Biến thể Ấn Độ né tránh hệ miễn dịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng biến thể B.1.617 Ấn Độ có đột biến kép, khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.
Làn sóng lây nhiễm và tử vong ở bang Gujarat, Ấn Độ, thời gian qua chủ yếu do biến thể B.1.617. Biến thể này mang đột biến kép là L452R và E484Q. Đột biến L452R từng xuất hiện trong biến chủng tại California, Mỹ. Đột biến E484Q tìm thấy trong chủng ở Nam Phi. Đột biến có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể với virus.
Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 10/5 cảnh báo: “B 1.617 là một ‘biến thể đáng lo ngại’ vì nó chứa một số đột biến làm tăng khả năng lây truyền và né tránh được kháng thể tạo ra bởi vaccine hoặc nhiễm bệnh tự nhiên”.
“Biến thể đáng lo ngại” là khái niệm chỉ biến thể nguy hiểm hơn chủng virus gốc vì lây lan nhanh, gây tử vong cao hơn hoặc có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine. Trước đó, WHO chỉ đưa B.1.617 vào nhóm “biến thể đáng quan tâm”.
Nghiên cứu đến nay cho thấy vaccine Covid-19 vẫn có tác dụng chống biến thể, song kém hiệu quả hơn. Theo giáo sư Ravi Gupta, Đại học Cambridge: “Có khả năng vaccine sẽ bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và tử vong, song không chống lại virus ở người có phản ứng miễn dịch kém”.
Video đang HOT
Biến thể B.1.617 được phát hiện lần đầu vào tháng 10 năm ngoái, là yếu tố khiến số ca nhiễm ở Ấn Độ tăng nhanh. Khoảng 40% ca mắc mới và 55% trường hợp tử vong liên quan đến biến thể này.
Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 8/5. Ảnh: AF
Ngày 28/4, Ugur Sahin, giám đốc công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức, đối tác phát triển với Pfizer, cho rằng vaccine hiệu quả với biến thể Ấn Độ. Ông cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, biến thể này có những đột biến đã thử nghiệm trước đó, vaccine có hiệu quả với chúng nên tôi hoàn toàn tin tưởng”.
Bà Swaminathan nhận định làn sóng Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ không chỉ bắt nguồn từ biến thể mới. Quốc gia đã mất cảnh giác, thả nổi cho các sự kiện tôn giáo đông đúc, những buổi biểu tình hàng trăm nghìn người.
“Ở một đất nước như Ấn Độ, virus có thể lây lan âm thầm trong nhiều tháng”, bà nói.
Ấn Độ đang cố gắng mở rộng quy mô tiêm chủng để kiềm chế đợt bùng phát. Swaminathan cảnh báo chỉ riêng vaccine không đủ kiểm soát tình hình. Quốc gia mới tiêm đủ hai liều cho khoảng 2% trong tổng số 1,3 tỷ dân.
“Sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm để đạt mức tiêm chủng bao phủ 70-80%”, bà nhận định.
Biến thể Ấn Độ được ghi nhận tại Việt Nam lần đầu hôm 30/4, với kết quả giải trình tự gene của nhân viên khách sạn ở Yên Bái. Nhân viên này lây nhiễm bởi nhóm chuyên gia Ấn Độ. Hôm 9/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene virus 8 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình. Kết quả cho thấy các bệnh nhân nhiễm biến thể từ Ấn Độ.
WHO và LHQ hoan nghênh những quyết sách của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Ngày 21/1, lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc đã hoan nghênh những quyết định vừa được tân Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố liên quan đến tư cách thành viên của Mỹ trong WHO và chính sách nhập cư.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO hoan nghênh quyết định của Mỹ tiếp tục là một thành viên của tổ chức này. Phát biểu trong cuộc họp của Ban chấp hành WHO, ông Ghebreyesus nói: "WHO là một gia đình bao gồm các quốc gia. Và tất cả chúng ta đều vui mừng khi Mỹ ở lại với gia đình này".
Trước đó cùng ngày, Cố vấn y tế hàng đầu của Chính phủ Mỹ Anthony Fauci tuyên bố Mỹ vẫn là thành viên của WHO và cảm ơn tổ chức này về việc lãnh đạo công tác ứng phó đại dịch toàn cầu COVID-19.
Liên quan đến chính sách đối với người di cư và tỵ nạn, theo phóng viên TTXVN tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antoino Guterres đã hoan nghênh "những bước đi tích cực" mà chính quyền mới của Mỹ công bố. Trong tuyên bố, TTK LHQ mong muốn được làm việc với chính quyền mới của Mỹ để tăng cường hợp tác đa phương nhằm hỗ trợ người di cư và người tỵ nạn. Ông Antonio Guterres cũng "hy vọng sẽ chứng kiến Mỹ tham gia Hiệp ước toàn cầu về di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên". TTK LHQ đánh giá sự hỗ trợ của Mỹ nhằm giải quyết các nhu cầu của người di cư và tỵ nạn là "rất mạnh mẽ và kiên định".
Về phần mình, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), ông Filippo Grandi chúc mừng tân Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ, đồng thời cam kết phối hợp với chính quyền mới của Mỹ để tăng cường hỗ trợ toàn cầu cho người tỵ nạn. Trong tuyên bố, ông Filippo Grandi cho rằng "là một người ủng hộ mạnh mẽ cho người tỵ nạn, ông Joe Biden đã có những cam kết quan trọng để khôi phục chương trình tái định cư cho người tỵ nạn Mỹ, và đảm bảo nhân quyền cũng như các giá trị nhân đạo là trung tâm của hệ thống tỵ nạn của Mỹ".
Một ngày trước đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ ra thông báo cho biết chính quyền mới của ông Biden sẽ ngừng một số quyết định trục xuất trong vòng 100 ngày tới nhằm đảm bảo "thực thi nhập cư hiệu quả và công bằng" và tập trung vào đảm bảo an ninh tại biên giới Mỹ - Mexico cũng như chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
WHO trấn an về chủng nCoV mới WHO nói chủng virus đột biến ở Anh là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus, không gây tử vong cao hơn các biến thể khác. "Chúng ta phải tìm ra sự cân bằng. Điều rất quan trọng là phải minh bạch, phải nói cho công chúng biết tình hình như thế nào, nhưng điều quan trọng khác là...