Biến tướng quy định đưa tiếng Anh vào trường tiểu học
Kính gửi Tòa soạn! Tất cả các ví dụ và bình luận ở trên đều nhắc đến vấn nạn trong giáo dục hiện nay ở nhiều khía cạnh khác nhau khi mùa nhập học bắt đầu. Sau đây, tôi sẽ kể về một ví dụ khác, một hiện tượng mới nảy sinh.
(Ảnh minh họa) Một tiết học tiếng Anh ở Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 – TPHCM (ảnh: Tấn Thạnh, nguồn: Người Lao động)
Đó là biến tướng chính sách của Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa tiếng Anh vào dạy cho HS lớp 3 trở lên trong các trường tiểu học. Biến tướng đó lại gây thêm nhiều khổ cực cho học sinh tiểu học ở Hà Nội những ngày này.
Qua quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội hiện nay đều “liên kết” chính thức hoặc không chính thức với các trung tâm ngoại ngữ “gọi là” có yếu tố nước ngoài để… làm khổ học sinh và thu tiền không chính đáng.
Theo đó, lợi dụng chính sách tăng cường ngoại ngữ cho học sinh tiểu học, hiệu trưởng một số trường tiểu học đã đưa ra nhiều chính sách “bắt ép” tính tự nguyện của học sinh và phụ huynh tham gia cái gọi là “Chương trình tiếng Anh tăng cường”. Thực chất của chương trình là mỗi tuần học sinh được học thêm 1 hoặc 2 tiết tiếng Anh do “giáo viên nước ngoài” (mà theo tôi được biết là không ai kiểm tra chất lượng giáo viên) đứng lớp, với sự chuyển tải bằng tiếng Việt của giáo viên tiếng Anh tiểu học của chính trường đó (những người theo đánh giá của Bộ Giáo dục – Đào tạo là “hiếm khi đạt chuẩn”).
Thực tế, cách thức tổ chức như vừa nêu không thể “tăng cường” khả năng tiếng Anh cho trẻ do trẻ nói tiếng Việt với giáo viên người Việt, từ đó giáo viên người Việt lại nói tiếng Anh… không chuẩn với giáo viên nước ngoài. Nhưng cái ĐƯỢC ở đây đối với các trường và đặc biệt là với Hiệu trưởng là: tăng nguồn thu đáng kể. Mỗi học sinh tham gia chương trình tiếng Anh tăng cường bị buộc phải nộp học phí tăng thêm ít nhất 900.000 đồng cho một học kỳ. Vậy nếu tính mỗi lớp khoảng 50 học sinh, mỗi kỳ nhà trường có thể thu thêm được 45.000.000 đồng/lớp.
Cứ tính như vậy, mỗi khối 6 -7 lớp, mỗi năm nhà trường thu thêm được hàng tỉ đồng. Dù rằng số tiền này phải chia phần cho các giáo viên ngoại ngữ, nhưng số còn lại chẳng biết các trường chi tiêu ra sao?
Điều đáng nói ở đây là chương trình được thực hiện không theo hướng “tự nguyện” thật sự, mà họ có đủ chiêu thức để bắt buộc học sinh phải tham gia. Thông thường, hiệu trưởng các trường triển khai bằng hai cách phổ biến sau: Một là giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm các lớp. Hai là tuyển sinh thông qua áp lực với Ban phụ huynh (mọi người đều biết Ban Phụ huynh hoạt động vì cái gì rồi). Theo đó, giáo viên chủ nhiệm “doạ” học sinh bằng hai cách:
Video đang HOT
(1) Em nào không tham gia tiếng Anh tăng cường có nguy cơ phải đứng ở sân trường khi các bạn cùng lớp học tiết tăng cường
(2) Em nào không tham gia chương trình tiếng Anh tăng cường sẽ có nguy cơ bị chuyển sang lớp khác – cái lớp dành cho con em những… phụ huynh “cứng đầu”.
Ở đây, chuẩn mực giáo dục ở bậc tiểu học không còn được tôn trọng khi việc xếp lớp và triển khai chương trình đào tạo lấy yếu tố lợi ích của hiệu trưởng và những người liên quan làm trọng, thay vì lấy lợi ích và sự trưởng thành về trí lực và thể lực của học sinh làm đầu.
Chắc chắn rằng, với các vị phụ huynh, nghe tuyên bố của giáo viên chủ nhiệm như trên, không ai lại nỡ “đày đoạ” con bằng cách dám không tham gia chương trình tăng cường. Mặc dù hầu như ai cũng biết chắc rằng, cái chương trình tăng cường kia sẽ không thể bổ sung thêm kiến thức cho con em mình.
Như nhiều người đã lên tiếng, rõ ràng giờ đây chuẩn giá trị đối với nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo đã dị biến. Vậy thì phụ huynh tin tưởng sao được vào ngành giáo dục, học sinh trưởng thành sao được với cách giáo dục “suy tàn” đến thế, thưa các thầy, các cô?
Không tin, xin mời quý vị về thăm một vài trường tiểu học ở quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ rõ.
Nguyễn Sơn
Theo dân trí
Đem trẻ làm thí nghiệm
Giảng dạy tự phát tiếng Anh ở bậc mầm non, nếu không có chương trình và giảng dạy một cách khoa học sẽ phản tác dụng.
Lấy lý do xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, nhiều trường mầm non (MN) tại TPHCM đã đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy dưới các hình thức ngoại khóa và học năng khiếu.
Tuy nhiên, với hình thức giảng dạy tự phát (do các trường tự hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ) cùng với giáo trình và giáo viên (GV) chưa có chuẩn mực cụ thể, nhiều phụ huynh không biết việc học như vậy có hiệu quả, nhất là khi trẻ quá nhỏ.
Thí điểm 2 tháng rồi thôi
Tháng 10/2011, Sở GD-ĐT TPHCM đồng ý cho Công ty TNHH Dịch vụ giáo dục Poly (Hàn Quốc) đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy thí điểm tại 4 trường MN, gồm: Trường MN TP, Trường MN Bé Ngoan (quận 1), Trường MN Tuổi Thơ 7 (quận 3) và Trường MN Vàng Anh (quận 5), trong đó mỗi trường chọn ngẫu nhiên 30 đến 40 trẻ chia làm 2 lớp gồm tiếng Anh lớp chồi và tiếng Anh lớp lá.
Đại diện phía Poly cho biết sau 2 tháng dạy thí điểm (cuối tháng 12/2011), dựa trên những đóng góp từ phía GV và hội đồng chuyên môn của các trường, họ sẽ đưa chương trình về chỉnh sửa cho phù hợp và nhân rộng ra nhiều trường tại TPHCM. Tuy nhiên, thực tế phía Poly chỉ thí điểm 2 tháng rồi thôi khiến nhiều phụ huynh hoang mang.
Chị H.M, phụ huynh có trẻ học tại một trường tổ chức dạy thí điểm, cho biết: "Nghe giới thiệu về chương trình, tôi rất hào hứng vì có cơ hội để cháu làm quen với tiếng Anh nhưng băn khoăn không biết chương trình đã được thẩm định chưa và vì sao chỉ thí điểm 2 tháng rồi thôi luôn? Làm như vậy không khác gì mang trẻ làm thí nghiệm, thất bại rồi phủi tay. Hiện tôi chẳng biết phải cho trẻ học tiếp theo chương trình nào. Nếu học chương trình khác, liệu có mâu thuẫn với chương trình của Poly?".
Ở bậc mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trong ảnh: Một lớp học tại Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 (quận 3 - TPHCM). (Ảnh: Tấn Thạnh)
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục MN, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: "Qua những buổi dự giờ, chúng tôi thấy chương trình của Poly là được, thật ra họ tôn trọng mình nên mới thông qua sở, nếu họ không thông qua mà tự hợp đồng với trường thì chúng tôi cũng đành chịu vì đây không phải là chương trình chính quy. Lâu nay, các chương trình được áp dụng ở mỗi trường khác nhau nên sở không kiểm soát hết".
Từ trước, việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường MN vẫn theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Bà Đặng Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng Trường MN Măng Non 1 (quận 10), cho biết trường hợp đồng với CIC tổ chức dạy ngoại khóa, chủ yếu là để trẻ làm quen với mặt chữ, cách phát âm và các hoạt động vui chơi.
Về góc độ chuyên môn, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3, lý giải: "Việc chọn chương trình căn cứ vào việc trung tâm đó phải được cấp phép, GV phù hợp. Nếu thấy GV cứng nhắc quá thì chúng tôi đề nghị thay". Tuy nhiên, một lãnh đạo phòng GD-ĐT thừa nhận việc thẩm định chương trình và đánh giá hiệu quả dạy tiếng Anh ở các trường MN lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Lấy chương trình khác thí điểm
Về việc có nhân rộng thí điểm thêm nhiều trường và lấy chương trình nào để thí điểm dạy tiếng Anh, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết vẫn chưa có chỉ đạo nên chưa thể trả lời. Trong khi đó, thông tin từ các quận, huyện cho biết bắt đầu từ năm học này, sở đã tổ chức thí điểm chương trình tiếng Anh chung cho các quận, huyện và lấy chương trình Cambridge của Hội đồng Anh làm chương trình chính thức.
Một số quận, huyện chẳng hạn quận 3 sẽ lấy Trường MN Tuổi Thơ 7 làm thí điểm, quận 12 là trường MN Sơn Ca 6. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Thơ, nguyên hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 6, băn khoăn: "Nếu dạy ở lớp lá thì được, còn lứa tuổi nhỏ hơn thì sớm quá".
Đánh giá về chương trình này, bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết: "Tại quận 5, hiện đã có 3 trường đăng ký gồm Trường MN Họa Mi 2, Trường MN Họa Mi 3 và Trường MN Vàng Anh nhưng có thí điểm hay không vẫn phải chờ cuộc họp với các phụ huynh. Nếu phụ huynh đồng ý mới tổ chức.
Nếu thí điểm, thì lớp chỉ có 25 em, chủ yếu để trẻ làm quen với mặt chữ và vẫn theo hình thức học năng khiếu. Trước đây, chương trình của Cambridge của Hội đồng Anh đã áp dụng tại một số trường ở quận 5 như Trường Tiểu học Minh Đạo và THCS Hồng Bàng được phụ huynh khen là tốt, chương trình nhẹ nhàng, GV phát âm chuẩn nên chúng tôi yên tâm".
Quá sớmTheo TS Võ Văn Nam, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, dù với bất cứ lý do nào thì các chương trình dạy tiếng Anh của nước ngoài du nhập Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích kinh doanh hơn là giáo dục. Chưa kể việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy từ bậc MN là cách làm áp đặt, chương trình lại quá nặng. Không có cách tư duy, phát triển nào tốt nhất bằng việc trước hết phải dạy cho trẻ hiểu tiếng Việt thuần thục. Nếu ép trẻ học ngoại ngữ sớm trong khi tiếng mẹ đẻ còn chưa hiểu hết thì về lâu về dài, trẻ sẽ không suy nghĩ theo truyền thống văn hóa Việt. Nếu áp dụng cẩu thả, không những đứa trẻ sẽ mụ mị đi mà còn thui chột sự sáng tạo về sau. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng quan điểm rằng ở bậc MN thì vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua đó để trẻ phát triển và hình thành nhân cách. Ở lứa tuổi này, trẻ tiếp thu rất nhanh nhưng dạy sai thì sẽ phản tác dụng.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Teen hào hứng với "sổ liên lạc tin nhắn" Thay vì phải báo cáo với bố mẹ thường xuyên về tình hình học tập, cũng như các hoạt động ở trường, "sổ liên lạc tin nhắn" sẽ thay các teen làm việc đó. Đầu năm học mới, khi được cô chủ nhiệm thông báo sẽ triển khai "sổ liên lạc tin nhắn" để giúp phụ huynh nắm vững hơn tình hình học...