Biến thể Omicron “trốn tránh” hệ miễn dịch tốt hơn Delta

Theo dõi VGT trên

Biến thể Omicron giỏi hơn trong việc phá vỡ khả năng miễn dịch của những người được tiêm chủng so với biến thể Delta – theo một nghiên cứu mà giới khoa học Đan Mạch vừa công bố, giúp giải thích tại sao biến thể mới này đang lây lan nhanh hơn.

Biến thể Omicron trốn tránh hệ miễn dịch tốt hơn Delta - Hình 1

Biến thể Omicron giỏi hơn trong việc phá vỡ khả năng miễn dịch của những người được tiêm chủng so với biến thể Delta

Kể từ khi phát hiện ra biến thể Omicron vào tháng 11/2021, các nhà khoa học đã chạy đua để tìm hiểu xem liệu nó có gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn hay không và tại sao nó lại có vẻ dễ lây lan hơn so với biến thể Delta thống trị trước đây.

Trên lý thuyết, virus có thể dễ lây truyền hơn do một số lý do, chẳng hạn như thời gian tồn tại trong không khí, khả năng bám vào tế bào hoặc trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Điều tra gần 12 nghìn hộ gia đình Đan Mạch vào giữa tháng 12/2021 – các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen, Cơ quan Thống kê Đan Mạch và Viện Huyết thanh Statens (SSI) – phát hiện ra rằng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 2,7 – 3,7 lần so với biến thể Delta trong số những người Đan Mạch được tiêm phòng. Và biến thể này chủ yếu lây lan nhanh hơn vì nó trốn tránh khả năng miễn dịch tốt hơn từ vaccine.

“Phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron chủ yếu có thể là do khả năng trốn tránh miễn dịch, chứ không phải là sự gia tăng khả năng lây truyền cơ bản vốn có” – các nhà nghiên cứu trên cho biết.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người được tiêm chủng nhắc lại ít có khả năng truyền virus hơn, bất kể là biến thể nào, so với những người không được chủng ngừa.

Được biết, 78% người Đan Mạch đã được tiêm phòng đầy đủ, trong khi gần 48% trong số đó đã được tiêm mũi “tăng cường” thứ ba.

Mặc dù dễ lây lan hơn, nhưng biến thể Omicron dường như ít gây ra bệnh nghiêm trọng hơn” – Giám đốc kỹ thuật của SSI Tyra Grove Krause cho biết.

Theo thống kê từ dữ liệu Đan Mạch, trong tổng số 93 người nhập viện do nhiễm COVID-19 từ Omicron vào cuối tháng 12, chưa đến 5 người đang được chăm sóc đặc biệt, dữ liệu của Đan Mạch cho thấy.

Ngày 4/1, Chủ tịch Viện Khoa học Nga Alexander Sergeyev nhận định rằng đại dịch COVID-19 hiện nay sẽ trở thành bệnh theo mùa, bắt đầu từ năm 2022. Ông Sergeyev cho rằng tình hình hiện nay có vẻ giống như những năm 1960, khi dịch cúm Hong Kong gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, với nhiều người mắc bệnh nặng.

Tuy nhiên, vaccine và thuốc điều trị đã “xuất hiện” đúng lúc và người dân thế giới đã chung sống với bệnh cúm trong 60 năm nay. Ông Sergeyev khẳng định phác đồ điều trị tốt, đáng tin cậy, dịch COVID-19 có thể sẽ bắt đầu giống như bệnh cúm thông thường ngay trong năm 2022.

Đề cập đến tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 tại Nga tương đối cao, ông Sergeyev cho biết nguyên nhân là do tỷ lệ người dân tiêm chủng thấp và hầu hết những người tử vong đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3?

Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc Nhà nước không nên ôm hết việc tiêm tất cả các mũi vắc xin cho người dân, nhất là khi Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn rút ngắn mũi tiêm tăng cường từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 1

Người trên 50 tuổi, có bệnh nền ở TP.HCM được tiêm mũi bổ sung tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng, quận 11 chiều 22-12 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có nên xã hội hóa tiêm vắc xin sau khi người dân đã tiêm đủ các mũi cơ bản? Đó là vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra và cho rằng nếu áp dụng, Nhà nước giảm được gánh nặng, doanh nghiệp có cơ hội tham gia và người dân chủ động lựa chọn dịch vụ mà mình mong muốn.

Video đang HOT

Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến về vấn đề trên.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM): Ai có nhu cầu, có thể tiêm dịch vụ

Việc bảo hộ và bắt buộc người dân tiêm chủng đủ các mũi cơ bản là điều cần thiết nhằm tạo cơ chế miễn dịch cộng đồng, đồng thời giúp hệ thống y tế có đủ dữ liệu đánh giá về dịch tễ, giám sát quản lý người dân trong một số thủ tục cần thiết (thẻ xanh vắc xin, hệ thống tiêm chủng...).

Còn sau các mũi cơ bản, các mũi tăng cường (tức nhắc và bổ sung) nên chăng cần áp dụng sớm hình thức xã hội hóa, bởi nhu cầu của mỗi người dân khác nhau; chưa kể một số trường hợp còn mong muốn tiêm lại từ đầu (đặc thù riêng của từng loại vắc xin).

Do đó Nhà nước nên có cơ chế để người dân tự lựa chọn, quyết định. Việc của cơ quan chuyên môn là đưa ra các quy định, quy trình hướng dẫn, các cơ chế giám sát chặt về mặt chất lượng cũng như giá cả các loại vắc xin. Có cung ắt có cầu, các hệ thống tiêm chủng dịch vụ ở Việt Nam hiện nay nhìn chung đều có đủ năng lực chuyên môn và trang bị cơ sở vật chất khá tốt, do đó sẽ hoàn toàn đảm đương được nhiệm vụ này nếu áp dụng.

Nhà nước đang nỗ lực phân bổ vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, các nhóm nguy cơ với mục tiêu dần bao phủ cho cộng đồng. Và như vậy việc xã hội hóa là cần thiết, các doanh nghiệp phụ thêm một tay để thúc đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin càng sớm càng tốt.

Hiện nhiều nước đã áp dụng hình thức này, nhà nước không còn bao cấp trong việc mua và tiêm chủng vắc xin. Việc nước ta chưa áp dụng có thể do tâm lý lo sợ mất công bằng trong sử dụng vắc xin. Nhưng việc phải "xếp hàng" chờ phát phiếu, kiểm tra từng đối tượng tiêm trong bối cảnh này không còn phù hợp. Theo tôi, ai có nhu cầu có thể tiêm dịch vụ. Từ đó giành quyền ưu tiên để phục vụ người dân có điều kiện khó khăn, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

PGS.TS Nguyễn Duy Phong (phó khoa y tế công cộng - ĐH Y dược TP.HCM): Cần cơ chế quản lý chặt chẽ

Theo tôi được biết các cơ quan, ban ngành cũng đang xem xét đến vấn đề xã hội hóa công tác tiêm chủng trong thời gian tới. Vấn đề chưa áp dụng cũng là bởi các cơ quan chuyên môn đang tìm các giải pháp đủ chặt chẽ để có thể giám sát khi áp dụng.

Tôi cho rằng vấn đề này không còn nằm ở khía cạnh chuyên môn khoa học, mà ở góc độ chính sách quản lý nhà nước. Nếu là một loại vắc xin cúm thông thường thì không thành vấn đề, nhưng với vắc xin phòng COVID-19 vốn là mặt hàng đặc biệt, do đó việc xã hội hóa tiêm chủng trong giai đoạn này cần phải được cân nhắc cả hai mặt.

Có thể người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với vắc xin theo ý muốn, nhưng đổi lại Nhà nước lại khó kiểm soát về mặt giá cả. Vì vậy, trước mắt mục tiêu vẫn hướng đến là tăng độ bao phủ các mũi tiêm để ngăn chặn dịch. Khi nhu cầu không còn quá cấp thiết, theo tôi, việc xã hội hóa là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên nếu áp dụng cần có một cơ chế và hành lang pháp lý để giám sát về chất lượng, giá cả vắc xin.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 2

Người dân được tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11) chiều 22-12 - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS.BS Nguyễn Trung Hòa (giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp): Chỉ nên áp dụng khi virus SARS-CoV-2 như cúm mùa

Từ đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19 đến nay, mọi công tác phòng chống dịch đều do Nhà nước lo và việc này cần tiếp tục được sự can thiệp tối đa của Nhà nước.

Tại sao như thế? Bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến sắp tới còn khó lường, nếu áp dụng xã hội hóa tiêm vắc xin sau các liều cơ bản sẽ lợi bất cập hại. Thực tế không phải ai cũng có ý thức tự giác tiêm chủng đầy đủ, nhiều lúc mời gọi người dân đi tiêm vẫn chưa xong.

Việc "mạnh ai người nấy tiêm" trong giai đoạn này, theo tôi khá khó khăn, có thể dẫn đến hệ lụy quản không nổi đối tượng tiêm chủng. Chưa kể khi các doanh nghiệp "nhảy" vào nhập khẩu đủ loại vắc xin với đủ nguồn cung ứng, việc kiểm định chất lượng, giá cả, độc quyền... là cả một vấn đề rối rắm.

Tất nhiên, xã hội hóa tiêm chủng sẽ làm giảm tải cho hệ thống y tế cơ sở khi phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhưng chỉ nên áp dụng khi đại dịch thoái trào và virus SARS-CoV-2 trở thành một loại bệnh như cúm mùa và khi mọi người dân tự ý thức về trách nhiệm phòng vệ sức khỏe cho chính bản thân, cộng đồng.

Không chỉ xã hội hóa, việc nghiên cứu sản xuất ra loại vắc xin cũng cần tiện lợi hóa. Thay vì tổ chức lực lượng tiêm chủng hùng hậu với trang bị bảo hộ, quy trình trước - trong - sau tiêm rối rắm, rất cần các loại vắc xin (dạng xịt hoặc bằng miếng dán một số nước đang áp dụng) để bất kể người dân nào cũng có thể thực hiện được đơn giản.

Chị Mai Thị Thu Hà (nhân viên văn phòng, ngụ quận Tân Bình): Nếu có dịch vụ, nhiều người sẽ lựa chọn

Tôi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản gần 5 tháng nay và cũng đang rất băn khoăn lúc nào mới có thể được tiêm mũi 3. Bởi theo dõi thông tin về kế hoạch tiêm chủng, thấy tiêm cho người 18 tuổi trở lên nhưng lại ưu tiên cho người thuộc nhóm nguy cơ và các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Tôi có tìm hiểu và biết được tùy cơ địa, loại vắc xin, chỉ sau một thời gian kháng thể chống lại virus có thể sẽ giảm dần. Thậm chí đã có nhiều trường hợp tiêm đủ mũi vẫn trở nặng, tử vong khi không may mắc bệnh. Xung quanh tôi nhiều bạn bè, người thân cũng đang rất nóng lòng chờ ngày được tiêm nhắc để cơ thể đủ sức đối phó nếu biến chủng Omicron xâm nhập.

Nóng lòng nhưng cũng chỉ biết chờ đợi đến lượt, không còn cách nào khác. Và nếu có tiêm dịch vụ như các loại vắc xin khác, tôi tin không phải riêng mình mà nhiều người sẽ lựa chọn vì sự an toàn cho chính bản thân mình. Tất nhiên việc tiêm chủng dịch vụ nếu áp dụng sẽ rất tốt cho người có nhu cầu. Tuy vậy, việc xã hội hóa tiêm chủng cũng cần phải được sự giám sát bởi cơ quan quản lý về chất lượng và giá cả, tránh tình trạng độc quyền, "đục nước béo cò" trong lúc dịch bệnh.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 3

TP Long Xuyên, An Giang đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin bổ sung cho người 50 tuổi trở lên - Ảnh: MINH KHANG

Một chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng: Tiêm dịch vụ không ảnh hưởng đến tiêm miễn phí

Sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đủ hai liều cơ bản, các mũi tiêm nhắc hoặc bổ sung nên để người dân và doanh nghiệp tự túc. Bởi có nhiều người mong muốn tiêm sớm, tiêm loại vắc xin phù hợp và vào thời gian hợp lý, do còn phụ thuộc vào đặc thù công việc sản xuất kinh doanh.

Có người cho rằng khi xã hội hóa tiêm vắc xin dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng miễn phí của Nhà nước. Điều này hoàn toàn sai lầm, tiêm dịch vụ và miễn phí sẽ vận hành song song, còn lại tùy thuộc vào khả năng và các đòi hỏi về nhu cầu cần được đáp ứng của từng cá nhân, doanh nghiệp mà chọn hình thức tiêm chủng phù hợp. Và việc tiêm dịch vụ sẽ đóng vai trò bổ sung và giúp chiến dịch tiêm chủng của Nhà nước nhanh chóng về đích hơn.

Khi đại dịch rơi vào thời điểm căng thẳng như "thời chiến" phải chấp nhận việc tiêm chủng theo sự triển khai của Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay nếu không thúc đẩy việc xã hội hóa tiêm vắc xin dịch vụ có thể gây thiệt thòi cho người dân, cho xã hội và ngân sách nhà nước. Việc này xét về khía cạnh nào đó mang giá trị nhân văn, không bắt tất cả cùng khổ, ai có điều kiện và mong muốn được phục vụ tốt hơn cần phải được đáp ứng, song song với việc giám sát về giá và chất lượng từ phía cơ quan chuyên môn.

HOÀNG LỘC

TP.HCM sẽ lại bước vào "chiến dịch tiêm chủng"

Sau văn bản hướng dẫn từ Bộ Y tế, TP.HCM vừa cho áp dụng triển khai rút ngắn thời gian mũi tăng cường (nhắc, bổ sung) từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, kể từ ngày 21-12. Việc kế hoạch tiêm thay đổi, theo đại diện các trung tâm y tế, đã phát sinh số lượng người cần tiêm là cực lớn.

Theo tìm hiểu, trước đó TP.HCM xây dựng lộ trình tiêm mũi bổ sung và tiêm nhắc bắt đầu từ tháng 12-2021 đến tháng 6-2022. Nếu áp dụng thời gian như cũ (khoảng cách 6 tháng), TP.HCM sẽ cần trên 6,3 triệu liều vắc xin, sử dụng tiêm cho 7 đợt với các loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V. Trong đó AstraZeneca chiếm đa số, trên 3 triệu liều.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 4

Học sinh Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM trong ngày tiêm vắc xin Pfizer - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Nếu như rút ngắn thời gian tiêm vắc xin xuống còn 3 tháng, số lượng người cần tiêm và đợt tiêm trong các tháng tới của TP.HCM sẽ tăng lên khá nhiều, có thể sẽ như một chiến dịch tiêm chủng" - đại diện Sở Y tế TP.HCM nói. Ước tính khi rút ngắn thời gian tiêm, chỉ tính hết quý 1-2022 TP.HCM sẽ phải tiêm trên 5,7 triệu liều vắc xin các loại cho người dân.

Như tại quận Gò Vấp số người trên 50 tuổi cần phải tiêm trong cuối tháng 12 và tháng 1-2022 tăng lên khoảng 110.000 người, và tính trong quý 1-2021 toàn quận phải tiêm bổ sung, tiêm nhắc cho gần 400.000 người đủ điều kiện. "Việc thay đổi chính sách rút ngắn thời gian tiêm để đón đầu biến chủng Omicron là điều được mọi người mong đợi, chỉ nhân viên y tế phải cố gắng vì sẽ cực hơn trước đây" - TS.BS Nguyễn Trung Hòa, giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, nói.

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, hiện đơn vị đã có văn bản tham mưu UBND TP để điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng phù hợp. Người dân, các sở ban ngành và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn liên hệ trực tiếp với quận, huyện nơi đóng trụ sở để được lên danh sách tiêm chủng. "Mấy ngày nay các đơn vị và người dân gọi điện hỏi các trung tâm y tế địa phương rất nhiều về kế hoạch tiêm. Ngành y tế đã yêu cầu các đơn vị công khai số điện thoại cán bộ phụ trách để giải thích, hướng dẫn người dân" - vị đại diện này nói.

Tính đến ngày 22-12, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng trên 15 triệu liều vắc xin, trong đó mũi 1 gần 8 triệu liều, mũi 2 gần 7 triệu liều và mũi 3 trên 103.000 liều.

Đủ vắc xin tiêm mũi 3 cho 70 triệu người

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 5

Lô vắc xin 2 triệu liều Moderna Mỹ tặng Việt Nam được bốc dỡ tại sân bay Nội Bài tháng 7-2021- Ảnh: NAM TRẦN

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-12, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 181 triệu liều vắc xin từ các nguồn viện trợ, tài trợ, ngân sách và quỹ vắc xin mua.

Trong số này có 165 triệu liều đã được phân bổ cho các tỉnh thành, cơ sở tiêm chủng (141 triệu liều trong đó đã được sử dụng cho tiêm chủng). Hơn 15 triệu liều đang chờ giấy chứng nhận xuất xưởng để tiếp tục phân bổ cho cơ sở tiêm chủng. Từ nay đến hết tháng 12, dự kiến có thêm khoảng 20 triệu liều vắc xin về Việt Nam.

Với số lượng vắc xin chưa sử dụng và sắp về này, Bộ Y tế cho biết đã đủ vắc xin để sử dụng tiêm chủng mũi 3 cho 70 triệu người từ 12 tuổi trở lên. Như vậy, nguồn vắc xin sử dụng tiêm mũi 3 vẫn từ các nguồn tài trợ, viện trợ, ngân sách và quỹ vắc xin chi trả.

Tuy nhiên, bà Hồng cũng cho biết từ các mũi tiêm sau mũi 3 (mũi thứ 4), hiện ngành y tế chưa có kế hoạch về nguồn vắc xin cũng như cách thức tổ chức tiêm chủng. Và theo thông tin từ một chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ, dự kiến rất có thể từ sau mũi tiêm thứ 3 này trở đi, Việt Nam sẽ sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất trong nước.

Hiện có 3 loại vắc xin sản xuất trong nước đều đang ở chặng cuối của thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện (vắc xin Arct-154, Covivac), hoặc đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng (Nano Covax). "Khi đó người dân tiêm chủng COVID-19 có thể lựa chọn khi tiêm chủng, nếu chọn tiêm vắc xin nội chi phí tiêm chủng thấp hơn, tiêm vắc xin ngoại nhập chi phí sẽ cao hơn. Lúc ấy sẽ xã hội hóa tiêm chủng như các vắc xin theo nhu cầu hiện nay" - chuyên gia này cho biết.

Từ tháng 7-2021, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến đến hết năm 2021, toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Và có khả năng đến tháng 1-2022, trẻ 12-17 tuổi cũng sẽ tiêm xong 2 mũi cơ bản. Hiện các tỉnh thành như TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai... đã tiến hành tiêm chủng mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao.

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định với tiến độ tiêm chủng kể trên là khá nhanh so với các nước trong khu vực. Bởi giai đoạn tháng 7, 8 Việt Nam từng nằm trong nhóm có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 thấp trên thế giới. Thế nhưng tiến độ tiêm đã được đẩy nhanh hơn trong các tháng cuối năm 2021. Bộ Y tế cho biết tốc độ tiêm vắc xin của Việt Nam trong tháng 11 vừa qua chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Bộ Y tế cũng cho biết tỉ lệ bao phủ vắc xin/dân số của Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Campuchia và Brunei. Năm 2022, Việt Nam cũng có dự kiến tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi khi Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vắc xin cho nhóm tuổi này.

Năm 2022, VNVC được AstraZeneca cung cấp 25 triệu liều vắc xin thương mại

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, ngày 2-11 tại Edinburgh, Scotland, nhân dịp dự COP26 và thăm Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết giữa chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) Ngô Chí Dũng và ông Nitin Kapoor - chủ tịch kiêm tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam - cho hợp đồng thương mại mua hơn 25 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.

Hợp đồng mua 25 triệu liều vắc xin Covid-19 tiếp theo cho năm 2022 được VNVC đàm phán song phương với AstraZeneca và đi đến thành công. Đây được đánh giá là hợp đồng quan trọng, tiếp tục mang về cho Việt Nam nguồn vắc xin chất lượng cao với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu cấp bách về vắc xin cho người dân, đặc biệt bổ sung mũi tiêm nhắc lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào MỹÔng Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào Mỹ
20:10:28 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán hòa bình UkraineTổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán hòa bình Ukraine
18:58:49 11/02/2025
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ có thẩm quyền 'chiếm' GazaTổng thống Trump tuyên bố Mỹ có thẩm quyền 'chiếm' Gaza
13:20:37 12/02/2025
Ba phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao Mỹ về quyền Công dân theo nơi sinhBa phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao Mỹ về quyền Công dân theo nơi sinh
15:14:40 12/02/2025
Nhóm gây quỹ Đan Mạch đề xuất mua lại bang California của Mỹ với giá 1.000 tỷ USDNhóm gây quỹ Đan Mạch đề xuất mua lại bang California của Mỹ với giá 1.000 tỷ USD
14:34:36 11/02/2025
Muốn mua cả bãi rác để tìm ổ cứng chứa Bitcoin trị giá hơn 700 triệu USDMuốn mua cả bãi rác để tìm ổ cứng chứa Bitcoin trị giá hơn 700 triệu USD
07:28:26 13/02/2025
Nga đáp trả ông Trump về đánh thuế BRICS, xây dựng lá chắn tên lửaNga đáp trả ông Trump về đánh thuế BRICS, xây dựng lá chắn tên lửa
07:18:03 13/02/2025
Tổng thống Trump bình luận về khả năng 'phó tướng' Vance kế nhiệm mình năm 2028Tổng thống Trump bình luận về khả năng 'phó tướng' Vance kế nhiệm mình năm 2028
15:04:01 11/02/2025

Tin đang nóng

Cường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với SubeoCường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với Subeo
06:28:18 13/02/2025
Bạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngàoBạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngào
08:02:23 13/02/2025
Video: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc độngVideo: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc động
07:46:09 13/02/2025
"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện
06:34:10 13/02/2025
Động thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túyĐộng thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túy
06:12:17 13/02/2025
Giấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờGiấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờ
07:38:02 13/02/2025
Mỹ nhân Hàn gầy tong teo còn bị nghi thẩm mỹ thất bại, nhan sắc khiến hàng triệu người say đắm nay còn đâuMỹ nhân Hàn gầy tong teo còn bị nghi thẩm mỹ thất bại, nhan sắc khiến hàng triệu người say đắm nay còn đâu
05:58:19 13/02/2025
Người đàn ông bại trận thê thảm, bị cả làng nhạc biến thành trò đùa "muối mặt"Người đàn ông bại trận thê thảm, bị cả làng nhạc biến thành trò đùa "muối mặt"
05:58:55 13/02/2025

Tin mới nhất

Cảnh báo bùng phát sốt xuất huyết ở châu Mỹ

Cảnh báo bùng phát sốt xuất huyết ở châu Mỹ

10:02:00 13/02/2025
Năm 2024, khu vực châu Mỹ ghi nhận hơn 13 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 22.684 trường hợp được phân loại là nghiêm trọng (chiếm 0,17%) và 8.186 trường hợp tử vong, với tỷ lệ tử vong là 0,063%.
Campuchia bàn biện pháp giải quyết tác động từ dự án kênh đào Phù Nam-Techo

Campuchia bàn biện pháp giải quyết tác động từ dự án kênh đào Phù Nam-Techo

09:51:19 13/02/2025
Các quan chức cấp cao Campuchia đã tham dự một diễn đàn để thảo luận việc thực hiện những biện pháp giải quyết tác động trong giai đoạn 1 của dự án kênh đào Phù Nam-Techo tại tỉnh Kandal.
Nguy cơ lửa đạn Gaza bùng phát trở lại

Nguy cơ lửa đạn Gaza bùng phát trở lại

09:27:32 13/02/2025
Thông báo hoãn thả con tin từ phía Hamas đặt ra kịch bản thỏa thuận ngừng bắn Gaza đổ vỡ khi chưa hoàn tất giai đoạn 1.
Mỹ, Anh không ký tuyên bố hội nghị thượng đỉnh về AI

Mỹ, Anh không ký tuyên bố hội nghị thượng đỉnh về AI

09:23:03 13/02/2025
Reuters ngày 11.2 đưa tin Mỹ và Anh đã không ký thông cáo chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra ở Pháp.
Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

09:15:54 13/02/2025
Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2025).
Hamas phản pháo tối hậu thư của ông Trump

Hamas phản pháo tối hậu thư của ông Trump

09:12:25 13/02/2025
Hamas đã có phản ứng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10.2 đã đặt hạn chót là đến trưa 15.2, tất cả các con tin phải được thả từ Dải Gaza.
Trung Quốc phát hiện được chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ xa 2.000 km?

Trung Quốc phát hiện được chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ xa 2.000 km?

09:04:52 13/02/2025
Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố một khinh khí cầu tầng bình lưu được trang bị hệ thống phát hiện hồng ngoại tiên tiến có thể xác định máy bay tàng hình như F-35 từ khoảng cách gần 2.000 km.
Mỹ đã có ý định mua lại Greenland từ hơn 150 năm trước

Mỹ đã có ý định mua lại Greenland từ hơn 150 năm trước

09:01:05 13/02/2025
Trong hơn 150 năm qua, Mỹ đã nhiều lần quan tâm đến Greenland và đã có lần chính thức gửi đề nghị mua lại hòn đảo, theo History.
Ông Trump có thể thúc giục châu Âu mua vũ khí Mỹ cho Ukraine, Moscow cảnh báo

Ông Trump có thể thúc giục châu Âu mua vũ khí Mỹ cho Ukraine, Moscow cảnh báo

08:54:15 13/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch thúc đẩy các đồng minh châu Âu mua thêm vũ khí Mỹ cho Ukraine trước các cuộc đàm phán tiềm năng với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ bác bỏ nhiều tham vọng của chính quyền Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ bác bỏ nhiều tham vọng của chính quyền Ukraine

08:35:14 13/02/2025
Cuộc họp Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine lần này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine, cũng như sự điều chỉnh chiến lược của châu Âu trước những tín hiệu mới từ Washington.
Giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến Ukraine có thể diễn ra ở Nga

Giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến Ukraine có thể diễn ra ở Nga

08:32:56 13/02/2025
Một chỉ huy người Nga khác, người yêu cầu giấu tên, cho biết tổn thất cho một cuộc đối đầu sẽ rất lớn, cảnh đổ máu, thương vong là không thể tưởng tượng nổi .
Doanh nghiệp toàn cầu lao đao vì chính sách thuế quan của Mỹ

Doanh nghiệp toàn cầu lao đao vì chính sách thuế quan của Mỹ

08:26:31 13/02/2025
Tương tự, Aperam, nhà sản xuất thép của Pháp, cũng yêu cầu EU can thiệp để hạn chế việc nhập khẩu nếu thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm khiến các công ty nước ngoài chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường EU.

Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ Hòa Minzy lại như thế này

Chưa bao giờ Hòa Minzy lại như thế này

Sao việt

10:00:47 13/02/2025
Mới đây, Hòa Minzy gây chú ý khi xuất hiện tại một sự kiện giải trí. Giọng ca gốc Bắc Ninh chiếm spotlight vì mái tóc màu cam rực rỡ, phong cách thời trang năng động cá tính khác hẳn trước kia.
Cúm đang gia tăng, bỏ túi ngay những thực phẩm phòng bệnh cực tốt lại dễ tìm

Cúm đang gia tăng, bỏ túi ngay những thực phẩm phòng bệnh cực tốt lại dễ tìm

Sức khỏe

09:59:32 13/02/2025
Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây... là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch đ...
Quân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khác

Quân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khác

Tin nổi bật

09:46:28 13/02/2025
Trong 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin thất thiệt liên quan đến việc quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp bị tử vong.
Chưa hết hoa mận Mộc Châu, netizen đã rục rịch cho Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La: Gợi ý 3 lịch trình cho bạn lựa chọn

Chưa hết hoa mận Mộc Châu, netizen đã rục rịch cho Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La: Gợi ý 3 lịch trình cho bạn lựa chọn

Du lịch

09:35:55 13/02/2025
Ông hoàng spotlight đang gọi tên hoa mận Mộc Châu, nhưng chỉ ít lâu nữa hoa sẽ tàn để chờ ngày đơm quả và khi đó du khách đến Sơn La hẳn sẽ chú ý đến Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La.
Vụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động não

Vụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động não

Pháp luật

09:20:51 13/02/2025
Theo kết luận sơ bộ của Trung tâm pháp y Hà Nội xác định, anh Lê Xuân Hưng (nam shipper) bị tài xế ô tô Lexus đánh gây chấn động não.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 13/2: Nhân Mã tinh tế, Song Tử bốc đồng

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 13/2: Nhân Mã tinh tế, Song Tử bốc đồng

Trắc nghiệm

09:19:51 13/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 13/2 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới.
Đoạn clip lăng mạ học sinh của giáo viên bị rò rỉ, cha mẹ chết lặng trước những gì con phải trải qua

Đoạn clip lăng mạ học sinh của giáo viên bị rò rỉ, cha mẹ chết lặng trước những gì con phải trải qua

Netizen

09:10:50 13/02/2025
Trường học vốn được xem là môi trường an toàn nhất để trẻ em học tập và phát triển. Thế nhưng, đôi khi sự an toàn ấy lại bị phá vỡ,
Đi về miền có nắng - Tập 23: Thái bị chủ nợ truy lùng, tìm mẹ Vân cầu cứu

Đi về miền có nắng - Tập 23: Thái bị chủ nợ truy lùng, tìm mẹ Vân cầu cứu

Phim việt

09:06:25 13/02/2025
Thái nợ nần, bị chủ nợ kéo đến đòi và đánh. Thái hứa sẽ trả lại tiền vào ngày hôm sau. Thái đã tìm đến mẹ Vân để cậy nhờ sự giúp đỡ.
Thay đổi lớn nhất của tiểu thư Doãn Hải My sau 1 năm làm vợ Đoàn Văn Hậu: Giấu nhẹm ảnh bikini khoe body

Thay đổi lớn nhất của tiểu thư Doãn Hải My sau 1 năm làm vợ Đoàn Văn Hậu: Giấu nhẹm ảnh bikini khoe body

Sao thể thao

09:02:38 13/02/2025
Dân mạng phát hiện ra một thay đổi cực lớn của tiểu thư Doãn Hải My sau 1 năm làm vợ của hậu vệ số 1 ĐT Việt Nam.
Nóng: Nữ thần Naeun (Apink) bị tống tiền, cảnh sát vội vào cuộc điều tra

Nóng: Nữ thần Naeun (Apink) bị tống tiền, cảnh sát vội vào cuộc điều tra

Sao châu á

08:58:54 13/02/2025
Tối 12/2, tờ Osen đưa tin, nữ ca sĩ đình đám Naeun (cựu thành viên Apink) đã bị đối tượng xấu hack điện thoại và tống tiền.