộc sống chúng em, làm nghề gì thì cần tới hiểu biết, năng lực về lịch sử. Thực tế có rất nhiều nghề cần sự hiểu biết về lịch sử và phải coi năng lực lịch sử là năng lực bắt buộc; càng hội nhập càng cần phải hiểu biết rõ về lịch sử, về văn hóa của đất nước mình.
Tôi cho rằng khi đã làm rõ được những vấn đề đó, khi đã thực hiện chương trình môn Lịch sử theo đúng hướng thì đề thi chắc chắn sẽ yêu cầu cao hơn năm nay chứ không chỉ dừng lại ở mức độ này nhưng chắc chắn học sinh lúc đó sẽ làm tốt, điểm sẽ cao chứ không thấp như bây giờ, khi chúng ta mới làm quen.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mỹ Hà (thực hiện)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Bài học về sự thất bại Gần 12h trưa, chuông điện thoại nhà tôi đổ dồn. Đầu dây bên kia chị dâu tôi thảng thốt cho biết cháu tôi đã bỏ nhà đi từ sáng. Cháu buồn vì có nguy cơ bị rớt đại học. Cả nhà được phen náo loạn vì thằng cháu đích tôn này... Cháu tôi là đứa trẻ rất chăm ngoan. Cháu học khá ở...