Biến tranh bé vẽ thành tranh thêu áp vải
Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể biến tranh bé tự vẽ thành một bức tranh thêu áp vải với đường may và chất liệu vải sinh động, đáng yêu!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
– Vải nhiều màu khác nhau, có thể tận dụng vải vụn
- Kéo, kim, chỉ nhiều màu
- Có thể thêm vài phụ liệu khác như cườm, cúc, ruy băng,…
Bước 1:
Chọn một bức vẽ đáng yêu của bé hoặc một bức vẽ mà bạn và bé cùng vẽ theo trí tưởng tượng của bé.
Chụp lại bức vẽ làm hình mẫu và in thêm một bản nữa cỡ to hơn, to bằng bức tranh vải mà bạn muốn làm. Bức vẽ in cỡ to sẽ dùng làm mẫu giấy.
Bước 2:
Cắt mẫu giấy, áp lên vải để cắt theo. Để màu vải phù hợp với chi tiết hình vẽ, bạn nên cắt từng hình ảnh nhỏ rồi ghim lại gần nhau để khỏi lẫn vải.
Video đang HOT
Bước 3:
Sắp xếp các hình vải đã cắt theo đúng bố cục của hình mẫu, có thể thêm phụ liệu thay thế cho những nét nhỏ, ví dụ hình tròn nhỏ được thế bằng chiếc cúc. Ghim ổn định vị trí các hình đã sắp xếp. Bạn có thể khâu lược thay cho ghim kim.
Bước 4:
Gập mép vải (gập thật nhỏ) và là hoặc miết tay cho chết nếp vải rồi may vào sát mép nếp gập. Bạn có thể dùng mũi khâu thường. Các mảng lớn được may trước, chi tiết trang trí nhỏ được khâu sau.
Bước 5:
Khi bức tranh vải đã hoàn thành, bạn có thể sử dụng tấm vải đó ứng dụng may đồ, như may vỏ gối chẳng hạn. Cách may vỏ gối cơ bản đã được giới trong bài Tự may vỏ gối với cách tra khóa kéo đơn giản nhất.
Vậy là bạn đã biến những nét vẽ thơ ngây của bé thành một bức tranh thêu áp vải sinh động và dễ thương rồi đấy bạn có thể dùng nó làm tranh treo tường hay dùng may đồ đều đẹp, chẳng hạn như may vỏ chăn, vỏ gối cho bé:
Hình ảnh to hơn, nhiều màu sắc hơn, chất liệu mềm mại và thân thiện, lại đúng với trí tưởng tượng của bé, hẳn là bé sẽ rất thích:
Chúc các bạn thành công nhé!
Theo MASK
Cô gái không tay vẫn thêu tranh tài tình
Một cô gái trẻ người Trung Quốc đã bị mất hết 2 bàn tay sau một vụ tai nạn vẫn làm không ít người thán phục với tài năng thêu điêu luyện.
Peng Jiangya, 24 tuổi, đã bị mất cả 2 bàn tay khi cô bị ngã vào một bếp lửa đỏ rực khi còn là một đứa trẻ. Gia đình quá nghèo nên đã không đủ tiền để phẫu thuật tái thiết bàn tay cho cô nên đành phải chấp nhận mất đi 2 bàn tay.
Cô Peng, sống ở một ngôi làng ở trên cao nguyên Vân Nam - Quý Châu của người dân tộc Choang, vẫn không từ bỏ sở thích thêu sau vụ tai nạn và vẫn tiếp tục theo học nghề thêu với 2 cánh tay không có ngón.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi đã không thể giữ nổi đôi đũa. Cha mẹ tôi đã phải dạy cho tôi một thời gian dài. Đó thực sự là một thời gian khó khăn, nhưng tôi đã vượt qua được nó. Từ đó, tôi nhận ra rằng mình sẽ phải rất nỗ lực để thực hiện những gì muốn làm".
Một bức tranh thêu đẹp mắt của Peng
Khi còn nhỏ, cô thường xuyên nhìn thấy những mẫu thêu và trở nên thích thú và quyết tâm học để tự tạo nên những mẫu thêu cho riêng mình. Cô đã sử dụng 2 cánh tay để giữ kim và chỉ. Sau một thời gian dài thực hành liên tục, cô đã được một tốc độ thêu nhanh hơn cả so với những nghệ sĩ thêu bình thường.
Những tác phẩm của Peng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý của các khách du lịch đếm tham quan tại khu vực cao nguyên Vân Nam - Quý Châu.
"Tôi hy vọng trong tương lai sẽ tập hợp được một vài người khác để cùng tôi thêu nên những cảnh đẹp của quê hương, như một món quà lưu niệm để dành tặng cho các khách du lịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ kiếm thêm được nhiều thu nhập hơn" - Peng chia sẻ.
Video Peng trổ tài thêu của mình:
Huy Phạm
Theo dân trí
Tranh thêu ấn tượng như tranh vẽ Với những đường thêu điêu luyện, nghệ nhân Daniel Kornrumpf đã tạo ra những tác phẩm thêu trông không khác gì các bức tranh vẽ. Kích cỡ của các bức thêu này cũng thật đáng kinh ngạc vì chúng rất lớn và vì thế trông chúng giống như các bức tranh khổ lớn, đáng ngạc nhiên hơn là chúng được tạo nên bởi...