Biến thể Omicron không gây mất khứu giác ở người mắc COVID-19
Chuyên gia về bệnh học của Viện nghiên cứu y tế thuộc Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Masita Arip cho biết người nhiễm biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác như ở người nhiễm biến thể Delta.
Bà khẳng định đây là một trong những khác biệt lớn về triệu chứng của người nhiễm biến thể Omicron và Delta.
Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có tên Omicron, trên một màn hình điện thoại thông minh. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Phát biểu trên chương trình truyền hình Ruang Bicara tối 15/2, bà Arip cho biết: “Biến thể Omicron cũng không gây sốt cao như biến thể Delta, trong khi đau đầu và buồn nôn là hai trong số các triệu chứng chủ yếu khi nhiễm Omicron”. Bà cũng cho biết thời gian xuất hiện các triệu chứng khi nhiễm Omicron là khoảng 5 ngày, ngắn hơn so với biến thể Delta. Bà khuyến nghị những người có triệu chứng sốt và đau đầu nên đượcc điều trị ngay lập tức.
Tiến sĩ Arip lưu ý rằng người dân cần chủ động điều trị ngay khi có triệu chứng, luôn đảm bảo cách ly và tiêm vaccine tăng cường nhằm tăng miễn dịch.
Trong một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Chemical Senses, số người thông báo có triệu chứng mất vị giác đã tăng nhanh trong 2 năm gần đây. Sự không hoạt động của vị giác được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mất vị giác hoàn toàn (ageusia), mất vị giác một phần (hypogeusia) và rối loạn vị giác (dysgeusia).
Mục đích của nghiên cứu trên là tìm hiểu xem việc xuất hiện tình trạng mất vị giác có đúng là triệu chứng của COVID-19 hay không. Nghi ngờ của họ xuất phát từ thực tế là hiện tượng mất vị giác hiếm khi xảy ra trước khi mắc COVID-19 và thường bị nhầm với mất khứu giác vì hai giác quan này có liên hệ mật thiết với nhau.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Cảm nhận hóa học Monell đã chứng minh rằng hiện tượng mất vị giác chính là triệu chứng khi nhiễm COVID-19 và tách biệt với mất khứu giác. Nghiên cứu đã xem mức độ mất vị giác ở các bệnh nhân COVID-19. Kết quả cũng cho thấy tuổi tác và giới tính ảnh hưởng đến mức độ mất vị giác. Người trung niên (36-50 tuổi) xuất hiện triệu chứng này nhiều nhất trong số các nhóm tuổi, và bệnh nhân nữ có nguy cơ mất vị giác cao hơn bệnh nhân nam. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh cần đưa nội dung kiểm tra vị giác vào danh mục khám bệnh tiêu chuẩn, ví dụ như trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ xác định được trường hợp mất vị giác là do COVID kéo dài, tuổi tác hay do tác dụng phụ của thuốc.
Nigeria đổ rác hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca quá hạn
Hôm 22.12, Nigeria hủy bỏ hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca, một tuần sau khi giới chức nước này thông báo số vắc xin trên đã quá hạn, theo Reuters hôm 23.12.
Nigeria xử lý vắc xin quá hạn tại bãi rác Gosa. Ảnh REUTERS
Nigeria đã hủy số vắc xin quá hạn tại một bãi rác gần thủ đô Abuja.
Bà Faisal Shuaib, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Chăm sóc Y tế Ban đầu Quốc gia, cho hay giới hữu trách quyết định hủy bỏ vắc xin vì người Nigeria cần có sự tin tưởng vào quy trình tiêm phòng của quốc gia.
"Chúng tôi phải giữ lời hứa minh bạch trước người dân. Việc hủy vắc xin hôm nay là cơ hội để dân Nigeria tin tưởng chương trình vắc xin của Nigeria", theo bà Shuaib.
Thông tin trên được công bố sau khi Hãng Reuters cho hay nước này tiếp nhận khoảng 1 triệu liều vắc xin đến từ châu Âu theo sáng kiến chia sẻ vắc xin Covax. Tuy nhiên, số vắc xin chỉ còn vài tuần trước khi quá hạn sử dụng.
Gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 hết hạn ở Nigeria
Nigeria là một trong những quốc gia châu Phi có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao. Hiện nước này xác nhận hơn 227.000 ca Covid-19 và gần 3.000 trường hợp tử vong.
Theo số liệu của Reuters, Nigeria mới tiêm phòng cho hơn 3% dân số.
Bên cạnh Nigeria, các nước châu Phi khác cũng lâm vào tình trạng tiếp nhận vắc xin gần hết hạn. Tháng 7, Tổ chức Y Tế Thế giới thông báo đã có 9 nước châu Phi hủy bỏ ít nhất 450.000 liều vắc xin không còn hạn sử dụng.
Bộ trưởng Y tế Nigeria, Osagie Ehanire, cho hay giờ đây nước này "sẽ lịch sự từ chối mọi nguồn viện trợ vắc xin chỉ còn hạn ngắn hoặc không thể vận chuyển đúng thời hạn cho phép sử dụng an toàn", theo Đài BBC.
Sau khi Malawi cũng hủy vắc xin quá hạn, Tổng thống Lazarus Chakwera hồi tháng 5 nói rõ nước này "không phải cái gì cũng chấp nhận", và từ chối biến Malawi thành "bãi rác".
Các nước phát triển, bao gồm Mỹ, đang cam kết đẩy nhanh nỗ lực viện trợ vắc xin phòng Covid-19 cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, số lượng được tiếp nhận trên thực tế hiện quá thấp so với kỳ vọng.
Tỉ lệ nhập viện vì Covid-19 ở Nam Phi giảm mạnh
Tính đến tháng 10, chương trình Covax chỉ chuyển giao 330 triệu liều so với kế hoạch 2 tỉ liều như dự định ban đầu, theo Stat News.
COVID-19 thế giới 23-12: Vài tuần nữa mới biết mức độ nguy hiểm của Omicron Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu đưa ra 2 dự báo quan trọng: cần 3-4 tuần để xác định mức độ nguy hiểm của Omicron và biến thể này sẽ thống trị lục địa già vào đầu năm 2022. Mỹ đã phê duyệt thuốc Paxlovid trị COVID-19 của Pfizer. Phía trước điểm xét nghiệm COVID-19 tại khu mua sắm...